logo

Soạn Văn 11 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất

Tuyển tập trọn bộ phần Soạn Văn 11 tập 1 các tác phẩm hay nhất. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong các tác phẩm SGK Ngữ văn 11 tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất


Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh Văn 11 tập 1 trang 9

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Soạn Văn 11 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất

Quang cảnh nơi phủ chúa cực sang trọng, lỗng lẫy. Giống như một thế giới đầy hoa mĩ mà bước chân danh y đi đến và ghi chép tỉ mỉ. Phủ chúa giàu sang từ nơi ở: nào là lầu cửa, hành lang quanh co, cây cối um tùm, chim kêu ríu rít,...; nào là lầu từng gác vẽ mây, hiên ngọc,rèm châu,... cho đến những tiện nghi sinh hoạt được miêu tả: đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng; nhu phẩm thiết yếu như đồ ăn thức uống thì toàn những cao lương mĩ vị, mâm vàng chén bạc,....toàn của ngon vật lạ.

Cùng với quang cảnh xa hoa lộng lẫy ấy là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách, nhiều lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu người hạ tấp nập, cực kì cao sang và quyền uy tột đỉnh. Lê Hữu Trác chẳng tiếc ngòi bút của mình để miêu tả chân thực những cung cách sinh hoạt phức tạp này: đầy tớ thì chạy đằng trước cáng hét đường, cáng chạy như ngựa lồng; người… rộn ràng, người… như mắc cửi, người hầu kẻ hạ tấp nập đứng hai bên,...Đó là riêng về hành động, còn về lời nói, nhắc tới chúa, kẻ bề dưới lời lẽ phải hết sức lễ độ cung kính: Có thánh chỉ triệu cụ vào; Thánh thượng cho cụ vào,...

Đi từng bước trong phủ Chúa xa hoa, tác giả nhận xét “cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Phủ chúa thực khiến người thường lạ lẫm và sửng sốt, nhưng với Lê Hữu Trác lại khác, ông dửng dưng, thờ ơ trước những quyến rũ vật chất, ông phê phán cuộc sống xa hoa, thừa thãi tiện nghi nhưng thiếu sinh khí, cuộc sống có căn phòng thế tử tối om, không thấy cửa ngõ thật tù hãm, đó cũng là nguyên nhân bệnh của thế tử. Con mắt Lê Hữu Trác thật tinh tườngsoi rõ cái xa hoa phủ chúa, thói ăn chơi của chúa đã phơi bày rõ ràng với một giọng ngầm mỉa mai, châm biếm.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt” nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Như chi tiết cảnh đối đáp của tác giả với thế tử, chi tiết tả nơi ở của chúa Trịnh hay chi tiết tả quang cảnh phủ Chúa. Chúng “đắt” bởi thể hiện được cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu không khí, cuộc sống “trong lồng” của thế tử. Chúng “đắt” cũng bởi miêu tả một cuộc sống khác xa với người thường, cái khác tạo nên cái đặc biệt, một cuộc sống xa hoa, lỗng lẫy vô cùng. Chúng chân thực quá, sắc sảo quá,một tình cảnh đáng thương cho dân chúng nghèo khổ.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Khi chữa bệnh cho thế tử, vị lương y của chúng ta đã hồi hộp, căng thẳng, tôn kính. Lòng đầy mâu thuẫn: làm tốt sẽ bị danh lợi ràng buộc hay gánh nặng chịu ơn từ thuở cha ông.Rồi cuối cùng ông vẫn quyết định chữa bệnh cho đúng y đức. “Đúng y đức”, đó là cái đáng quý nhất của một người mang kèm tên mình danh hiệu “lương y”. Lê Hữu Trác quả là một người thầy thuốc giỏi, có phẩm chất, già dặn kinh nghiệm, một người thầy thuốc có lương tâm và đức độ. Ông còn là người coi nhẹ danh lợi, mọi hư vinh với ông chỉ là sợi tơ, ông cũng rất yêu tự do và gắn bó với quê hương.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bút pháp kí sự của tác giả thật đặc sắc. Tác giả không những có tài quan sát tỉ mỉ, ngòi bút ghi chép sự việc, cảnh vật một cách chân thực, sinh động mà còn khéo léo trong lối kể chuyện. Bút pháp kí sự kết hợp sự ghi chép chân thực, tác giả đã bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của cá nhân.

Luyện tập

So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác) với tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ): 

Trước tiên, cả hai tác phẩm đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh với thái độ phê phán nhưng nhìn chung chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt. Với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ, đây là tuỳ bút kể lại những thú vui ham chơi của Trịnh Sâm, nó phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân. Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối và thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại. Riêng với Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác, tác phẩm được viết dưới dạng bài kí sự về cuộc sống vương giả đầy xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh. Nét đặc sắc của tác phẩm thể  hiện ở sự quan sat khách quan cùng ngòi bút kể, tả sắc sảo, có sự đan xen giữa thơ, lời bình và văn xuôi tạo nên chất trữ tình. Ngoài phê phán, tác giả còn bộc lộ một thái độ mỉa mai, châm biếm một cách nhẹ nhàng.

Soạn bài Câu cá mùa thu Văn 11 tập 1 trang 22

Câu 1

Điểm nhìn của tác giả xuất phát từ chiếc thuyền câu, nhìn ra mặt ao, bầu trời, ngõ vắng rồi lại trở về ao thu. Đây là một cái nhìn khái quát, bao quát được cả không gian từ gần ra xa, rồi lại về gần, mở ra không gian mùa thu được miêu tả tỉ mỉ, sinh động, có cả chiều rộng, chiều sâu, chiều cao.

Câu 2 

Không khí mùa thu được Nguyễn Khuyến gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Các hình ảnh chủ đạo đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc như ao thu, thuyền câu, bầu trời, ngõ trúc. Bằng việc sử dụng các từ chỉ màu sắc, tính từ chỉ tính chất: nước “trong veo”, “sóng biếc”, trời “xanh ngắt”,  các từ gợi tả đường nét: sóng “ hơi gợn tí”, lá vàng “ khẽ đưa vèo”, “tầng mây lơ lửng”, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên bức tranh mùa thu ở làng quê Bắc Bộ bình dị với không gian mở ra có cả chiều sâu, chiều cao, chiều rộng, có cả màu sắc, âm thanh, đường nét hài hòa. Một bức tranh mùa thu nên thơ, yên bình.

Câu 3

          Nguyễn Khuyến đã sử dụng các tính từ: vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, lơ lửng, cách miêu tả cảnh vật trong trạng thái ngừng chuyển động, hoặc chuyển động nhẹ, khẽ gợi lên không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn. Cuối bài thơ vang lên một tiếng động duy nhất “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nguyễn Khuyến đã sử dụng thành công bút pháp lấy động tả tĩnh. Âm thanh vang lên không làm phá vỡ cái tĩnh lặng, mà nó càng khẳng định cái tĩnh lặng của không gian.

        Không gian là cái nền để nhân vật trữ tình dãi bày. Nguyễn Khuyến lấy việc câu cá làm cái cớ để bộc lộ nỗi niềm bản thân. Người đi câu cá, nhưng tâm không để vào việc câu cá, mà chìm đắm vào tâm sự. Đó là nỗi lòng của con người tha thiết yêu nước, từ bỏ quan trường về với bình yên.

Câu 4

          Bài thơ bộc lộ tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến trong cách gieo vần. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên, tạo thành âm hưởng cuốn hút. Tác giả sử dụng vần “eo” 5 lần trong những câu bắt buộc (1,2,4,6,8): trong veo, bé tẻo teo, đưa vèo, vắng teo, chân bèo đã góp phần diễn tả cảm giác về một không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín lại.

Câu 5 

          Cả bài thơ nhân vật trữ tình chỉ xuất hiện duy nhất một lần vào cuối bài thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”.Trong tư thế của người đi câu, ta cảm tưởng Nguyễn Khuyến đang thanh thản khi rời khỏi vòng danh lợi, trở về với thiên nhiên làng quê, nhưng trong đó là nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Qua đó, dù tác giả không bộc lộ trực tiếp bất kỳ cảm xúc nào, ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu nước thầm kín mà sâu sắc của Nguyễn Khuyến.

Luyện tập

Câu 1 

        Bài thơ “Câu cá mùa thu” đã khẳng định tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng nắm bắt được những chuyển động của đất trời, vạn vật khi đất trời vào thu: cái “rơi vèo” của lá, “hơi gợn” của sóng, cái “lơ lửng” của mây… Nguyễn Khuyến đã vẽ nên tranh làng quê Bắc Bộ mùa thu tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến sử dụng thành công ngôn ngữ lấy động tả tĩnh, cùng với sự linh hoạt của ngôn ngữ, hư từ hay thực từ vừa vẽ ngoại cảnh vừa khắc họa tâm tình, kết hợp với việc khai thác tối đa vỏ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo-teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả.

Soạn bài Tự tình - Hồ Xuân Hương Văn 11 tập 1 trang 19

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bốn câu thơ đầu cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

Hoàn cảnh:

Tác giả đang tự tình giữa đêm khuya tĩnh lặng, đối với những ai quá lứa lỡ thì hay thân phận lẽ mọn đó là thời khắc của những trăn trở thổn thức, là không gian ngập tràn cô đơn, trống trải, hoang mang đến quặn lòng.

Âm thanh là một chất xúc tác mạnh mẽ hơn hết cho con người giữa đêm khuya đầy trăn trở, tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Cảnh như tình, “trơ” mãi, mà còn “trơ” với nước non: Trơ cái hồng nhan với nước non. Trơ là lẻ loi trơ trọi, là tủi hổ, bẽ bàng, cái phận hồng nhan thấy mà buồn. Hai câu thơ đầu là nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót, bẽ bàng với thân phận kẻ hồng nhan bạc phận.

Tâm trạng:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh. Tác giả muốn mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn nhưng nữ sĩ cứ luẩn quẩn giữa tỉnh và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc. Người ta muốn uống rượu để say, say để quên buồn, nhưng càng say lại càng tỉnh, một vòng luẩn quẩn không lối thoát, xót xa biết bao. Hình ảnh tả thực vầng trăng đã đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, một vầng trăng “bi kịch” vì đã “khuyết chưa tròn”, xót làm sao, tuổi xuân sắp trôi qua bình lặng, cuộc đời sắp xế bóng mà tình yêu còn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn viên mãn. Cùng với phép ẩn dụ, nghệ thuật đối tài tình làm nổi rõ bi kịch về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc mà không đạt được.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu 5 và 6 chứa đựng cả nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá. Rêu vốn nhỏ bé mềm yếu không chịu thua số phận bé nhỏ, hèn mọn nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên; mấy hòn đá đã rắn chắc nay phải chắc hơn, nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc chân mây. Một cách mạnh mẽ, rêu và đá như muốn xé toang trời đất để oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của người tự tình. Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình, câu thơ đã khẳng định mạnh mẽ sự nổi loạn trong tâm trạng thi sĩ: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội; đó cũng là lời khẳng định cho bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương, dù trong hoàn cảnh bi thảm nhất, câu thơ vẫn ẩn chứa sức sống, khát khao mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Hai câu kết đúc vừa vặn cái nỗi lòng chán chường, buồn tủi của người vợ lẽ, Hồ Xuân Hương đã tài tình kết hợp các từ đa nghĩa, đồng âm. Từ xuân vừa có nghĩa là mùa xuân thiên nhiên, lại vừa là tuổi xuân tươi tắn người thiếu nữ. Với thiên nhiên rộng lớn, xuân đi rồi xuân lại. Với con người bé nhỏ, xuân đi là đi mãi. Cùng với đó, từ lại thứ nhất mang nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại tuần hoàn, mạnh mẽ góp thêm vào việc khẳng định mùa xuân tuổi trẻ của con người trôi đi trong ngao ngán chán chường trước dòng chảy vô tình của thời gian.

- Mỗi chữ trong câu cuối đều nói về sự sẻ chia không trọn vẹn, sự ít ỏi như chan chứa nước mắt của thân phận lẽ mọn: Mảnh tình san sẻ tí con con. Mảnh tình vốn đã bé và mỏng mảnh một “mảnh”, nay lại càng bé nhỏ hơn khi phải “san sẻ” đến mức “tí con con”, vậy còn lại gì cho người bao dung chia sẻ kia, còn lại gì cái tình mỏng mảnh vắt ngang bé ẹo. Mức độ “tí con con” càng nhỏ thì tí cô đơn, tí buồn tủi lại nhân lên gấp bội.

Bài thơ kết lại như cái chua chát buồn tủi của sự bế tắc tuyệt vọng, cả một nỗi lòng người phụ nữ chịu cảnh chồng chung.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Bi kịch trong bài thơ là bi kịch tuổi xuân héo mòn, bi kịch duyên phận lỡ làng khi ràng buộc một hồng nhan phải chịu cảnh chồng chung. Những hình ảnh đối cứ ngâm mãi: Cái hồng nhan >< nước non à đơn độc; Đêm khuya >< trơ cái hồng nhan à một mình; chi tiết: đưa say lại tỉnh; trăng bóng xế khuyết chưa tròn hay xuân đi xuân lại lại, mảnh tình san sẻ tí con con chính là nỗi lòng mấy ai thấu mà tác giả giãi bày. Tác giả đau buồn, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu, cái duyên phận có lỡ làng, có buồn thương khi phải chia sẻ tình yêu thiêng liêng

- Khát vọng sống thể hiện mạnh mẽ qua 2 câu luận. Rơi vào hoàn cảnh ấy, trước sự trớ trêu của số phận, nhiều người phụ nữ sẽ khó tránh khỏi sự bế tắc, tuyệt vọng mà buông xuôi theo hoàn cảnh nhưng Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận. Sự phản kháng ấy tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Luyện tập

Hai bài thơ Tự tình I và Tự tình II của Hồ Xuân Hương có điểm giống mà cũng có điểm khác. Giống nhau ở việc sử dụng thơ Nôm đường luật, mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu; cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương. Nhưng khác ở chỗ Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận. Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch, bởi thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chủ yếu phụ thuộc vào cảm xúc nhà thơ.

Soạn bài Thương vợ Văn 11 tập 1 trang 30

Câu 1

Câu thơ đầu kể về việc bà Tú làm công việc buôn bán tảo tần vất vả, được thực hiện trong khoảng thời gian là “quanh năm”- một khoảng thời gian dài, lặp đi, lặp lại suốt một năm, ở “mom sống” là một địa điểm vô cùng nguy hiểm, không thuận lợi để buôn bán. Hình ảnh bà Tú tần tão, nhẫn lại hiện nên qua các nét phác thảo cơ bản. Trần Tế Xương lí giải lí do bà Tú phải vất vả như thế để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Cách sử dụng số từ “năm, một”, lối viết liệt kê, tách riêng “năm con” và “một chồng”, tác giả như đếm cụ thể từng vất vả bà Tú chịu đựng. Hơn nữa, với số người đông như thế, bà Tú vẫn nuôi “đủ”, đem đến cho chồng con cuộc sống no đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, thì bà Tú lại càng vất vả hơn.

Hai câu tiếp theo, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét hơn. Tác giả sử dụng liên tiếp hai đảo ngữ, kết hợp hai từ láy: “lặn lội” là từ láy tượng hình gợi tả dáng vẻ tần tảo, buôn ngược bán xuôi của bà Tú, “Eo sèo” là từ láy tượng thanh miêu tả âm thanh của cuộc sống buôn bán khắc nghiệt, kết hợp hình ảnh ẩn dụ “thân cò” và 2 vế tiểu đối “quãng vắng><đò đông”, tác giả đã chỉ ra những nguy hiểm bà Tú phải trải qua, từ đó khắc sâu nỗi nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh của bà Tú.

Qua bốn câu thơ đầu, hình ảnh bà Tú hiện lên là một người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại với công việc vô cùng vất vả, nguy hiểm nhưng bà vẫn luôn dành cho chồng con một tình yêu thương vô bờ bến. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tình yêu thương, sự xót xa mà Tú Xương dành cho vợ, nó cũng là chút hổ thẹn khi ông không giúp được gì cho vợ mình.

Câu 2

Vẻ đẹp của bà Tú trước hết là sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con thể hiện qua câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Số từ “năm, một” nói nên số người mà bà Tú phải nuôi. Tuy nhiều nhưng bà vẫn “nuôi đủ” cả về vật chất lẫn tinh thần. Câu thơ chia thành 2 vế cần xứng, “năm con” và “một chồng” tạo thành thế đòn gánh cân bằng đè nặng nỗi vất vả lên vai bà Tú.

Ở bà Tú, ta còn cảm nhận được sự hy sinh không hề than trách qua câu: “Một duyên hai nợ âu đành phận/Năm nắng mười mưa dám quản công”. Bằng cách sử dụng các số đếm “một, hai” và “năm, mười”, cách nói tăng tiến, cặp từ “nắng, mưa”, tác giả lại một lần nữa nhận mạnh cuộc đời cơ cực, vất vả của bà Tú. Nhưng trước những khó khăn đó, bà Tú không oán hận một lời, mà phân trần “âu đành phận”’, “dám quản công”. Bà Tú không kể công, không than trách, yêu cầu sự giúp đỡ của ông Tú. Điều ấy nó thể hiện một đức hi sinh thầm lặng nhưng vô cùng cao cả của bà Tú.

Câu 3 

Hai câu thơ cuối bài kết thúc bằng tiếng chửi, tưởng chừng như tiếng chửi của bà Tú, nhưng thật ra, nó lại là lời ông Tú tự “chửi” chính mình vì ông cho rằng mình là nguyên nhân gây nên sự vất vả của bà Tú Đây cũng là tiếng “chửi” xã hội xưa, chửi thói đời bạc bẽo để cho người vợ vất vả và bản thân ông bị định kiến xã hội ngăn cấm nên không thể giúp đỡ vợ.

Từ đây, ta có thể cảm nhận được, tiếng chửi còn mang cả sự xót xa, ngậm ngùi, cả tình yêu thương vợ vô bờ bến.

Câu 4 

- Bài thơ thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Một bức chân dung về sự vất vả và phẩm chất của bà Tú, và một bức chân dung về tình yêu thương vợ, sự áy náy, xót thương xen lẫn sự biết ơn đối với vợ của ông Tú. Cả bài thơ, tuy ông Tú không xuất hiện trực tiếp, cũng không trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhưng tình cảm vẫn thấm đẫm từng câu thơ.

- Xã hội xưa đẩy Tú Xương đến chỗ muốn giúp đỡ vợ, nhưng lại không có cách nào chống lại các định kiến của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, việc một nhà nho như Tú Xương có mong muốn giúp đỡ vợ, dù không thực hiện được, thẳng thắn thừa nhận sự vô dụng của bản thân là một điều hiếm có.

Luyện tập

Câu 1

Phân tích sự vận dụng…

Thương vợ là một trong những tác phẩm mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

Về hình ảnh, tác giả sử dụng thành công hình ảnh con cò. Con cò là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao với nhiều nét nghĩa, thường dùng để nói về thân phận của người phụ nữ lam lũ, vất vat, chịu thương chịu khó như:

Con cò lặn lội bờ sông

                              Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Có đôi khi, hình ảnh con cò lại được sử dụng để miêu tả sự khó nhọc, vất vả của người lao động:

                                        Con cò mà đi ăn đêm

                              Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Nhìn chúng, hình ảnh con cò vốn đã sự vất vả, thân phận cay đắng xót xa. Song, khi đặt vào bài thơ Thương vợ, đối chiếu với hoàn cảnh của bà Tú, kết hợp với cách nói “thân cò” lại càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân, thân phận cay đắng, tội nghiệp của bà Tú.

Về ngôn ngữ, Tú Xương đã vận dụng sáng tạo khá nhiều thành ngữ, đáng chú ý là thành ngữ “năm nắng mười mưa”. Cụm từ “nắng mưa” vốn được dùng để chỉ sự vất vả, lại được tách ra kết hợp với số từ “năm, mười” tạo nên thành ngữ chéo, khiến sự vất vả tăng dần lên theo cấp độ, nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn mà bà Tú phải trải qua. Qua đó, khắc sau sự chịu thương, chịu khó, sự hy sinh cao cả, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Soạn bài Khóc Dương Khuê Văn 11 tập 1 trang 32

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bố cục:

- Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ

- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Khóc Dương Khuê là những tiếng thương, là tình cảm của tác giả với người bạn của mình đột ngột ra đi. Mỗi bài thơ được sáng tác dựa trên “thần hứng”, tức là phải có cảm xúc. Và trong bài thơ này cũng vậy, lời thơ xuất phát từ tình cảm thật của tác giả, đó là tình bạn thắm thiết, thủy chung.

Ở hai câu thơ đầu, tác giả đau đớn, buồn bã khi hay tin bạn mất. Nhân xưng thân thiết là bạn bè gọi nhau là “bác Dương”, hai người bạn tâm giao mà nay một người đã thôi đã thôi rồi, nỗi đau tràn đến khiến cảnh vật lòng người bỗng nhiên man mác, ngậm ngùi. Nếu nhịp thơ thường thấy là 2/2/2 thì nay nhịp bị phá vỡ 2/1/3, đó khac nào tiếng nấc tức tưởi, tắc nghẹn không thể òa lên, không thể thành lời mà chỉ có thể nghẹn ngào.

Một người bạn mất đi nhưng ký ức cứ lưu đọng mãi, đoạn thơ thứ 2 gợi nhớ một tình bạn đẹp trong quá khứ, tình bạn đẹp mà một người nay đã không còn. Họ là bạn tri âm, tri kỉ từng cùng nhau thi đỗ, cùng nhau làm quan, cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã. Rồi tuổi trẻ tuổi xuân nhanh như gió đưa họ đến tuổi già, nhưng về già họ vẫn viếng thăm nhau.

Cuối cùng, thức tỉnh trước hiện thực, những kỷ niệm đẹp không thể níu giữ một thể xác đã ra đi. Ở đoạn thứ ba, bao nỗi trống trải và buồn bã đẩy dồn, Nguyễn Khuyến thấy cuộc sống chẳng còn ý vị nếu thiếu bạn. Mà nỗi đau mất bạn tràn lý quá nẻo, nhiều cung bậc cứ thế chảy từng khúc trong tâm trạng nhà thơ, lúc đột ngột, khi ngậm ngùi luyến tiếc, có khi lại kéo tuổi già vào nỗi lắng đọng ấy, những suy tư càng trầm ngâm hơn.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mỗi bài thơ tạo nên dấu ấn không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật, Khóc Dương Khuê đã thành công ở nghệ thuật tu từ nói giảm nói tránh (thôi đã thôi rồi), điệp ngữ mà đặc sắc nhất nhất là việc sử dụng câu hỏi tu từ: Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Bên cạnh đó, sự trong sáng của ngôn ngữ thơ đã khiến bài thơ có một nét riêng và tuyệt đẹp: lặp 5 từ “không” trong tổng số 14 từ (không mua không hẳn không tiền không mua) diễn tả nỗi trống rỗng đến xót xa đau đớn khi mất bạn. Nguyễn Khuyến sử dụng nhiều các điển tích điển cố, thêm thắt các âm điệu song thất lục bát. Toàn bộ bài thơ là nỗi lòng của tác giả khi hay tin bạn thân qua đời, tình bạn thủy chung, gắn bó ấy đáng được Nguyễn Khuyến yêu mến, ta càng thêm trân trọng về tình bạn cao đẹp này.

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương Văn 11 tập 1 trang 34

Câu 1 

Hai câu đầu với giọng thơ mang tính tự sự, khái quát chung về cuộc thi năm Đinh Dậu vẫn theo thông lệ của nhà nước 3 năm một lần.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là “trường Nam” lại thi lẫn với “trường Hà”. Từ lẫn xuất hiện một các thật tài tình, gợi tả không gian hỗn độn, thiếu nghiêm túc, ô hợp, lộn xộn trong thi cử.

Câu 2

Sĩ tử hiện lên với vẻ ngoài “lôi thôi” vốn không phải là tâm thế đi thi, còn quan trường thì không hoàn thành nhiệm vụ khi chỉ nói “ậm ọe”. Tác giả đã sử dụng thành công các từ láy tượng thanh và tượng hình, kết hợp với tiểu đối “lôi thôi sĩ tử” đối với “ậm ọe quan trường” và biện pháp tu từ đảo ngữ, đảo trật tự cú pháp đảo nhằm bé nên bức tranh toàn cảnh về chân dung sĩ tử và quan trường. Trong khi sĩ tử thì luộm thuộm, nhếch nhác thì quan trường nói không thành lời, không hoàn thành hết chức trách, “Ậm ọe” vừa diễn tả cách nói chuyện không trôi chảy, vựa diễn tả lối nói úp mở, không nếu ra được nội dung, nó nhấn mạnh thêm sự giả tạo, hời hợt của quan trường.

Hai hình ảnh đã làm rõ nét thêm sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh thi cử lúc bấy giờ. Cảnh trường thi đó một lần nữa nhấn mạnh sự suy tàn của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3

- Cảnh đón quan sứ được nhắc đến trong câu 5 và 6. Hình ảnh quan công sứ Nam Định hiện lên trong sự đón tiếp trọng thể. Bên cạnh là mụ đầm chính là vợ quan sứ. Gọi là mụ đầm đã diễn tả đây là một người đàn bà diêm dúa, không hề có khí chất của một phu nhân quan sứ.

Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là phép đối: “lọng” đối với “váy”, “trời” đối với “đất”, “quan sứ” đối với “mụ đầm”. Hai vế đối dường như không liên quan đến nhau nhưng đặt cạnh nhau lại mang đến hiệu quả châm biếm, mỉa mai, có tác dụng thể hiện thái độ coi thường của tác giả với bọn quan lại, thực dân.

⇒ Tất cả báo hiện về sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

Câu 4

Câu hỏi tu từ xuất hiện cuối bài thơ như là lời tự hỏi của tác giả, cũng là lời nhà thơ muốn nhắc nhở các sĩ tử về nỗi nhục mất nước.

Ngôn ngữ thơ đơn giản nhưng mang đậm chất trữ tình, có giá trị thức tỉnh lương tâm cao.

⇒ Hai câu cuối thể hiện rõ thái độ không căm chịu cảnh nước mất nhà tan của tác giả, đồng thời là lời thức tỉnh, nhắc nhở các sĩ tử trước vận mệnh nước nhà.

Soạn Bài ca ngất ngưởng Văn 11 tập 1 trang 39

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ nhắc đến ngất ngưởng khá nhiều lần, có đến 4 lần sử dụng từ này, chủ yếu chúng được đặt cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối.

Tuy nhiên, ở mỗi câu, mỗi văn cảnh thì từ ngất ngưởng đều mang một ý nghĩa không giống nhau:

Cuối câu 4, “ngất ngưởng” là sự thao lược đã “nên tay”, tài năng quân sự đạt đến ngưỡng cao ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Cuối câu 8, từ “ngất ngưởng” lại là sự ngang tàng khi đã về hưu, một giọng văn có phần hài hước “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”.

Cuối câu 12, “ngất ngưởng” ngông quá “đủng đỉnh một đôi dì”, ông ngất ngưởng để bụt phì cười
“ngất ngưởng” cuối cùng không đứng cuối câu nữa, nhưng chúng vẫn để cái ngông, cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ nổi danh và đứng đầu triều chính.

Xuyên suốt toàn bộ bài thơ, từ “ngất ngưởng” đã mở rộng hơn, thú vị hơn.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Khi con người trưởng thành hơn, họ hiểu rằng có những việc mà mình không muốn nhưng vẫn cần, vẫn phải làm. Chỉ có trẻ con mới dễ dàng vô tư chiều theo ý thích và cảm xúc cá nhân. Nguyễn Công Trứ hiểu việc làm quan mất tự do như chim vào lồng không khó có đường bay, song ông vẫn không ngại đem tài năng, sức lực của mình vào vòng trói buộc công danh triều chính, chỉ vì hoài bão một nam nhân trong xã hội, một con người có nghĩa vụ trách nhiệm với dân với nước muốn cống hiến sức mình, tài trẻ cho nước nhà.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Con người luôn có một cái tôi bên trong mình, hầu hết ai cũng vậy, nhưng họ có phơi bày ra, có phỗ diễn cho thiên hạ biết hay không lại khác. Nguyễn Công Trứ lấy bài hát nói để thể hiện ra cho xã hội biết rằng mình tự cho mình là ngất ngưởng. Mà cái ngất ngưởng ấy của ông có cơ sở vững chắc. Rằng bởi ông biết rõ tài năng xuất chúng của mình, ông có nguyện vọng và biết dùng tài năng cống hiến cho dân cho nước. Thứ hai, Nguyễn Công Trứ tự hào về những hoạt động tích cực của bản thân với xã hội. Ông lại là người có bản lĩnh mà luôn giữ được cái tôi, cái riêng của tính cách và chất riêng, con người cá tính và không tham danh vọng, có lí tưởng bền lâu.

Nguyễn Công Trứ khẳng định cá tính độc đáo, cá tính khác người, giữa chốn quan trường đầy danh vọng, ông tự cho mình là tay chơi ngất ngưởng không ai trong triều sánh bằng. Tác giả đề cao một lối sống phóng khoáng, tự do tự tại, vượt ra những khuôn mẫu cứng nhắc cổ hủ.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nếu giống nhau hoàn toàn thì các thể thơ hay thế hát nói đã không cần phân chia tên gọi, tất nhiên mỗi thể loại khi đã được đặt tên khác nhau thì chúng phải có nét riêng và độc đáo của thể tài đó. So với thơ Đường luật, thể tài hát nói có nét tự do hơn, nó không quá quy chuẩn và khuôn mẫu quá chặt chẽ như thơ Đường. Thể hát nói vẫn có quy định về số câu, cách chia khổ thế nhưng nó cho phép người viết phá cách ở từng vị trí phù hợp nhất theo ý muốn và dụng ý người viết

Luyện tập

So với Bài ca phong cảnh Hương sơn thì Bài ca ngất ngưởng có một số điểm khác biệt về mặt từ ngữ. Ngôn từ trong Bài ca ngất ngưởngrất phóng khoáng, tự do, có lẽ đây là một đặc điểm khá đặc trưng của thể hát nói mà Nguyễn Công Trứ có thể có một giọng văn ngạo nghễ, cá tính, nhiều câu kể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải nội dung và chất riêng, cái tôi, cá tính tác giả.

Nói về Bài ca phong cảnh Hương Sơn, ta dễ dàng nhìn ra vẻ nhẹ nhàng trong giọng văn, bài ca cũng có nhiều từ miêu tả hương sắc thiên nhiên,Bài ca ngất ngưởng cũng có hình ảnh phảng phất của Phật giáo nhưng không thể bằng được dấu ấn của Phật giáo đậm nét trong Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Tác giả vốn là một con người say phong cảnh thiên nhiên và Phật giáo.

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát Văn 11 tập 1 trang 42

Câu 1

Hình ảnh bãi cát hiện lên mênh mông dường như bất tận: “bãi cát dài lại bãi cát dài”. Hình ảnh gợi lên hai nét nghĩa. Một là tả thực cảnh thiên nhiên đẹp nhưng khắc nghiệt, dữ dội, là nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác. Nét nghĩ thứ hai là biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải trải qua để đạt được danh lợi.

Hình ảnh con người đi trên bãi cát hiện lên đầy khó nhọc, mỗi bước đi đều vất vả, đi một bước lùi một bước. Không gian được gợi tả vừa tù túng vừa rộng lớn, đường xa, bị bao vây bởi núi sông biển. Đoạn thơ có nhắc đến thời gian đi: mặt trời lặn vẫn còn đi. Nó vừa gợi tả thời gian đi đã rất lâu rồi, và còn tiếp tục, vừa gợi lên đoạn đường phải đi còn rất dài. Trong hoàn cảnh đó, con người càng nhỏ bé, cô đơn, rơi giọt nước mắt của khó nhọc và gian truân.

Câu 2

Sáu câu thơ tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại có mối quan hệ kết hợp logic. Chủ đề xuyên suốt bài thơ, là cái gốc để bài thơ phát triển là danh lợi. Trên con đường theo đuổi danh lợi gian nan, con người ngày càng cảm thấy chán nản, chùn bước. Điều ấy thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu. Để có được danh lợi phải trải qua khó khăn, trèo đèo lội suối,nhưng bất chấp điều đó, con người vẫn mù quáng đi, lí do bởi, danh lợi có sức cuốn hút như rượu ngon. Hương thơm của rượu ngon cám dỗ lòng người, mấy ai có thể chống lại sự cám dỗ của rượu ngon. Và danh lợi cũng như rượu ngon ấy.

Sáu câu thơ là lập luận và dẫn chứng để tác giả đi đến kết luận: để cuộc sống thanh thản cần tránh xa danh nghĩa vô lý ấy.

Câu 3 

Người lữ khách đi trên bãi cát dài vô tận, dường như đã sa lầy vào không gian đó. Trong hoàn cảnh cô độc, lẻ loi, người lữ khách có tâm trạng mệt mỏi rã rời, tuyệt vọng trên con đường danh lợi đầy chông gai.

Từ tâm lý của lữ khách đã góp phần thể hiện thái độ của Cao Bá Quát với lối học tập, thi cử đã lạc hậu xưa. Phải chăng con đường tìm kiếm danh lợi của người lữ khách, cũng chính là con đường đi tìm chân lý mới, con đường đi tìm lối thoát cho việc học của chính tác giả.

Câu 4

Bài thơ có cách ngắt nhịp khá linh hoạt, câu thì 2-3, câu lại 4-3, kết hợp với câu thơ dài ngắn khác nhau đã tạo nên nhịp điệu của bài thơ. Các câu thơ tạo thành cặp đối với nhau, riêng câu thơ cuối đứng riêng rẽ, tạo thành một câu hỏi tu từ đầy ám ảnh. Nhịp thơ tựa như quãng đường gập ghềnh người lữ khách trải qua trên con đường theo đuổi danh vọng.

Luyện tập

Câu 1

Qua bài thơ này…

Bài thơ thể hiện sự chán nản trên con đường theo đuổi công danh, sự thất vọng đối với chế độ thi cử cũ. Chế độ ấy học hành chỉ để đạt được danh lợi tầm thường. Cao Bá Quát nhận ra bản thân mình phải có sự thay đổi, phải tìm một việc gì đó lớn lao, có ý nghĩa hơn. Có lẽ đây là lý do cho việc Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa.

Soạn bài Lẽ ghét thương Văn 11 tập 1 trang 48

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đọc kỹ đoạn chú thích trong SGK, chúng ta nhận thấy những đời vua ông Quán ghét và thương theo những lẽ chung mà chúng có liên quan và ảnh hưởng từ nhân cách của ông.

- Những người ông Quán ghét đều có một số điểm chung: - Lẽ ghét của ông Quán

+ Đó là những tên hôn quân, tức là những tên vua ác, vua ăn tàn phá hại vàng bạc, sức lao động của nhân dân cho đời sống trụy lạc xa hoa. Những tên bạo chúa như Kiệt, Trụ, ghét những triều đại hỗn loạn (U, Lệ, Ngũ bá, Thúc quý…

+ Lẽ ghét này xuất phát từ tình thương nhân dân, vì thương dân chúng nên ông đâm ghét những điều làm ảnh hưởng đến quyền lợi, điều gây ra đau thương khổ cực cho dân chúng. Ông cũng là người yêu nước, đất nước bị đoạt quyền lãnh đạo trong tay những tên vua hại dân hại nước thì đất nước không thể đi lên, không thể phát triển.

- Lẽ thương của ông Quán cũng dựa trên tình yêu nước thương dân và mong muốn cống hiến.

+ Đối tượng ông Quán thương là các bậc thánh hiền, những sĩ tử học rộng tài cao đem sức mình cống hiến cho sự phát triển đất nước, những người có nhân cách cao đẹp. Ông thương những bậc quân tử có chí nam nhi bốn phương song cuộc đời chao đảo, lận đận, có khát vọng công danh nhưng không đạt, những người có khí phách cương trực, thẳng thắn không xu nịnh, luồn cúi để có bám víu danh lợi,...

+ Điểm giao nhau giữa tác giả và các nhân vật là khí phách cương trực thẳng thắn, lòng yêu nước thương dân, khát vọng cống hiến cho đất nước đi lên cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Các bài thơ thường sử dụng nhiều các biện pháp tu từ nghệ thuật, Lẽ ghét thương đã sử dụng chất liệu ngôn ngữ để tạo nên phép điệp từ ghét, thương. Cách sử dụng phép điệp này phần nào biểu hiện sự rạch ròi trong lý trí, tính sâu sắc trong tâm hồn tác giả: thương gây rung động, nó là cội nguồn cảm xúc, mà ghét xuất phát từ những niềm thương.

- Bài thơ còn kết hợp thêm biện pháp đối: đối từ ngữ (từ láy), đối nghĩa ghét ghét >< thương thương; đối mức độ cảm xúc hay ghét >< hay thương; đối nghịch đảo từ ngữ Thương ghét >< ghét thương; lại ghét >< lại thương

Xuất phát từ tình thương dân thương nước, con tim tác giả rất rõ ràng phân chia lẽ ghét lẽ thương, chúng không mập mờ, lẫn lộn chung chung mà rất sâu nặng.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Lẽ ghét thương rạch ròi thế, tác giả đặt ra câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: Câu thơ cho thấy nét trong sáng, rõ ràng, sâu sắc trong tâm hồn tác giả.

- Càng yêu càng ghét, nỗi ghét càng nặng nếu tình thương đậm sâu. Tác giả tiếc thương những người tài đức những bậc hiền tài, những người tài giỏi nhưng lận đận đường công danh, thương nhân dân chịu khổ dưới trướng hôn quân bao nhiêu thì càng ghét cay ghét đắng kẻ hại dân hại đời.Đó là một mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ.

- Hay ghét cũng là hay thương, tình cảm dứt khoát, mãnh liệt, chân thành, sâu sắc mà lại mộc mạc, bình dị.

Luyện tập

Câu hỏi này yêu cầu ý kiến cá nhân, với chúng tôi, câu thơ thể hiện rõ nhất toàn bộ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn là: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Bởi vì sao? Vì có thương mới có ghét, đó là gốc rễ tạo nên những cảm xúc thương yêu và ghét bỏ. Ghét và thương, hai cảm xúc tình cảm trái ngược mà thực chất chúng thống nhất, bổ sung và hổ trợ lẫn nhau trong những sợi thần kinh cảm xúc phức tạp trong mỗi người. Càng yêu thương nhân dân chịu khổ chịu đói vì vua tham lộng quyền, vừa tiếc thương những người trí thức hiền tài học rộng nhân cách đẹp phải khốn khó, thì càng căm ghét những kẻ hại dân, chèn ép người tài.

Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn Văn 11 tập 1 trang 53

Câu 1

Mở đầu bài thơ là “bầu trời cảnh Bụt” mở ra 2 cảnh: bầu trời là cảnh thật, cảnh Bụt là cảnh nửa thực, nửa ảo. Câu thơ như một lời giới thiệu với người đến thăm Hương Sơn về không gian rộng lớn, non nước thấm đẫm tâm linh. Nó gợi về nên tôn giáo lâu đời ở Việt Nam: Phật giáo.

Ta có thể cảm nhận được một tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm, cùng với tình yêu thiên nhiên hòa quyện qua cách miêu tả chi tiết về cảnh thiên nhiên, cũng là gợi về sự tâm linh của Hương Sơn qua:” “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, “lồng bóng nguyệt”, “uốn thang mây”.

Câu 2 

Tiếng chuông chùa trong cảm nhận của tác giả hiện lên tinh tế. Tiếng “chày kinh” vang lên trong không gian yên tĩnh, âm vang làm thức tỉnh con người, khiến “người khách tang hải” giật mình tỉnh lại từ giấc mộng, nhận ra những giá trị hiện thực.

Không gian gợi lên êm đềm, yên ắng, chỉ có tiếng chày kinh đều đều. Tiếng chày kinh ấy như có khả năng thanh lọc bụi trần, khiến cho cảnh vật và con người như một cách thoát thai khỏi cuộc sống xô bồ. Dường như cái sinh khí linh thiêng của Hương Sơn đã ngấm vào từng cảnh vật, dễ dàng kéo con người ra khỏi âu lo trần tục.

Câu 3

Bài thơ thể hiện đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả:

- Trước hết tác giả miêu tả không gian chi tiết từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể đem đến cho người đọc cái nhìn vừa tổng thể, vừa bao quát. Đồng thời, cách miêu tả không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng đã tạo chiều sâu cho bức tranh về cảnh Hương Sơn, làm cho bức tranh ấy trở nên sinh động.

- Bức tranh Hương Sơn còn được miêu tả cả về âm thanh: có tiếng chim, có tiếng chày kinh,… Tất cả được miêu tả cụ thể với từng đặc điểm riêng của mình. Âm thanh ấy nổi lên giữa không gian tĩnh lặng, thiêng liêng, nhưng nó không làm mất cái tĩnh lặng thiêng liêng mà càng nhấn mạnh hơn cái tĩnh lặng đó.

- Tác giả còn đem cả màu sắc vào trong việc miêu tả. Đó là đá ngũ sắc lóng lánh như gấm dệt, là ánh trăng trong hang, là đường lên gập ghềnh, uốn lượn. Mọi màu sắc, đường nét được miêu tả rõ nét nhưng lại làm nổi bật sự hài hòa của cảnh vật. Cảnh vật vừa lộng lẫy, mỹ lệ, vừa cách điệu, nó gợi lên một cái gì đó mang đầy sự tâm linh, tạo thành dấu ấn riêng của Hương Sơn.

Soạn bài Chạy giặc Văn 11 tập 1 trang 49

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa cảnh giặc đến xâm lược, đất nước và nhân dân rơi vào cảnh đáng thương đau đớn: Những đứa trẻ, những thế hệ của tương lai đang lơ xơ chạy, chúng đại diện cho những ngày tươi sáng thì phải lạc đàn chạy thoát thân. Những hình ảnh của thiên nhiên trời đất cũng vội vã và vỡ vụn: lũ chim dáo dác bay như phải vội vã trốn chạy, các địa danh Bến Nghé, Đồng Nai cũng biến đổi không còn bản chất vốn có của nó mà phải bị “tan bọt nước” và “nhuốm màu mây”. Tất cả hình ảnh thiên nhiên con người đều được khắc họa chân thực, sâu sắc dưới ngòi bút tác giả: sự hoảng loạn, chết chóc, tang thương trong cảnh nước nhà tan tác khi bị xâm lược.

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong cảnh nước nhà đau thương như thế, tác giả là một người con của đất nước thân yêu mang trong mình nỗi đau buồn xót thương con dân nước nhà, những giá trị con người, của cải đất nước. Xuất phát từ tình thương mà dâng lên nỗi oán hận, căm hờn lũ giặc xâm lược. Và tác giả cũng mong muốn có người hiền tài, có những bộ óc trí tuệ, những cánh tay lực lưỡng đứng lên dẫn dắt nhân dân cứu nước, cứu dân, đánh đuổi thực dân, những tên cướp nước.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đất nước đau thế, tác giả đâu thể không đau buồn xót thương. Một cách mỉa mai, chua chát, Nguyễn Đình Chiểu chất vấn chính mình hay chất vấn ai “rày đâu vắng” – những trang dẹp loạn: Cái nạn này không tự nhiên mà đến, phải có cơ hội thì những tên xâm lược mới có thể len lỏi và thẳng tay đàn áp, tác giả trách, tự cảm thán, phê phán xã hội, chế độ phong kiến nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng trong cảnh điêu đứng “nỡ để dân đen…”.

Hai câu kết là lời than cảm thán, cảm khái, thái độ mỉa mai lẫn phê phán triều đình nhà Nguyễn yếu kém, hèn nhát, vô trách nhiệm không quan tâm đến đời sống dân chúng, không quan tâm thế sự chính triều. Cả bài thơ nói lên tình cảm yêu nước thương dân, trách cứ triều Nguyễn bất lực, buồn thương đau xót số phận dân đen chạy giặc buổi loạn, chúng được thể hiện từ các chi tiết tả thực, hình ảnh tượng trưng gợi cảm và giọng thơ buồn, trách cứ, u hoài.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình Văn 11 tập 1 trang 59

Câu 1

- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888.

- Ông có tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Sinh tại quê mẹ: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), xuất thân trong gia đình nhà nho.

- Năm 1843, ôn thi đỗ tú tài.

- Năm 1846 ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ. Nhưng ông không may bị đau mắt rồi mù.

- Về lại quê hương Gia Định, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.

- Giặc Pháp dụ dỗ, nhưng ông vẫn giữ tấm lòng son sắt thủy chung với đất nước, nhân dân.

⇒ Nguyễn Đình Chiểu là một người có tài, nhưng cuộc đời không may mắn, ông trải qua nhiều khó khăn. Nhưng vượt lên sự khó khăn đó, ông sống giàu nghị lực, vượt qua khó khăn, giàu lòng nhân ái giúp đỡ người khác, có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường trước kẻ thù.

Câu 2 

Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu dựa trên tình thương người. Ông thấu hiểu nỗi khó khăn của những con người khốn khổ, hết lòng giúp đỡ người khác. Đây là tư tưởng chủ đạo của đạo

Tình yêu nước trong văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua những dòng văn ghi lại chân thực đau thương một thời của đất nước, làm tăng nhuệ khí chiến đấu. Ông thẳng thắn tố cáo tội ác của quân thù, ngợi ca sĩ phu yêu nước, đồng thời phản kháng mãnh liệt sự dụ dỗ của quân địch. Tác phẩm của ông đã khích lệ cao tinh thần chống giặc của nhân dân, đánh thức lòng yêu nước, đồng thời chỉ ra con đường đúng đắn.

Sắc thái Nam Bộ trong văn ông thể hiện qua các nhân vật từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên,…Sắc thái Nam Bộ còn thể hiện qua lối thơ  thiên về kể truyện mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học Nam Bộ.

Câu 3

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều là những con người yêu nước, thương người nên thơ văn của họ đều giàu lòng yêu nước và lấy nhân nghĩa làm nền tảng. Nhưng nếu Nguyễn Trãi chỉ cho rằng nền tảng nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân thì Nguyễn Đình Chiểu lại lấy cuộc sống thường ngày của nhân dân, gần gũi với nhân dân là tiền để của nhân nghĩa.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm Văn 11 tập 1 trang 65

Soạn Văn 11 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Giống như bố cục chung của các bài văn tế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng có cấu trúc cơ bản: Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

- Lung khởi (từ đầu … tiếng vang như mõ): cảm tưởng chung về cuộc đời những người chiến sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (từ Nhớ linh xưa ... tàu đồng súng nổ): hồi tưởng cuộc đời và chiến công từng ghi danh của những người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng … cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) : tiếng than của tác giả, thương tiếc các nghĩa sĩ đã mất và người thân của họ.

- Kết (còn lại) : người đứng tế mang một tình cảm xót thương với linh hồn người chết

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hình ảnh của người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế:

- Xuất thân:

+ những người nông dân chăm chỉ côi cút làm ăn quanh năm, dung dị hiền lành, những nét đặc tả chân thực và sống động nổi bật lên cuộc sống giản dị, khát vọng trong sáng của người dân cày vất vả.

+ Hồ Chí Minh quan niệm công nhân là lãnh đạo cách mạng, mà nông dân là nguồn gốc của công nhân. Nguyễn Đình Chiểu đã có một tư tưởng tiến bộ khi nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong nền văn học trung đại bấy giờ người ta thường ngợi ca những anh hùng xuất thân là quan tử, nho sĩ mà quên mất đề cao cái gốc yêu nước là người nông dân

+ Người nông dân nghĩa sĩ bước vào văn học không còn là những người mẹ người cha cần cù nuôi con đi học, họ là các anh hùng, nhà thơ dạo những nốt đầu tiên nâng tầm hình tượng người nông dân nghĩa sĩ

- Phẩm chất:

+ Những người nông dân Nam bộ chăm chỉ cần mẫn, chất phác giản dị, ngôn ngữ mộc mạc

+ Họ có một niềm căm thù giặc sâu sắc luôn nung nấu trong tim, đặc biệt khi giặc đến họ sẵn sàng cầm giáo đánh giặc

+ Những con người đầy đức tính cao đẹp, có ý thức tự tôn dân tộc, yêu nước lại thêm tinh thần mến điều nhân nghĩa, mến nghĩa khí nên tinh thần đánh giặc vô cùng cao

- Giá trị nghệ thuật

+ Xây dựng hình ảnh nhân vật chân thực, đáng mến: con người nông dân nghĩa khí, người nông dân quen đất quen cây nay dũng cảm cầm lên cây mác sẵn sàng đón giặc.

+ Từ ngữ mộc mạc thể hiện được con người Cần Giuộc chất phác, đậm chất Nam Bộ.

+ Sử dụng các hình ảnh so sánh, động từ mạnh.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Viết nên bài văn tế này, Nguyễn Đình Chiểu có nhiều xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc, tựu chung lại là tiếng khóc bi tráng (bi tráng chứ không phải bi thương)

+ Là nỗi xót thương cho số phận và cái chết những người nông dân mộc mạc, vất vả

+ Cái chết của người trên chiến trận cũng là nỗi xót xa cho người thân họ nơi hậu phương, tiền tuyến

+ từ tình thương để thức tỉnh và kéo theo nỗi căm hận cho những tên giặc gây ra nghịch cảnh đau khổ này

- Tiếng khóc cho các nghĩa sĩ nông dân là tiếng khóc đau thương nhưng không chút bi lụy, bởi còn bao nhiêu tương lai phía trước, nhà thơ còn tràn đầy niềm tự hào, niềm kính phục và ngợi ca những người nông dân anh hùng dũng cảm đã chiến đấu vì dân tộc

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Khó có thể nói một bài văn, bài thơ có được sức mạnh biểu cảm nếu không xuất phát từ những cảm xúc chân thật toát ra từ chính tâm hồn tác giả. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng vậy, để có được sức biểu cảm thì ý thơ, giọng điệu, hình ảnh phải xuất phát từ tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

- Chúng ta thử phân tích một số câu tiêu biểu cho sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế:
"Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ." à Sử dụng từ ngữ như tác giả đang trách than “đau đớn”, kết hợp với cái bóng dáng, cái hình ảnh xiêu vẹo thiếu sức sống “dật dờ”. Cái dật dờ đó có dễ dàng chi, có điểm tựa gì khi con ngõ thưa thớt không chỗ bám víu.

"Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ." à Sự buông xuôi, buồn khi chấp nhận sự mất mát to lớn.

Luyện tập

- Giải thích:

Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận định: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay là vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục". Đây là một ý kiến xác đáng và hợp lý thời kỳ đầu kháng chiến chống pháp. Đó là quan niệm về truyền thống cao đẹp từ xa xửa xa xưa, truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước. Cha ông ta nhìn trời ngay thẳng, hướng con tim về một nơi về một hướng. Hướng về chữ nhục và vinh. Vinh là đánh Tây, đánh kẻ xâm lược. Nhục thì hiển nhiên rồi, đó là cái cúi đầu trước giáo mác súng đạn kẻ thù, những kẻ cướp nước. Sống sạch sẽ, yêu nước đánh giặc thì chết vẫn vinh, sống nhơ nhuốp, sống theo tây thì sống chỉ là sống nhục.

Lời lẽ thể hiện một sự rõ ràng, kiên quyết về quan niệm sống chết vinh nhục ngàn đời noi theo.

- Tại sao lại dẫn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vào những lời nói này, hẳn là chúng giống nhau. Giống bởi Nguyễn Đình Chiểu rất sâu sắc để người nghe nghiệm ra những triết lí nhân sinh đáng quý:

+ Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ

+ Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ

+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu đầu Tây, ở với man di rất khổ.

+ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện trả thù kia

- Gợi ý sau:

+ Sự liên quan giữa người nông dân nghĩa sĩ với nhân dân ta thời kỳ đầu kháng chiến Pháp về quan niệm về sống vinh – chết nhục

+ Người nông dân - những người nghèo khổ, chạy trời lo đất chăm lúa, cuộc sống cơm áo chật vật quẩn quanh. Điều này càng tôn lên tình yêu nước và lòng căm thù giặc cao độ mãnh liệt khi xung phong vào chiến trận tử thần.

+ tinh thần chiến đấu anh hùng và quả cảm.

+ Cái chết của họ là cái chết vinh, họ lựa chọn như vậy vì tình yêu nước, vì lũ giặc khôn manh. Thà chết chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh này có phần đúng. Thà chết còn hơn nỗi nhục mất nước, còn hơn cuộc sống kham khổ cúi mình.

+ Bài văn tế khắc họa hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ anh hùng, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mĩ. Cái chết chỉ là ngọn lửa nhen nhóm mạnh hơn sức mạnh dân tộc, ý chí tự do.

Soạn bài Chiếu cầu hiền Văn 11 tập 1 trang 70

Câu 1

Bố cục:

- Phần mở đầu (từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền vậy”): nhiệm vụ của người hiền.

- Phần nội dung (tiếp theo đến “ vì mưu lợi mà phải bán rao”)Kêu gọi người hiền ra giúp đất nước.

- Phần kết (còn lại): lời bố cáo

Nội dung: Văn bản cầu hiền khẳng định để xây dựng đất nước cần có sự góp sức của người hiền, từ đó kêu gọi người hiền ra giúp sức.

Câu 2 

Đối tượng của bài chiếu là các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân chăm họ. Nhà vua đưa chiếu để kêu gọi nhân tài ra góp phần xây dựng đất nước, kiến thiết triều đại mới.

Bài viết khá chặt chẽ, nêu ra vai trò quan trọng của người hiền bằng những câu văn khoan thai, thể hiện thái độ khẩn thiết, thành khẩn cầu người tài của Quang Trung.

Từ ngữ mẫu mực, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ nhưng vẫn thể hiện tình cảm tha thiết, tạo sự thuyết phục cao, đồng thời bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết.

Câu 3 

Bài chiếu cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Quang Trung. Ông nhận ra tầm quan trọng của người tài trong việc xây dựng đất nước nên mới nghĩ đến việc viết chiếu cầu hiền. Nó thể hiện tấm lòng trân trọng người tài của ông. Đồng thời, cũng cho thấy ô là người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, hết lòng xây dựng đất nước

Soạn bài Xin lập khoa luật Văn 11 tập 1 trang 73

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Theo Nguyễn Trường Tộ thì Luật bao gồm các lĩnh vực: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh

- Nguyễn Trường Tộ đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây bằng cách nêu trường hợp được thăng chức chứ không bị phiếm truất khi tuân theo luật: "ở các nước phương Tây, phạt những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị phiếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc" → tác giả đa đặt luật ở một mức độ cao, tôn trọng và nâng tầm những người hiểu luật, biết dùng luật vào chính sự quốc gia, "Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật"

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Trường Tộ cũng đưa ra quan điểm của mình về thái độ nên có của con dân trong nước, của vua quan trong triều đối với luật pháp – thái độ nghiêm túc: “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước”,

- Tại sao ông có chủ trương như vậy? Vì các lĩnh vực của luật là kỉ cương, uy quyền, chính lệnh đều có mục đích chung góp phần giữ vững sự tồn tại của đất nước, luật là những điều lệ đi đến mọi ngóc ngách của xã hội và chính sự, bao trùm lên tất cả. Nếu đất nước thiếu luật, hay ít hơn là người dân người quan không hiểu không biết áp luật thì kỉ cương vững vàng làm sao cho vừa, uy quyền đâu còn tôn nghiêm, chính lệnh ban ra có ai phục tùng.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nho học truyền thống từng thấm sâu trong suy nghĩ từng người trí thức, thậm chí những người không biết chữ. Tuy vậy tác giả cho rằng Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu một số lý do dưới đây:

+ Nho học đề cao lễ nghĩa đạo đức, lấy đó làm chuẩn mực chung, làm lẽ sống còn của con người, nhưng Nguyễn Trường Tộ vẫn tin rằng trung hiếu mới chính là cái gốc của đạo làm người.

+ Những người đi học, có học chữ, có học đạo nhưng nhiều người vẫn hỏi nhau một lời có thựuc hiện được hay không? Ấy là lối học xưa cũ chỉ chăm chăm vào sách vở vào giấy suông mà ai làm theo cũng không biết, không làm theo không bị phạt mà có làm cũng không có thưởng. Đó là một hạn chế của đạo Nho

+ Đấy thế cho nên, học nhiều học ít cũng chỉ là biết vào đầu, mà có khi còn biết sai, người ta có làm theo đâu mà đòi sửa đổi được tâm tính, bản chất tàn bạo và những lỗi lầm

- Luật mang tầm ảnh hưởng lớn đến các quyết định quốc gia, vua chúa là người đứng đầu lãnh đạo đất nước thì càng phải học luật, càng phải hiểu luật. Các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước một phần nhờ hiểu lòng dân, hiểu đạo dân, nhưng tựu chung 1 điều rất quan trọng là đều hiểu luật. Sách hay sách ngẫm thì trị dân vẫn cần cái đầu lạnh: tức là hiểu luật ấy.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Chẳng bao giờ người ta có thể tách luật pháp ra khỏi mối quan hệ với đạo đức.

- "Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lõi công bằng trong luật mà xử thì mọi quyền pháp trong luật đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không?...".

- Như thế, theo Nguyễn Trường Tộ, đạo đức được dung dưỡng sẽ ý thức được việc thực hiện pháp luật đúng đắn, nhắc nhở lương tâm người ta về lẽ sống về cái nên có để hiểu luật, luật là phải đúng đắn, phải công bằng thì đạo đức sẽ có lý do duy trì.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nho gia từ xưa đã thấm nhuần trong tư tưởng con người, tác giả nhắc đến quan niệm đạo Nho về đạo đức để cho thấy luật pháp đã có một vị trí quan trọng trong lòng người đi học: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”

+ Tam cương ngũ thường – cái luật len sâu vào từng gia đình, từng mặt của xã hội phong kiến, đó được coi là cái rễ nhằm giữ vững kỉ cương đất nước.

+ Đạo Nho thiên về đức, mà tác giả cho rằng luật có thực tiễn mới thực sự có tác dụng, vì thế ông phê phán tính chất vô tích sự, nói suông của đạo Nho

+ Vì thế mỗi người cần hiểu luật, sống áp dụng luật đúng đắn.

- Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử - ông tổ đạo nho xưa –bởi chính Khổng Tử nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

→ nghệ thuật biện luận trong đoạn trích được sử dụng trong trường hợp này là “gậy ông đập lưng ông”, nó sẽ tác động trực tiếp mạnh mẽ vào tâm lý người đọc.

Soạn bài Hai đứa trẻ Văn 11 tập 1 trang 101

Câu 1

Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn, chỉ từ lúc buổi chiều cho đến khi đoàn tàu đi qua phố huyện lúc đêm.

Không gian được miêu tả là khung cảnh phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám, xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Cánh vật xoay quanh cửa hàng nhỏ của hai chị em, có đường sắt và một ga tàu gần bờ sông. Theo thời gian khung cảnh cũng thay đổi, từ buổi chiều có tiếng ếch nhái kêu râm ran đến đêm im ắng, tối im lim, rất ít đèn.

Trong chuyện còn nhắc đến không gian cuộc sống của gia đình Liên qua dòng hồi tưởng của hai chị em. Đó là không gian nhộn nhịp, tấp nập, huyên náo, lúc nào cũng sáng ngập ánh đèn của đường phố hà nội, nhưng cũng thật xa xăm vì giờ nó chỉ có trong hồi ức của hai chị em.

Câu 2

Cuộc sống của người dân phố huyện được miêu tả là một cuộc sống nghèo đói, tàn tạ. Tất cả được cảm nhận qua cái nhìn của Liên. Cảnh vật thay đổi dần theo thời gian.

- Từ cảnh ngày tàn với những tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve nhắc nhở về màn đêm đang dần buông xuống, như báo trước cho một đêm đen im lặng.

- Tiếp đến cảnh chợ tàn hiện lên với hình ảnh những đứa trẻ nhặt nhạnh đồ còn sót lại sau phiên chợ, mùi ẩm mốc quen thuộc,.. Khung cảnh mở dần ra cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn.

- Không gian được miêu tả kỹ lưỡng nhất vào buổi tối. Không gian được miêu tả với bóng tối bao trùm muôn nơi, từ đường phố đến đường ra sống tối,… Một vài ngọn đèn sáng leo lắt như những kiếp lầm than vẫn tìm đường sống trong đêm tối.

- Giữa khung cảnh ấy, hiện lên hình ảnh những con người nghèo khổ, tàn tạ. Học sống trong bóng tối, vật vờ, lay lắt như những cái bóng, nhưng họ vẫn sống và ôm hi vọng về một tương lai.

⇒ Qua cái nhìn của Liên, phố huyện hiện lên với bóng tối, nó cũng là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ. Và con người trên cái nền đó càng khắc sâu sự nghèo đói, khó khăn, như  cái vòng luẩn quẩn không ngừng.

Câu 3

Tâm trạng của Liên và An Trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

- Chị em Liên cảm nhận khung cảnh làng quê bằng những cảm xúc rất riêng. Trước sự nghèo đói, trước cảnh đìu hiu của làng quê, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Đó là cái buồn trước cảnh nghèo đói, trước ngày tàn đến gần. Bằng khả năng quan sát, sự nhạy cảm của mình Liên đã nhận ra sự đặc biệt của nơi đây, cái mùi riêng của đất..

- Khi phố huyện chìm vào màn đêm, Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời. Trước cảnh đêm yên tĩnh, với những vật quen thuộc với làng quê như trời sao, đom đóm,…, trong lòng Liên hiện lên những cảm xúc mơ hồ. Đó có thể là chút lo sợ giữa khung cảnh đêm tối im lặng, cũng có thể là cảm xúc êm đềm trước cánh hoa rơi rụng.

* Liên và An có sự đồng cảm, xót xa khi lặng lẽ quan sát cuộc sống của con người nơi đây. Họ là những kiếp người lầm than, lay lắt sống qua ngày, nhưng họ vẫn giữ một niềm tin bất diệt như ngọn đèn trên tàu đêm nào cũng đều đặn xuất hiện.

Câu 4

Trong truyện, hình ảnh con tàu là hình ảnh khá có ý nghĩa:

- Nó xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm(10 lần).

- Chuyến tàu mang ánh sáng đến từ thế giới khác, một thế giới ồn ào, nhộn nhịp như âm thanh nào nức, sự đông đúc của hành khách trên con tàu. Sự nhộn nhịp ấy đối lập hoàn toàn với cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ, quẩn quanh nơi phố huyện. Nó gợi lại về ký ức tuổi thơ, về cuộc sống nhộn nhịp, huyên náo ở Hà Nội của hai chị em. Đây là sự mong đợi duy nhất của hai chị em trong ngày.

Chuyến tàu trở thành điều mà chị em Liên mong ngóng hằng ngày, nó là đánh dấu kết thúc một ngày của hai chị em. Trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, nghèo đói nơi phố huyện, cuộc sống nhộn nhịp của con tàu đưa đến cho hai chị em niềm hi vọng về cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi trước đây.

Từ tâm trạng của hai chị em, Thạch Lam gửi đến bài học con người không nên sống mãi trong cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh, mà hãy hướng đến một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Câu 5

Truyện ngắn thể hiện rõ nét tài năng của Thạch Lam trong nghệ thuật miêu tả và giọng văn:

- Về nghệ thuật miêu tả, Thạch Lam đã khắc họa sinh động cảnh vật, đem đến chi người đọc cảm nhận chân thật về khung cảnh nơi phố huyện, đồng thời nhà thơ tinh tế nhận ra những sự chuyển biến của cảnh vật cũng như tâm trạng con người, từ đó có những miêu tả rõ nét, cụ thể.

- Về giọng điệu, truyện ngắn có giọng điệu nhẹ nhàng theo mạch truyện đơn giản, nhưng ta vẫn cảm nhận được chất chữ tình thấm đẫm trong tác giả. Truyện không đẩy lên cao trào nhưng cảm xúc rất trọn vẹn, có lẽ nó đến từ nỗi buồn, sự xót thương với cuộc sống nghèo khổ, tù túng ẩn chứa trong giọng điệu.

Câu 6 

Truyện thay lời Thạch Lam cảm thông trước những số phận bi thảm trước Cách mạng tháng Tám, một cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, lay lắt qua ngày trong đêm đen tĩnh mịch. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trân trọng những giá trị nhỏ bé, những mong ước nhỏ nhoi của họ như đặt niềm tin vào ngọn đèn tàu, giống như đợi chờ một cái ánh sáng đến cuộc đời họ.

Luyện tập

Câu 1 

Chi tiết đoàn tàu tạo thành điểm nhấn cho tác phẩm. Dường như tất cả con người đều trông chờ ánh đèn ấy. Nó báo hiệu đoàn tàu đến, có thể là học sẽ kiếm thêm thu nhập từ những người khách. Ánh sáng ấy trở thành biểu tượng của một cuộc sống tốt đẹp, nhộn nhịp, thứ mà họ mơ ước.

Câu 2 

Truyện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam:

- Cốt truyện đơn giản, không có uẩn khúc, không có nút thắt, không có cao trào, câu truyện nhẹ nhàng theo dòng chảy nhưng vẫn lôi cuốn người đọc ở cảm xúc, ở tâm trạng của nhân vật.

- Tác giả đã tinh tế nhận ra sự thay đổi của cảnh vật và tâm trạng, miêu tả chúng một cách cụ thể, gần gũi từ đó khiến câu truyện mạch lạc, gần gũi người đọc hơn.

- Bút pháp tương phản đối lập sử dụng xuất sắc, vừa khắc họa khung cảnh thật điêu tàn, nhưng vẫn mang đầy chất lãng mạn.

- Giọng điệu nhẹ nhàng như thủ thỉ tâm tình, khiến cả tác phẩm như một trang nhật ký ghi chép lại, dễ đi sâu vào lòng người.

Soạn bài Chữ người tử tù Văn 11 tập 1 trang 144

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Có rất nhiều truyện ngắn nắm bắt được cái xuất sắc của tình huống và khai thác nó, với Chữ người tử tù cũng vậy. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông dựng nên cảnh cho chữ ở nơi tối tăm xấu xí thành một cảnh cho chữ xuất thần của người nghệ sĩ Huấn Cao. Tưởng chừng kẻ xấu là viên quản ngục, nhưng không, viên quản ngục cũng chỉ là nạn nhân của xã hội, một tấm lòng đẹp nhưng vì hoàn cảnh trở nên xấu xí tàn bạo ở lớp vỏ của người coi phạm nhân. Chính vì thế cái đẹp tâm hồn khi gặp Huấn Cao- một tử tù lại càng đẹp hơn. Đó chính là giá trị của nghệ thuật, của cái đẹp tâm hồn thoát xác khỏi chiếc áo danh phận.

- Tác dụng của tình huống đặc biệt: tôn lên vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao – con người tài hoa và nét đẹp tâm hồn của viên quản ngục. Chúng cũng tô đậm sâu sắc chủ đề ca ngợi cái đẹp, nghệ thuật, cái thiện chiến thắng tà ác giữa không gian tối tăm của cái ác. 

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao

Cái đẹp lẩn khuất và len lỏi mọi nơi, dù cho nơi đó bao trùm bóng tối. Huấn Cao và viên quản ngục là hình ảnh thể hiện điều đó.

    ∗ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa

- Một con người có nhân cách của người nghệ sĩ, có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp – con chữ thể hiện con người và tâm hồn. Mỗi đường mỗi nét chữ đều lan tỏa, chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành

 - Người ta đồn: Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời. Ấy mới bảo chữ ông đẹp và quý lắm

    → Đó chính là truyền nhân của hình tượng tài hoa mà Nguyễn Tuân viết nên, ông ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao cũng là ca ngợi cái đẹp, cái xuất sắc. Từ đó toát lên tư tưởng trọng người tài hoa, yêu mến nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. 

  ∗Huấn Cao là con người có khí phách hiên ngang

- Thái độ, tư thế của người có đạo đức: dỗ gông, nhận rượu thịt một cách thản nhiên. Và tư thế với cái ác cái xấu luôn vững vàng. 

  ∗ Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

- Quan niệm cho chữ: không coi trọng tiền bạc, vì cái đẹp con chữ không đến từ tiền : trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

- Thái độ với quản ngục:

     + Khinh miệt khi ban đầu cho rằng tên coi ngục cũng chỉ là kẻ tiểu nhân.

     + Khi đã nhận ra, Huấn Cao xúc động trước tấm lòng chân thành và yêu cái đẹp của quản ngục, ôngđã coi quản ngục là tri âm tri kỉ 

  → Huấn Cao là khuôn mẫu của con người có có vẻ đẹp uy nghi, đan cài hài hòa cái tài cái tâm nghệ sĩ, bậc anh hùng vững vàng đứng hiên ngang dẫu giông bão ập đến.

    b. Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp

- Cái đẹp đi liền với cái thiện

 - Chỉ có sự dung hòa giữa cái tâm – cái tài thì đó mới là một nhân cách đẹp

 - Nguyễn Tuân ca ngợi và quý trọng Huấn Cao, tiếc nuối những người nghệ sĩ có tâm có tài như ông Huấn

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Để trở thành một nhân vật được Huấn Cao cảm kích yêu quý, nhân vật quản ngục ấy hẳn là một người có say mê, có tình yêu với nghệ thuật, đồng thời cũng là người có tài năng. Dù là khi chưa gặp Huấn Cao hay là khi đã gặp rồi, con người ấy vẫn giữ được nét phẩm chất đáng quý là yêu mến cái đẹp. Viên quản ngục ngợi khen cái tài cái tâm của người viết nên các nét chữ đẹp, khen ngợi Huấn Cao (một tử tù) có một chí khí ngang tàng, đồng thời trân trọng người có tài mà muốn biệt đãi Huấn Cao trong những ngày ở tù khổ cực. Còn khi đã gặp Huấn Cao rồi, con người ấy thể hiện thái độ tôn trọng của mình, dùng phẩm chất của mình để khiến Huấn Cao nhận biết được tấm lòng mình, ông đã thiết đãi đặc biệt tử tế với một kẻ tử tù có tài có tâm.

Con người đẹp khi họ có tâm hồn đẹp. Viên quản ngục ở đây cũng vậy, tác giả đã ngợi ca con người ấy như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, bởi người đại diện bảo đảm cho cái ác lại có một tâm hồn thiện nghệ, một  tâm hồn nghệ sỹ. Ông ta có thú say mê thư pháp mà chỉ những người yêu cái đẹp mới nuôi dưỡng được tình yêu này. Mà thú chơi chữ ấy có đơn thuần là một con chữ đâu, con chữ ấy phải được viết ra bởi một người cao quý trong sạch như Huấn Cao. 

Nói vậy đã rõ, quản ngục chính là  một tấm lòng trong thiên hạ như Huấn Cao đã nói, cũng là một nốt nhạc trong giữa chốn ngục tù như.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Cảnh cho chữ thì không có gì lạ vào thời thư pháp lên ngôi bấy giờ. Nhưng để trở thành một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” thì nó thật không đơn giản chút nào. Nó phải có dấu ấn, phải có đặc biệt để trở thành cảnh tượng hiếm hoi và đáng trân trọng.

Xét nét khung cảnh ấy, con chữ đẹp đến mấy cũng dễ bị mờ bẩn bởi không gian tăm tối của chốn ngục tù. Nhưng không, nơi này tối tăm thật, bẩn thỉu ẩm ướt thật, nhưng nó chỉ càng làm tôn lên con chữ và tấm lòng người cho chữ cũng như người xin chữ mà thôi. Tại sao phải cho chữ trong không gian tối và thời gian đêm khuya như thế? Có khó nói gì không? Có đấy. Một câu hỏi tại sao không khó để trả lời, ấy là bởi điều này không thể thực hiện giữa ánh sáng ban ngày, giữa ánh sáng độc ác của xã hội, của chế độ, nó bị kìm hãm. Nhưng chính cái kìm hãm đó mới nói lên giá trị của cảnh cho chữ hiếm thấy.

 - Cảnh tượng đẹp cũng bởi hai con người mang danh nghĩa của hai giai cấp, hai thế lực khác nhau lại có nút giao giữa thế giới tâm hồn. Người cho chữ là tử tù, mất tự do, khắp người là gông là xích, còn người kia, con người xin chữ ấy lại là kẻ giữ khóa gông xích nhưng không thể mở khóa theo ý mình, ngược lại với quyền năng cầm khóa, người quản ngục lại khúm núm trong thế bị động. Người tử tù là người đem tặng chữ và cũng là người cho lời khuyên.

- Sự hoán đổi ngôi vị tạo ra thế nghịch đảo trong tình huống. Người tử tù đưa ra lời khuyên rằng cái đẹp có thể mọc mầm và dưỡng trong nơi tối tăm của cái ác. Nhưng nó không thể hòa thuận sống chung mãi được. Vì thế con người chốn tăm tối địa ngục chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi thiên lương được vững vàng. Đây cũng là thông điệp ý nghĩa mà Nguyễn Tuân đưa ra tới người đọc, cảm hóa con người. Cái đẹp, cái tài, và thiên lương trong sáng được cảm hóa bởi một người tử tù đã mang đến ánh sáng tươi mới cho truyện ngắn.

Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Tuân thật sự là bậc thầy khi sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, nghệ thuật lãng mạn, tương phản. Hình tượng nhân vật được khắc họa qua những tình huống éo le kịch tính (người có thiên lương lại làm nghề giết chết thiên lương). Nhân vật trong truyện được lí tưởng hóa  về vẻ đẹp nội tâm đến mức phi thường. Rồi thì tác giả cũng hài hòa và sâu sắc trong sử dụng ngôn từ cổ kính sang trọng giàu tạo hình và gợi cảm. 

Luyện tập

Huấn Cao – một người tài hoa và có tâm với chính nghĩa, với nghệ thuật. Hình ảnh Huấn Cao được khắc họa qua các tình huống éo le, qua ngôn ngữ và nhân phẩm cao đẹp. Ông loáng thoáng xuất hiện ở đầu truyện qua lời qua tiếng đồn về tài viết chữ rất nhanh rất đẹp. Người ta bảo nhau chữ ông Huấn là báu vật đời người, thế nên có được chữ của  ông khác nào có được con chữ đầy khát vọng, đầy hoài bão tung hoành. Một con người chịu gông xích trên người nhưng không bao giờ khuất phục, mang trong mình khí phách hiên ngang, khí phách của người có đức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Một con người bị lấp trong bóng tối của ngục tù tối tăm bẩn thỉu nhưng chưa bao giờ bị mờ đi thiên lương trong sáng và nhân phẩm cao đẹp. Ông dồn tâm tình vào con chữ nên ông quan niệm chỉ cho chữ những người xứng đáng, không vì vàng bạc mà cho chữ. Đối với viên quản ngục, Huấn Cao không cho chữ nếu chưa rõ tấm lòng quản ngục, ông từng cho rằng quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân mà tỏ khinh biệt. Nhưng khi đã rõ lòng người, Huấn Cao không ngại gì cho chữ mà còn coi quản ngục như một tri kỉ. 

Vốn dĩ Huấn Cao được Nguyễn Tuân viết lên thật có vẻ đẹp đủ đầy giữa tài và tâm, cái tài cái tâm của một người nghệ sĩ, của bậc anh hùng có khí phách.

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia Văn 11 tập 1 trang 128

Câu 1

Nhan đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” đã đặt ra cho người đọc một câu hỏi. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng khi đạt được điều mình mong muốn, trong khi đó, “tang gia” là chỉ gia đình có người mất, gia đình ấy thường sẽ đau khổ khôn nguôi trước sự mất mát. Nhưng ở đây, gia đình đánh nhẽ phải đau khổ, lại có hạnh phúc? Nó tạo ra sự mâu thuẫn đối lập trong tâm lý con người, giữa một bên là đau khổ mất mát, một bên lại là hạnh phúc, vui sướng, đem đến cho người đọc sự thích thú, tò mò đoán xem tại sao lại có tiêu để như vậy, đồng thời. nó cũng báo trước sự diễn ra của một câu chuyện đầy nghịch lý, trái với lẽ thường.

Vũ Trọng Phụng đã xây dựng lên tình huống truyện: cụ tổ mất đi nhưng cả gia đình lại thấy hạnh phúc, vì bản di chúc được thực hiện, và mỗi người đều có suy tính riêng của mình chứ không hề đau buồn trước cái chết của cậu. Cốt truyện được xây dựng độc đáo, tình huống mâu thuẫn thu hút sự chú ý của người đọc, vừa mang đầy sự trào phúng, có ý nghĩa nhân văn nhân đạo cao.

Câu 2

Cái chết của cụ tổ là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình bởi lẽ nó đồng nghĩa với việc bản di chúc sẽ được thực hiện, họ sẽ được thừa hưởng khối gia sản khổng lồ ở thực tế chứ không phải trên giấy tờ nữa.

- Mỗi người lại có cho mình niềm vui, dự định riêng của mình.

+ Cụ Hồng mơ tưởng đến giây phút được gọi là cụ cố, mong đến giây phút mình ho khạc thể hiện sự già yếu, thương tâm trước cái chết của cha.

+ Ông Văn Minh vui mừng với số tiền sắp được nhận được khi bản di chúc được đưa vào thực tế.

+ Bà Văn Minh thì mong đến giây phút được mặc những mẫu quần áo cách tân táo bạo nhất.

+ Tuyết nhân dịp tang ông để chứng tỏ với thiên hạ rằng mình vẫn còn nửa chữ “trinh”, rằng bản thân mình không hư hỏng nhưng suốt buổi lễ lại buồn vì không thấy bạn giai.

+ Cậu Tú Tân thì chỉ mong đến giây phút được sử dụng chiếc máy ảnh mới.

+ Ông Phán mọc sừng bất ngờ vì được nhận thêm tiền nhờ cái sừng của mình.

+ Xuân Tóc Đỏ nhờ cái chết của cụ tổ ngày càng trở nên nổi tiếng và danh giá.

- Những người đến đưa ma cũng có được niềm vui cho chính mình:

+ Hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa vui mừng vì được thuê giữ trật tự đúng lúc thất nghiệp. Đây là cơ hội tốt, nhẹ nhàng để kiếm tiền.

+ Đây là dịp để bạn bè của cụ cố Hồng khoe khoang những huân chương, các mốt mới,…

+ Người đi đưa ma thì nhân cơ hội để hẹn hò, tán tình nhau, bình phẩm nhau,…

Tác giả vẽ lên bức tranh về một đám tang đầy lố lăng, mỗi người đều có niềm vui riêng, không một ai xót thương cho người đã mất. Tác giả đã khai thác, lột tả hết các yếu tố gây cười trong đám tang này, từ đó phản ánh thực trạng của xã hội thực dân Âu hóa với tất cả sự lố lăng, đồi bại, méo mó về nhân cách và đạo đức con người.

Câu 3 

Trong con mắt của người đứng xem, đây là một đám ma long trọng, có kèn trống đủ cả, đông đúc người tham dự với những con người đức cao vọng trọng, có địa vị, có danh tiếng. Một đám ma khiến người đã chết cũng cảm thấy vui vẻ.

Nhưng thực chất là một đám ma đầy sự ô tạp, Ta- Tây- Tàu lẫn lộn, tạo sự ồn ào khó chịu. Mỗi người tham dự đều có mục đích toan tính riêng của mình, không ai thực lòng thương xót người đã mất, kẻ đến khoe khoang thành tựu, người đến chim nhau, bình phẩm nhau, kẻ lại đến để chụp ảnh như đi hội,… tất cả giấu sau vẻ mặt buồn rầu của người đưa ma.

Mỗi con người tham gia đám tang đang diễn một vai của mình trong vở kịch đầy nhố nhăng và giả tạo. Nó phơi bày thực trạng thối nát của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.

Câu 4

Đây là một xã hội thối nát, nơi đạo đức con người suy đồi, họ sống giả tạo, mỗi người đều mang cái mặt nạ của riêng mình. Trước tình trạng đó, Vũ Trọng Phụng vừa vạch trần sự thật, vừa thể hiện thái độ tố cáo, đả kích những con người thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng sống đầy giả dối đó.

Câu 5 

Nghệ thuật trào phúng thể hiện trước hết qua nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc sắc, tình huống đan xen, đồng thời tác giả khai thác tối đa các tình huống đối lập gây cười nhằm, kết hợp giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu đã vạch trần những góc khuất của xã hội thượng lưu dối trá bấy giờ. Nghệ thuật trào phúng còn thể hiện qua ngòi bút miêu tả sắc sao. Mỗi nhân vật đều được miêu tả kỹ lưỡng về suy nghĩ và cả cách thể hiện ra ngoài, tạo nên hai mặt đối lập đầy trào phúng.

Luyện tập

Câu 2 

Mâu thuẫn trong tác phẩm thể hiện trước hết ở nhan đề, sau đó đến tình huống truyện và mâu thuẫn giữa nội tâm thực sự và biểu hiện của những người đi đưa ma.

Bức chân dung châm biếm thể hiện qua hầu hết nhân vật như cụ Cố Hồng, ông bà Văn Minh, cậu Tú Tân, cô Tuyết, Xuân tóc đỏ,…


Soạn bài Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao Văn 11 tập 1 trang 142

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Để trở thành một nhà văn hiện thực, hẳn nhiên người đó phải có vốn sống vốn hiểu đời rất sâu sắc. Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc cũng bởi sự hiểu đời một cách rành mạch như thế. Sự nghiệp văn học của ông ảnh hưởng rất nhiều bởi tiểu sử và con người Nam Cao.

- Về tiểu sử, Nam Cao là con một gia đình nghèo, người nghèo thường đẻ đông con. Ông ra đời vào năm 1917 và mất năm 1951 với tên khai sinh Trần Hữu Tri. Cuộc đời của ông thật sự vất vả khi mà dành công dành sức của mình làm thầy giáo ở quê sau hơn ba năm bôn ba Sài Gòn. Thế mà cuộc đời oái oăm thay, để ông chịu cảnh trường đóng cửa vì quân Nhật tiến vào Đông Dương đẩy Nam Cao vào một cuộc đời chật vật, sống lay lắt bám theo cây bút và nghề dạy bằng việc viết văn và đi gia sư.

Nhận thức được cách mạng, Nam Cao quyết định theo chân cách mạng từ 1943, ông tích cực chiến đấu bằng ngòi bút. Tuy nhiên cho đến 1951, ông tử nạn khi bị giặc phục kích.

- Về con người, có thể nói Nam Cao là một người lạnh bên ngoài, ấm bên trong. Ông được người ta nói đến như một con người sống rất nội tâm, vẻ ngoài lạnh lùng nhưng phần bên trong lại luôn luôn sục sôi, ông nghiêm khắc đấu tranh với chính bản thân mình, mâu thuẫn với thực tại xã hội, ông luôn muốn thoát khỏi những nhỏ nhen tầm thường của cuộc sống và hướng tới cái cao đẹp, cao đẹp không phải ở vẻ ngoài mà ở bên trong tâm hồn,. Điều này tạo nên thành công cho Nam Cao trong những nét bút khắc họa sâu sắc đời sống nội tâm của con người, đặc biệt là những người trí thức nghèo.

Hướng tới các giá trị bên trong con người, Nam Cao thực là một nhà văn, một người trí thức có tấm lòng đôn hậu, giàu lòng nhân ái với những người nghèo khổ, những người nông dân trong xã hội. Vì thế mà những suy tư của ông về người nông dân trên trang giấy lúc nào cũng thấm đượm đạo lý nhân ái, tinh thần nhân đạo.

Vả chăng vì nội tâm sâu sắc và nhân ái mà Nam Cao luôn day dứt trong mình những suy tư, những trầm mặc về cuộc sống, đẩy các sáng tác của ông vào mặt triết lý sâu sắc.

Quả thực nhìn vào tiểu sử và con người Nam Cao, chúng ta đều công nhận rằng con người Nam Cao cũng như những lao động nghệ thuật của ông là một tấm gương mẫu mực cho hậu thế, cho các cây bút trẻ.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Theo như các ghi chú trong SGK, chúng ta nhìn ra được quan điểm nghệ thuật của Nam Cao có các nội dung chính là khẳng định giá trị văn học nghệ thuật, đề cao sự sáng tạo, nhân cách nhà văn:

- Nam Cao từng viết “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”, đấy cũng là tiếng lòng tác giả gửi gắm qua các câu chữ. Ông nhìn nhận văn học nghệ thuật là một phần của cuộc sống, chủ nghĩa hiện thực rõ nét, đề cao hiện thực chứ không phải là cõi mộng du như chủ nghĩa lãng mạn.

- Người viết văn là người phải hiểu về văn, vậy văn học là gì? Văn học chân chính là văn học nhận thức rõ và phản ánh được tưởng nhân đạo. Nó vừa là nỗi thống khổ của người dân nghèo, nỗi khổ của những tâm hồn đẹp, vừa là nguồn sức mạnh vô tận cổ vũ những tâm hồn đau đớn kia bước trên đường cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất, một cách đấu tranh để hướng tới xã hội đẹp hơn, công bằng hơn, nhân ái và còn hòa hợp gần gũi.

- Như đã đề cập, văn chương Nam Cao chẳng mấy khi thoát ly hình ảnh con người trí thức nghèo, người trí thức mà nghèo chính là những người coi trọng cái đức, cái nghề chứ không phải con người chỉ dành trí thức của mình cho việc làm giàu, cho kinh tế. Đó chính là cái lương tâm, cái nhân cách cao đẹp của người cầm bút. Điều này được nói ra khiến ta nghĩ đến người viết chữ trong “Chữ người tử tù”, nghệ thuật và tri thức phải để phục vụ cái tốt, phải được chỉ đạo dưới sự dẫn dắt của lương tâm. Nghề văn thì phải có sáng tạo, phải có tìm tòi, chớ có sự sao chép và cho đó là của mình, đó cũng là từ cái tâm người viết mà ra cả.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nam Cao chẳng bao giờ thôi day dứt về sự đời, sự người bởi người viết văn là thế, lúc nào cũng ngẫm nghĩ cũng lo âu. Về người trí thức nghèo, Nam Cao nhìn họ dưới một con mắt chân thực, đầy cảm xúc, đầy tình thương về cảnh đói nghèo khốn khó của họ cũng như nỗi lòng của chính bản thân ông. Ông đi sâu vào diễn tả tấn bi kịch, những nỗi đau dằng xé trong tâm hồn họ bởi người cầm bút chân chính luôn phải giữ trong mình cái tôi cao đẹp không bị pha tạp, trong khi xã hội vây quanh họ ấy là kẻ lạc đường không ai thương. Ông tách ngòi để nói với người đọc, nói với chúng ta rằng xã hội này ngột ngạt quá, xã hội này phi nhân tính quá, khổ quá biết than ai vì nó bóp nghẹt cổ họng của người ta mất rồi. Đau xót, buồn thương và day dứt, Nam Cao đẩy lên một bậc suy nghĩ nữa, ông viết về khao khát, viết về sự thật đang dấy lên trong tâm hồn mình niềm mong mỏi cháy bỏng hãy cho tôi một cuộc sống có ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn thế này.

- Người nông dân cùng khổ khác chăng người trí thức nghèo ở chỗ họ không được học chữ nhiều, nhưng nhìn chung người nông dân trong cây viết Nam Cao chưa bao giờ thiếu đạo đức như mấy kẻ quan tham. Những người nông dân ấy chỉ đến bước đường cùng khi bị dồn ép chứ họ đâu muốn thế. Qua hình ảnh người nông dân, bức tranh về nông thôn Việt Nam hiện lên rõ nét hơn, rằng là nó nghèo khổ, xơ xác, thê thảm… rằng là con người ở đó thiếu miếng ăn, thiếu tiếng nói. Những phận người thấp cổ bé họng phải chịu oan ức, chịu lăng mạ từ những kẻ quyền thế. Và hơn hết, Nam Cao nhìn rất sâu vào những con người bị tha hóa, những người nông dân hiền lành trở thành kẻ lưu manh và mất nhân tính. Họ có độc ác không? Có, nhưng cái độc ác ở đây là xã hội. Họ ác vì đi đến bước đường cùng không còn đường nào để đi nữa. Cái xã hội ấy độc quá, tàn bạo quá rồi bị thương bởi chính mũi dao mà họ cầm chuôi. Những người nông dân tha hóa ấy không ác đâu, họ đáng thương hơn ai hết bởi vì lương thiện quá nên cơn gió “tha hóa” mới lướt qua và nhập vào biến cái lương thiện của họ thành bộ mặt đầy sẹo vì lưu manh.

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật Nam Cao có một phong cách riêng mà các nhà văn khác chưa hoặc không lẫn. Đó là sự sâu sắc trong khám phá nội tâm nhân vật, những nhân vật mà hiện thực tô vẽ mà con chữ chỉ là mô phỏng lại. Nếu đã đọc Chí Phèo, bạn sẽ thấy cách miêu tả con người nửa say nửa tình, dở khóc dở cười ở Chí Phèo xuất sắc thế nào, Nam Cao cũng không đi theo lối kể chuyện tuyến tính một chiều thời gian. Mà cái xuất sắc của Nam Cao xuất phát từ sự am hiểu tận gốc ngọn của ông với nhân vật, với xã hội.
Văn viết của Nam Cao hướng về những cái nhỏ nhặt, song chúng không bé như chúng ta tưởng vì chúng có thể truyền đạt những tư tưởng triết lý cao siêu. Giọng văn mà Nam Cao sử dụng vô cùng đa dạng lúc lạnh lùng lúc sôi nổi. Vì gắn với nông thôn nên ngôn ngữ của ông của thật có chiều sâu cảm xúc mà gần gũi đời sống.

Soạn bài Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm Văn 11 tập 1 trang 155

Câu 1

Truyện mở đầu một cách đặc biệt: bằng tiếng chửi của Chí Phèo.

Chí Phèo chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi người đã sinh ra hắn để hắn chịu khổ như thế này. Bằng cách mở đầu câu chuyện như thế tạo ra sự tò mò cho người đọc, hấp dẫn người đọc theo dõi câu chuyện. Tiếng chửi của Chí Phèo tưởng chừng như một tiếng chửi vu vơ nhưng nó lại có ý nghĩa sâu sắc. Các đối tượng trong tiếng chửi của Chí Phèo đều chỉ cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo, nó phần nào nói lên sự thối nát của xã hội mới khiến Chí Phèo căm phẫn như vậy.

Câu 2

Việc gặp thị Nở tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong tư tưởng của Chí Phèo, nó đánh thức khát khao, mơ ước đã ngủ sâu của Chí Phèo, đánh thức cơn say rượu, con người lương thiện trong hắn.

Diễn biến tâm lý của Chí Phèo diễn ra khá phức tạp. Hắn nhận ra bản thân mình đã già, bản thân hắn cô độc. Hắn không sợ đói rét, bệnh tật, nhưng lại sợ cô độc. Chí Phèo bỗng nhận ra cuộc sống xung quanh mình thật đẹp: tiếng chim hót buổi sáng, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông, tiếng người đi chợ về râm ran. Hắn bỗng nhớ ra bản thân từng có ước mơ về một mái nhà yên bình, vợ chồng hòa hợp, chăm chỉ làm ăn. Và hắn cho rằng, Thị sẽ mở đường cho hắn, giúp hắn về cuộc sống lương thiện.

Câu 3

Sau khi về hỏi ý kiến bà cô, thị Nở đã từ chối sống chung với Chí Phèo.  Chí Phèo đầu tiên ngạc nhiên, sau đó Chí chợt hiểu ra. Và tâm trạng của Chí thay đổi theo diễn biến phức tạp: từ thức tỉnh đến hy vọng rồi thất vọng, từ đau đớn đến phẫn uất rồi tuyệt vọng.

Việc thị Nở từ chối Chí Phèo cũng dẫn đến những hành động bất ngờ, dữ dội của Chí. Hắn uống rượu, nhưng càng uống lại càng tỉnh, lại càng hiểu ra, hắn càng hi vọng làm người lương thiện. Hắn nhận ra mình không thể đập phá, ăn vạ được nữa. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn lại xảy ra, bởi lẽ hắn không tìm được con đường để trở thành người lương thiện. Cả cái làng Vũ Đại, cả cái xã hội khi ấy đã mặc định, gán lên hắn cái mác của con quỷ dữ không thể làm người, bởi chính thị nở dù tập trung tất cả các tật xấu cũng từ chối hắn. Kẻ thù của Chí không phải là một cá nhân nữa, mà cả xã hội. Và điều đó đã đẩy Chí đến hành động điên rồ: vác dao đòi chém “con khọm già” nhà thị Nở, nhưng lại rẽ sang nhà Bá Kiến, đâm chết hắn rồi tự sát. Hành động bộc phát của hắn là kết quả của sự dồn ép tâm lý bị cự tuyệt làm người lương thiện.

Cái chết của Chí Phèo khiến cả làng Vũ Đại vui mừng, nhưng nó lại là lời lên án mạnh mẽ xã hội xưa hà khắc, đẩy những người nông dân lương thiện vào đường cùng, khiến họ tha hóa, nhưng lại không cho phép họ từ con người xấu trở về cuộc sống lương thiện, đẩy họ vào cái chết.

Câu 4

Nhân vật Chí Phèo đã thể hiện rõ nét nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao. Chí Phèo là đại diện cho những con người hiền lành trong xã hội xưa, chịu áp bức, bị tha hóa, đẩy đến con đường tội lỗi. Ta đã từng bắt gặp rất nhiều nhân vật có hoàn cảnh tương tự như Chí Phèo, họ vốn là những người tốt, nhưng bị ép lưu manh hóa để chống trả như Trạch Văn Đoành trong Đôi móng giò, cu Lộ trong Tư cách mõ,…

Nam Cao đã dùng một cái nhìn nhân đạo để viết về những con người bị ép đến đường cùng. Ông sử dụng thành công bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật. Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật tiêu biểu cho bút pháp miêu tả đó. Bằng cách diễn tả sắc nét những chuyển biến trong tâm trạng và diễn biến tình cảm của nhân vật, kết hợp khẳng định bản chất lương thiện của Chí, tác giả đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, đưa đến những góc nhìn mới. Điều đó một lần nữa khẳng định sở trường khám phá và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

Câu 5 

Thành công của tác phẩm có một phần rất lớn đến từ ngôn ngữ được sử dụng. Bằng cách kết hợp sinh động, điêu luyện từ ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, Nam Cao đã khiến Chí Phèo trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn. Các câu trần thuật được sử dụng rất thành công, đồng thời nhà văn cũng bộc lộ tài năng trong việc thay đổi điểm nhìn của câu chuyện, nhập vai nhân vật khi thay đổi liên tục giữa Chí Phèo, thị Nở, Bá Kiến,…Giọng văn được sử dụng có sự biến hóa linh hoạt, kể hợp với chuyển đổi nhân vật tạo nên câu chuyện đan xen theo từng nhân vật một cách độc đáo.

