logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 6. Nghị luận xã hội (chi tiết)


Soạn văn 11: Viết bài làm văn số 6. Nghị luận xã hội

Đề số 1 ( trang 35 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

I. Mở bài:

Dẫn dắt và đề cập đến vấn đề xuất hiện ở đề bài.

II. Thân bài:

 1. Giải thích một vài từ khóa

- Vô cảm: thái độ thờ ơ, không có sự quan đến với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống của họ, trước mắt họ, miễn là không ảnh hưởng lợi ích cá nhân của họ là được.

- Bệnh vô cảm: là căn bệnh của đời sống tâm hồn. Những người sống với trái tim lạnh giá, không có cảm xúc trước bất cứ điều gì không liên quan đến bản thân, chỉ biết an toàn cho bản thân. 

2. Thực trạng hiện nay của bệnh vô cảm 

- Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm ở tất cả các độ tuổi.

- Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những người được sống cuộc sống đầy đủ, được gia đình chăm sóc, nâng niu nên không biết quan tâm, chia sẻ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi. 

- Nhiều học sinh có phản ứng tiêu cực như bỏ nhà đi, dọa dẫm tự tử… khi không được đáp ứng yêu cầu. 

- Biểu hiện:

+ Thờ ơ, mặc kệ khi chứng kiến người khác cần được giúp đỡ. 

+Châm chọc, khinh mặc những người không được may mắn như mình.

3. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

- Công nghệ phát triển quá nhanh, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.

- Cuộc sống quá đầy đủ, bố mẹ nuông chiều. 

- Do chính con người không rèn luyện, học tập những đức tính cần có. 

4. Hậu quả của bệnh vô cảm

- Ảnh hưởng đến tích cực đến sự phát triển nhân cách, trở thành tấm gương xấu cho thế hệ tiếp theo

- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh

- Bệnh vô cảm nếu không được phát hiện, giáo dục, không được chấn chỉnh sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức

5. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

- Bố mẹ nên dành thời gian quan tâm con cái, hiểu con hơn. 

III. Kết bài

Rút ra bài học cuộc sống cho bản thân.

Đề số 2 ( trang 35 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

I. Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề ở đề bài .

II. Thân bài:

- Giải thích khái niệm:

   + Bênh thành tích: Sự theo đuổi hư danh, chạy theo thành tích bên ngoài để được mọi người tôn trọng, công nhận nhưng không chú trọng vào việc rèn luyện và nâng cao năng lực bản thân để xứng đáng với những danh hiệu, thành tích đó.

- Thực trạng của bệnh thành tích trong xã hội nói chung và giáo dục nói riêng:

+ Tỉ lệ tốt nghiệp đầu ra của học sinh ở các trường cao ngất ngưởng nhưng số học sinh thực sự đủ năng lực tốt nghiệp cần nhìn nhận lại.

+ Điểm số trên giấy tờ và năng lực trong cuộc sống của học sinh đôi khi có sự chênh lệch rất lớn.

- Nguyên nhân:

   + Xã hội quá coi trọng bằng cấp

+ Ngại khó, lười nhác, muốn đạt thành tích nhưng không muốn cố gắn, không chịu phấn đấu.

+ Thích được người khác tôn trọng, trầm trồ thán phục, được ngưỡng mộ nhưng thực chất năng lực không hề tương xứng.

- Tác hại của bệnh thành tích

+ Con người bị ảo tưởng, tự cao về khả năng, không chịu phấn đấu, dễ thỏa mãn với chính mình.

+ Chất lượng nhân lực không cao, thậm chí bị giảm sút -> năng suất và hiệu quả công việc kém. 

+ Năng lực con người không theo kịp với bằng cấp, dễ tạo ra những sai sót lớn trong công việc, gây ra những hậu quả khó lường cho xã hội.

- Đề xuất các giải pháp phù hợp:

+ Tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong toàn xã hội về mức độ quan trọng của việc rèn luyện năng lực, học tập và tích lũy kiến thức và tác hại của bệnh thành tích.

+ Có những quy định, quy chế, biện pháp kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm minh đối với những cá nhân và tập thể vi phạm.

III. Kết bài

- Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận.

- Thông điệp gửi đến tất cả mọi người.

Đề số 3 ( trang 35 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

I. Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề ở đề bài .

II. Thân bài:

- Giải thích khái niệm: Thế nào là thiếu trung thực trong thi cử:

+ Không làm bài theo đúng năng lực thật của mình

+ Sử dụng tài liệu trong thi cử dưới nhiều hình thức như đem tài liệu vào phòng thi, quay cóp…

- Hiện trạng thiếu trung thực trong thi cử: Diễn ra càng nhiều và phổ biến ở các cấp học:

+ Các hình thức không trung thực trong thi cử: quay cóp, xem tài liệu, sử dụng vật dụng công nghệ cao để làm bài,… Không chỉ trong các cuộc thi mà cả trong những bài kiểm tra nhỏ (miệng, 15 phút…) hàng ngày cũng có  hiện tượng gian lận này.

+ Các hình thức gian lận, không trung thực trong thi cử ngày càng tinh vi hơn- Nguyên nhân dẫn đến thiếu trung thực trong thi cử: Bệnh thành tích, do lười nhác, do bố mẹ đặt quá nhiều kì vọng gây áp lực…

- Hậu quả của hành động thiếu trung thực trong thi cử:

+ Thiếu trung thực trong việc học tập sẽ dẫn đến thói quen thiếu trung thực trong cuộc đời sau này

+ Ảnh hưởng đến những thử thách thật sự trong cuộc sống mà không kể gian lận.

+ Con người thụ động, ỉ lại. 

III. Kết bài

Liên hệ bản thân và mở rộng.

Đề số 4 ( trang 35 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

I. Mở bài:

Dẫn dắt và nêu vấn đề.

II. Thân bài:

- Hiện trạng tham gia giao thông

+ ý thức tham gia giao thông rất đáng báo động

+ Số lượng tai nạn giao thông, số người bị thương và tử vong ngày càng nhiều. 

- Nguyên nhân

   + Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân

   + Do cơ sở hạ tầng giao thông còn xuống cấp, chưa đảm bảo an toàn

   + Nhiều người chủ quan khi ra đường (đi gần, đường quen…)

   + Nhiều thanh niên lạng lách đánh võng thể hiện “sành điệu”.

- Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

 + Thiệt hại về người và của là vô cùng đáng ngại. 

 + Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, tạo ra gánh nặng cho xã hội.

  + Ảnh hưởng đến thu hút về du lịch, kinh tế…

- Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thông

   + Nâng cao ý thức cá nhân

   + Xây dựng cơ sở hạ tầng

   + Xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông

III. Kết bài

- Khẳng định vấn đề và rút ra bài học.

Đề số 5 ( trang 35 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

I. Mở bài:

Dẫn dắt và nêu vấn đề.

II. Thân bài:

- Giải thích 

+ Môi trường sống là gì: những yếu tố tự nhiên và vật chất tạo ra cuộc sống của con người.

- Vai trò của môi trường sống tới đời sống con người: Không thể thiếu.

- Thực trạng của môi trường sống ngày nay: 

+ Càng ngày mức độ ô nhiễm càng cao.

+ Cá biệt có những chỉ số ô nhiễm đã vượt ngưỡng an toàn, đáng báo động

- Hậu quả:   

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.   

+ Ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển giống nòi.

- Giải pháp:

  + Nâng cao thức cá nhân, bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất.

  + Có biện pháp tuyên truyền hiệu quả

III. Kết bài

- Khẳng định lại sự quan trọng của việc bảo vệ MT

- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác