logo

Soạn bài: Tình yêu và thù hận (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Tình yêu và thù hận trong sgk Ngữ văn 11 để thấy được những mâu thuẫn cơ bản giữa tình yêu và hận thù giữa hai dòng họ. Bên cạnh đó là sự khát khao yêu đương cháy bỏng của đôi trai gái vượt qua mọi rào cản để tìm lấy hạnh phúc


Khái quát tác phẩm Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)

Soạn văn 11: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)


Bố cục

- Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): Rô-mê-ô và Giu-li-ét chính độc thoại thổ lộ tình yêu

- Phần 2 (còn lại): Hai người từ độc thoại trở thành đối thoại.


Tóm tắt:

Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết dựa trên một câu chuyện từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Ở thành Vê-rô-na có hai dòng họ mang mối hận lâu đời là Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Rô-mê-ô là con trai họ Môn- ta- ghiu và Giu-li-ét là con gái họ Ca-piu-lét, hai người lỡ rơi vào lưới tình mặc cho mối thù ấy cứ ám ảnh tình yêu. Tình yêu sét đánh dẫn cặp đôi này tới đám cưới bí mật ở nhà thờ nhờ tu sĩ Lâu-rân. Một sự việc đột ngột xảy đến: anh họ của Giu-li-ét là Ti-bân vì mối thù ghét hai họ mà đã giết chết người bạn rất thân của Rô-mê-ô là Mơ-kiu-xi-ô. Tình nghĩa bạn bè khiến Rô-mê-ô đâm chết anh họ của Giu-liét để trả thù. Máu chính là chất xúc tác cho mối thù hận hai nhà. Vì tội giết người nên Rô-mê-ô bị trục xuất khỏi Vê-rô-na và bị đi đày biệt xứ. Mối tình ngỡ sẽ tan vỡ trong tuyệt vọng nhưng không, sự bắt ép của cha mẹ Juliet vào cuộc hôn nhân với bá tước Pa-rít đã đẩy tình thế sang một cái kết khác. Giu-li-ét cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Lâu-rân và được mách nước giả chết bằng liều thuốc ngủ trong 24 giờ. Sau đấy tu sĩ báo Ro-mê-ô đến cứu nàng và trốn đi. Thế nhưng Rô-mê-ô đau lòng ngỡ rằng Giu-li-ét đã chết thật, chàng gặp Parit và giết chết hắn rồi cũng tự tử. Giu-li-ét tỉnh dậy thì thấy xác chàng bên cạnh. Nàng tuyệt vọng, đau đớn, rút dao tự vẫn. Cái chết của hai người yêu nhau đã thức tỉnh mối thù hai họ, nhưng đó vẫn là một nỗi đau đớn khó nguôi ngoai.


Soạn bài Tình yêu và thù hận

Câu 1 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Sự phân chia lời thoại thành 6 lời thoại đầu và 10 lời thoại sau phụ thuộc vào hình thức thể hiện. 6 lời thoại đầulà độc thoại, mặc dù khoảng cách không xa nhưng cả hai đều không biết đến sự hiện hữu của người kia. 6 lời đó là những lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng của hai người đang yêu.

10 lời thoại sau không còn là độc thoại nữa mà là đối thoại. Đó vẫn là bộc lộ tình cảm, nó trực tiếp và đầy chất thơ, có đối tượng chứ không còn là độc lập.

Câu 2 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bối cảnh thù hận hai nhà sâu nặng, tình yêu của chàng và nàng hẳn nhiên bị ngăn cản, song trong lời lẽ, họ không thể ngừng, không thể ngăn được cảm xúc yêu đương của mình. Có một điều trắc trở là sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người.

- Giu-li-ét thật khó dứt khỏi lo lắng, nàng cứ mãi day dứt cho cả bản thân mình và cho cả Rô-mê-ô.

- Rô-mê-ô thì quyết liệt hơn, chàng lựa chọn tình yêu thay vì chọn dòng họ, chàng có thể sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để cầm tay Gui-li-ét với tình yêu nồng cháy của mình. Nhưng chàng cũng biết sợ, chàng sợ không chiếm được tình yêu của Gui-li-ét, chàng cũng sợ sự chi phối của thù hận hai nhà tới ánh mắt của người chàng yêu với chàng như kẻ thù địch.

→Câu chuyện của cả hai đều có sự xuất hiện của mối thù không đội trời chung của hai nhà, song nó không nhằm gợi mở tới sự tức giận khi nhìn người nhà này nhà kia, nó xuất hiện chỉ như rào cản của hai con người, mối thù ấy chỉ là khó khăn khi hai người yêu nhau, như thế tình yêu vượt qua được thù hận sẽ trở nên bất diệt.

Câu 3 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ngay từ những lời thoại đầu, nhà văn đã để Rô-mê-ô chìm đắm trong sự liên tưởng. Chàng choáng váng, ngất ngây trước vẻ đẹp trong trắng thánh thiện của Gui-li-ét, dường như chàng trai nhà Môn-ta-ghiu đã ngây ngất say đắm cô gái mà thần Tình yêu bắn mũi tên vào với anh.

- Nhung nhớ hình bóng ấy, Rô-mê-ô trở lại khu vườn nhà Giu-li-ét, mặc cho bao nguy hiểm có thể xảy ra nếu chàng bị người nhà Ca-piu-lét nhìn thấy, chỉ mong được nhìn nàng thêm lần nữa.

- Rô-mê-ô ngất ngây, người đang yêu bao giờ chẳng vậy, chàng thấy nàng như vầng thái dương sáng ngời, những lời lẽ vô cùng lãng mạn và bay bổng chất thơ: Giu-li-ét như vầng dương đẹp tươi, sự xuất hiện của nàng khiến ả Hằng Nga héo hon, nhợt nhạt, đôi mắt nàng là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời,....

- Những lời độc thoại được phát ra của chàng Rô-mê-ô như được phù phiếm bằng tâm tư tình cảm sâu thẳm, những cảm xúc tha thiết. Cảm xúc ấy mãnh liệt hơn, rạch ròi hơn và thật là bất chấp, tiếng gọi tình yêu đúng là mang một sức mạnh to lớn, nó vượt qua hết thảy những định kiến về mối thù hai dòng họ.

- Chàng trai ấy, có lẽ sẽ rất được tôn sùng nếu chàng sống ở thời hiện tại như chúng ta. Ấy thế mà trong thời đại ấy, chàng có thể sẵn sàng lựa chọn tình yêu thay vì gia đình dòng họ gắn với cái tên chàng.

→ Không biết nhà văn đã từng yêu mãnh liệt như thế nào nhưng cách miêu tả này của tác giả khiến ta thật khâm phục cái tài khi miêu tả thành công tâm trạng, xúc cảm mãnh liệt của những người đang yêu.

Câu 4 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Không chỉ thành công ở việc miêu tả cảm xúc mãnh liệt của người con trai khi trúng mũi tên tình ái, Sếch-xpia cũng vô cùng tinh tế khi cảm thức được nỗi lòng của người con gái nhà Ca-piu-lét: “Chỉ có tên chàng là thù địch của em thôi…”Có một mối thù cứ chen ngang cảm xúc đứt quãng của cuộc nói chuyện, nàng Giu-li-ét cũng chẳng tránh được cảm xúc ấy. Nhưng rốt cục, mối thù ấy không thể ngăn cản được tình yêu của sôi sục trong người con gái: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?..... con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

- Mừng lo lẫn lộn khi nàng nghe ra giọng nói của Rô-mê-ô, nàng vui vì nhìn thấy chàng, nhìn thấy người mình yêu, nhưng cái lo lớn nhất là về sự an nguy của chàng, nàng sợ chàng bị bắt gặp sẽ bị dòng họ Ca-piu-lét bắt lại..

- Cái mối thù truyền kiếp kia không ngăn cản được hình ảnh “mười phân vẹn mười” của chàng thanh niên đang đứng dưới cửa sổ nhà nàng.

→ Tâm trạng thật bao rối bời, Giu-li-ét không dứt ra được nỗi băn khoăn trước bối cảnh đầy trắc trở ấy.

Câu 5 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mọi vấn đề được giải quyết đều bắt đầu từ suy nghĩ trước tiên. Tình yêu và thù hận trong vở kịch này cũng vậy, nó đã đi quá nửa khi mà hai con người của hai dòng họ này bước vào tình yêu. Tình yêu là sự tha thứ và cho đi. Thù hận ở nơi chốn tình yêu không phải là thế lực cản trở nữa, nó là hòn đá làm người đau chân biết quý trọng đôi chân của mình và chú ý vào đường đi của mình hơn mà thôi. Thù hận từ mối tình này nó chỉ thể hiện qua dòng suy nghĩ giữa các nhân vật, nó không chi phối được tình cảm sâu nặng của họ.

Những lời thoại cuối dần dà đã rõ ràng hơn về việc tình yêu có thể vượt qua được nghịch cảnh. Tình yêu dưới bệ phóng thù hận vẫn thật trong sáng, lí tưởng. Nó đã dứt khoát được đường đi cho mối thù truyền kiếp, và tình yêu mãnh liệt có thể sống chết vì nhau.


Luyện tập

1. Đoạn trích “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”

Qua đoạn trích, các đoạn độc thoại đối thoại, nhà văn khẳng định giá trị vĩnh hằng của tình yêu, nó vốn tốt đẹp, trong sáng và huyền diệu.

- Trong mỗi con người đều xuất hiện thứ tình cảm đáng có này, chính nó phản chiếu chiều sâu tâm hồn của một người, phản chiếu giá trị con người. Vì thế ca ngợi tình yêu chân chính cũng là ca ngợi và khẳng định giá trị tốt đẹp trong mỗi con người.


Tổng kết tác phẩm Tình yêu và thù hận

Soạn văn 11: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác