logo

Soạn bài: Tôi yêu em (chi tiết)

Tôi yêu em là một trong số các bài thơ tình nổi tiếng và hay nhất của nhà thơ Puskin, người được mệnh danh là "mặt trời của thi ca Nga". Cùng tham khảo phần soạn bài Tôi yêu em dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm nhé


Bố cục bài thơ Tôi yêu em

+ Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Những mâu thuẫn và đối lập trong tình cảm, lí trí của nhà thơ

+ Đoạn 2 (4 câu tiếp): Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình và nhân cách cao thượng đáng trọng trong tình yêu. 


Soạn bài Tôi yêu em

Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Điệp khúc Tôi yêu em được láy lại đến 3 lần để tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho em: “chân thành, đằm thắm”

Lời từ giã được gửi gắm qua bài thơ đặc biệtý nghĩa của nó

+ Bi kịch xảy đến với một tình yêu “chân thành, đằm thắm” nhưng lại không được đền đáp, từng giấu kín nay bật mở.

+ Lời gửi gắm của một trái tim vô cùng độ lượng, chân thành.

+ Lời chia tay từ biệt của một tình yêu cao thượng tình yêu của một ngưòi có văn hoá, trân trọng mình và em; biết hi sinh tình cảm riêng của mình, cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc và coi đó là hạnh phúc của mình.

Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Sự chuyển biến giọng điệu trữ tình và diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật từ câu 1-2 sang 3-4:

Câu 1,2:

    Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ

     Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi

- Xưng hô: tôi – em: rụt rè, có khoảng cách.

- Giọng thơ: dè dặt, khắc khoải ngập ngừngtrong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hoàn toàn”.

-> Tiếng nói của một trái tim rất chân thành về thứ tình yêu chung thủy, vững bền.

- Câu 3, 4:

Nhưng hãy để nó không làm phiền em nữa

Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì 

+ Nhưng đứng đầu vế câu thơ chỉ mối quan hệ đối lập giữa tình cảm chân thành, đằm thắm (câu 1 - 2) với sự kìm nén của lí trí (câu 3 - 4) 

+ Từ chỉ sự phủ định không, chẳng muốn được dùng liên tiếp nhấn mạnh dứt khoát: cần dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù âm thầm dai dẳng) không phải vì mệt mỏi, bế tắc, không có được hồi âm, mà là vì sự thanh thản dành cho hồn em.

- Tiếng nói của lí trí sáng suốt. Lời thơ như lời nhắn nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình, dùng lí trí để chế ngự con tim.

* Sự chuyển biến giọng điệu trữ tình và diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật từ câu 5-6 sang 7-8

- Câu 5,6:

+ Tiếp tục khẳng định:Tôi đã yêu em.

+ Đồng thời là những cung bậc tình cảm phức tạp, đan xen đầy đối lập, lí trí không thể kìm được tình cảm, đó là tiếng lòng của tình yêu đơn phương âm thầm, dai dẳng.

 - Câu 7,8: 

+ Giọng điệu thiết tha chân thành, điềm tĩnh. + Dòng cuối cùng chính là sự thăng hoa vô cùng của tình yêu “chân thành, đằm thắm” ấy bằng lời chúc phúc cho em “được một người khác yêu”.

Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Có thể nói hai câu kết hàm chứa nhiều ý vị bởi:

   + Ở 6 câu thơ đầu, nhân vật trữ tình trải qua những cung bậc tình cảm phức tạp, đan xen đầy mâu thuẫn, lí trí không kìm nén được tình cảm, đó là tiếng nói của tình yêu đơn phương âm thầm, dai dẳng. Nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình như rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, dằn vặt.

 + Nhưng đến 2 câu thơ cuối cùng, mạch cảm xúc của nhà thơ đã thay đổi đột ngột. Chàng trai đã dám vượt qua nỗi hờn ghen ích kỉ, nỗi buồn để khẳng định tình yêu. Chàng trai đã coi hạnh phúc của người con gái chính như hạnh phúc của mình.

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Qua bài thơ, ta hiểu thêm nhiều điều về Puskin và tình yêu:

+ Puskin là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, luôn tôn thờ tình yêu, đối với ông tình yêu là thức không thể thiếu trong cuộc đời. Nó làm cho cuộc đời ông thêm thi vị và có nhiều cảm hứng.

+ Puskin thông qua những bài thơ để gửi đến người đọc những thông điệp nhân văn về tình yêu: Tình yêu mãi mãi không phải là sự ích kỉ, không phải bằng mọi giá mong muốn đối phương đáp lại tình cảm của mình. một tình yêu đẹp là phải có sự hi sinh, tình yêu chính là niềm vui khi được nhìn thấy đối phương được hạnh phúc, mặc dù không phải ở bên cạnh ta.


Tổng kết bài thơ Tôi yêu em

Soạn văn 11: Tôi yêu em | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 16/08/2021

Tham khảo các bài học khác