Câu 6 

Truyện Chí Phèo thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo của Nam Cao. Nó thể hiện qua việc Nam Cao đã khéo léo nhìn ra được điều tốt đẹp của Chí Phèo ngay cả khi đã bị tha hóa. Đó là ước mơ về gia đình nhỏ hạnh phúc, mong ước hoàn lương. Nó thể hiện sâu sắc khát vọng làm người lương thiện của Chí. Tinh thần nhân đạo còn thể hiện khi ông tìm đường giải thoát cho nhân vật của mình. Tuy rằng kết cục khá tiêu cực: Chí đâm chết Bá Kiến rồi tự tử, nhưng nó đã giúp Chí thoát khỏi cuộc sống bế tắc, cuộc sống muốn làm người lương thiện mà không được.

Luyện tập

Câu 1 

Nam Cao đưa ra ý kiến khẳng định tầm quan trọng của văn chương và các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời nêu ra nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phải sáng tác, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.

Ý kiến này đã được khá nhiều người đưa ra trên nhiều hình thức và cách diễn đạt khác nhau, nhưng chỉ riêng Nam Cao diễn đạt nó một cách ngắn gọn, đầy đủ, xúc tích. Ta có thể thấy, ý kiến ấy được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của Nam Cao. Có thể thấy tác phẩm tiêu biểu như Chí Phèo, tuy đề tài viết về người nông dân bị xã hội tha hóa- một đề tài được rất nhiều nhà văn lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nhắc đến nhưng Nam Cao đã có những nét riêng biệt, ông đi vào nội tâm của nhân vật thay vì viết về thực trạng xã hội, từ đó nêu bật ra các ý nghĩa xã hội và nhân sinh.

Câu 2 

Chí Phèo được coi là một kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại bởi lẽ, trước hết, nó có giá trị tư tưởng nhân đạo và hiện thực sâu sắc, độc đáo, mới mẻ. Bên cạnh đó, nó viết về một đề tài khá mới là về người nông dân bị “lưu manh hóa” chứ không chỉ về đời sống bần hàn, tình cảnh khó khăn của người nông dân như các tác phẩm đi trước. Trên hết, bởi vì Chí Phèo thể hiện tài năng bậc thầy của Nam Cao. Truyện được xây dựng nhân vật điển hình, cốt truyện hấp dẫn, chặt chẽ, giọng điệu đa dạng.

Soạn bài Cha con nghĩa nặng Văn 11 tập 1 trang 163

Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tình nghĩa cha con trong đoạn trích được thể hiện sâu nặng ở cả hai phía người cha và người con:

- Về người cha:

+ Trần Văn Sửu đã biệt tích hơn chục năm trời, cuộc gặp gỡ này giữa cha vợ và các con được ươm hạt từ những ân hận và nhớ thương

+ Trần Văn Sửu đã thỏa lòng khi biết tin các con của anh không phải chịu khổ vất vả nhiều, anh sung sướng khi cha vợ báo chuyện các con anh được nhận nuôi bởi bà hương quán Tồn thương: một người làm con dâu bà, một người cũng sắp lập gia đình

+ Anh như những người cha khác, có một lòng hy sinh cao cả, nguyện lấy cái chết của mình đem lại bình yên cho các con.

→ Nhân vật Trần Văn Sử là hình ảnh một người cha vô cùng thương yêu và lo lắng cho con, vì hạnh phúc, vì tương lai con anh có thể chấp nhận đánh đổi sinh tử, sẵn sàng chịu khó chịu khổ xa con, thay đổi cái tên cái họ vì con.

- Về người con:

+ Đó là một người có tình cảm rất mạnh mẽ và quyết liệt.

+ Người con thương cha, và càng thương càng quý trọng cha hơn khi cậu ngầm theo dõi câu chuyện của cha, nhận ra tình thương vô bờ của cha với mình. Cậu vụt chạy đuổi theo khi cha cậu nghe lời ông ngoại mà đi.

+ Người con ấy mang trong mình nỗi lo lắng, lòng thương cha. Cậu dứt khoát trong quyết định bỏ nhà của mình, hi sinh tình yêu vừa kịp đến để theo, để lo cho người cha thân yêu.

→ Người cha tốt bụng thương con thì người con thật hiếu nghĩa, chân thành, đáng thương và cũng thật đáng trọng

Câu 3 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhiều tình huống nghệ thuật có kịch tính cao gây nên những mâu thuẫn:

- Tình huống mâu thuẫn giữa hạnh phúc của con và sự ra đi của người cha. Tình cha con sâu nặng, con hạnh phúc cũng đồng nghĩa với cha hạnh phúc, nhưng cha lại muốn xa con trong khoảng thời gian ấy. Khó lí giải tại sao điều này lại xảy ra nếu ta chưa biết người cha ấy từng đi tù. Ông thương con, ông nghĩ rằng không ai muốn gả con gái cho con của một người tù.

- Tình huống truyện căng thẳng, rối ren khi mà cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai cha con sau 11 năm vẫn cứ hoài lưu giữ bóng đen quá khứ.

→ Chủ đề “cha con nghĩa nặng” được đặc biệt thể hiện khi người con đưa ra cách giải quyết. Cách giải quyết ấy gây xúc động mạnh cho người cha lẫn bạn đọc. Cái kết tốt đẹp mà đã khiến cho người đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng, cái lẽ sống, cái đạo lý sống tốt đẹp mà tác giả truyền đạt.

Câu 4 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tính cách con người Nam Bộ qua hình ảnh nhân vật người con Tí. Đó là con người mạnh mẽ, không khuất phục trước hoàn cảnh: đưa ra cách giải quyết hợp tình, giải thoát tình huống tưởng như bế tắc, vừa là vỗ về chính mình, vừa yên lòng cha, dù còn nhiều khó khăn nhiều phức tạp nhưng luôn vững vàng tin tưởng.

- Hình ảnh người cha cũng là một đại diện cho những con người Nam Bộ, con người thương con vô hạn, sẵn sàng bỏ lại mạng sống của mình vì hạnh phúc của con.

→Tính cách con người Nam Bộ được thể hiện qua hai nhân vật người cha và con bằng những diễn biến tâm lí nhân vật và lời độc thoại đối thoại.

Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật kể chuyện được thực hiện theo trình tự thời gian tuyến tình, nó giúp cho người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện

- Cùng với việc miêu tả giản dị, chân thật các nhân vật qua các ngôn ngữ đối thoại, xây dựng những cao trào, những mâu thuẫn, cảm động cả nhân vật lẫn người đọc.

- Tác giả nhấn mạnh nói đến tính cách người Nam Bộ khi sử dụng ngôn ngữ rất đời sống, rất gần gũi. Điều này tạo nên màu sắc tượng trưng cho văn phong Hồ Biểu Chánh.

Soạn bài Vi hành Văn 11 tập 1 trang 171

Câu 1

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn là khi nhà văn đi tàu, bị nhầm thành vua Khải Định.

Câu 2

Tình huống của truyện là nhà văn đi tàu, và vì có vẻ hình của người phương đông với mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh và bị đôi nam nữ nhầm tưởng thành vua Khải Định. Họ đã vô tư đàm tiếu trước mặt nhà văn mà không hề hay biết nhà văn cũng hiểu.

Tình huống đó thể hiện sâu sắc sự trào phúng của tác phẩm, khi mà người dân vốn không biết vua Khải Định là ai. Họ cứ mặc định “mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng” chính là vua Khải Định. Nó cho thấy người nước ngoài họ vốn không coi trọng nhà vua mà chỉ coi ông như chủ đề để bản tán.

Câu 3

Vua Khải Định trước hết hiện lên với ấn tượng về ngoại hình “mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như quả chanh”, quần áo “đội cái chụp đèn lên đầu quấn khăn, ngón tay đeo đầy nhẫn”- một cách ăn mặc lố lăng khoe khoang. Điệu bộ thì lúng túng, nhút nhát như phường ăn cắp. Trong mắt người Pháp, vua Khải Định hiện lên như một thằng hề mua vui.

Xây dựng hình ảnh như vậy, nhà văn đã tố cáo mạnh mẽ chính sách dã man, tàn bạo, ngu dân của thực dân Pháp. Dựng lên ông vua bù nhìn Khải Định với chuyến sang Pháp để “khai sáng” nhưng đầy mỉa mai để lừa gạt nhân dân về sự xâm lược của chúng.

Nhà văn đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp lối kể truyện tự nhiên, phóng khoáng như một bức thư, và giọng điệu thay đổi liên tục, từ giễu cợt, mỉa mai, đến phê phán đả kích, trữ tình tự sự,…

Soạn bài Tinh thần thể dục Văn 11 tập 1 trang 177

Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Bố cục

- Cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan có nét độc đáo khi thể hiện được mâu thuẫn và cái cười trào phúng giữa bản chất và hình thức của phong trào thể dục thể thao mà Pháp đề ra bắt buộc người dân thực hiện theo. Cái mâu thuẫn thể hiện ở sự thúc ép, sự bắt bớ, hành hạ nhân dân của lũ thực dân. Những ai thích thể thao thì không cần nhắc nhở nói chuyện họ cũng tự nguyện thực hiện và theo dõi thể thao, còn với những người quá nhiều điều phải lo lắng, không có yêu thích thể thao thì họ lại bị thúc ép, bị bắt đi xem thể thao như một tù binh vậy. Sự tự do của họ đặt ở đâu. Nhân lúc này, bọn hương lí đục nước béo cò bóc lột tiền của, bòn rút sức lực của nhân dân nghèo khó. Cái trào phúng cứ lồng ghép vào các mâu thuẫn, khi mà “tinh thần thể dục” được diễn ra trong cảnh hỗn độn, một mớ bòng bong nhố nhăng bởi chính sự thối nát của chế độ, vẽ nên cả tấn bi kịch.

Từ đây tác giả đã viết nên chân thực cảnh đời éo le, những số phận đáng thương của con người. Cười mà vẫn xót, xót cái khổ của người nông dân vừa mất tự do, vừa mất bình đẳng, lại mất của cải.

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện nằm ở mâu thuẫn giữa chính quyền với dân nghèo, giữa sự hô hào lớn tiếng của bọn quan lại thực dân phong kiến đòi hỏi những người dân nghèo đi xem bóng đá với lời van xin từ chối tham gia xem thể thao, mong muốn được ở nhà của người dân, giữa hành động tìm cách trốn tránh “tinh thần thể dục” của người dân với việc đi cổ vũ bóng đá.

- Từ mâu thuẫn cơ bản, truyện có mâu thuẫn trào phúng với từng cảnh:

+ Chính cái mệnh lệnh yêu cầu gắt gao đã dẫn đến tình cảnh dân làng Ngũ Vọng đi xem thể thao trong nỗi sợ hãi và trốn tránh cái lệnh vô lí đó.

• Nực cười thay rằng anh Mịch xin xỏ, van nài ông lí để không phải đi xem đá bóng, anh chấp nhận đi làm trừ nợ nhưng như vậy vẫn chưa thỏa đáng đối với ông lí.

• Đáp trả cái khuôn mặt, lời lẽ van xin khẩn nài của anh Mịch, ông lí chẳng những không thương mà còn dọa dẫm, thốt một lời lẽ thật vô trách nhiệm và vô cảm: “kệ mày”

+ Không van xin khẩn cầu như anh Mịch, bà cụ Phó bính chọn việc hối lộ để cho qua chuyện đi xem bóng đá, để cho một thằng khác – thằng Sang đi thay.

+ Tự nguyện khó thì người ta phải dùng bạo lực, lũ lính đi tróc nã truy tìm người dân đi xem bóng. Điều này dẫn đến một cảnh tượng đến buồn cười:

• Trốn đằng trời vẫn cứ bị lôi ra như thằng Cò ôm con nằm trong đống rơm mà vẫn bị bại lộ. Người người chạy trốn, lẩn tránh, người người cầu xin… hỗn loạn.

• Bi hài cảnh lí trưởng như kẻ coi ngục canh đoàn người đi xem bóng đá như canh tù nhân.

Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

“Tinh thần thể dục” mang ý nghĩa phê phán bởi chính cái hiện thực được phô bày một cách chân thực, cái hiện thực giả tạo, lố lăng thật đáng cười chê. Cái chế độ ấy, chế độ người bắt nạt người, kẻ thực dân người phong kiến dở dở dang dang còn đang tàn phá dân nghèo, những con người lao động. Tác phẩm cũng đã lột trần được thứ âm mưa đê hèn của lũ thực dân, bày ra “phong trào thể thao” ư, “sức khỏe nòi giống” ư? (Cười) chỉ là cái cớ thôi, cái cớ để chúng ta lầm tưởng thực dân đến đây khai hóa văn minh thật, phủ mờ đi lí trí cứu nước vĩ đại trong lòng dân. Nực cười làm sao!


Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Văn 11 tập 1 trang 193

Câu 1

Vở kịch có hai mâu thuẫn cơ bản:

- Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa tầng lớp bị trị là tầng lớp thống trị. Ở đây tang lớp bị trị là những người nông dân nghèo khổ bị bắt cống nộp và tham gia xây dựng cửu trùng đài, tầng lớp bị trị là phe hôn quân đạo chúa sống sa hoa, trụy lạc dựa trên bóc lột người dân. Khi sự việc Vũ Như Tô bị bắt xây Cửu Trùng Đài nổ ra, mâu thuẫn này vốn đã có từ trước càng đầy lên và bùng nổ.

- Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa quan niệm thẩm mĩ và lơi ích thiết thực của người dân. Ở đây, Vũ Như Tô vì quan niệm thẩm mĩ cao đẹp, thuần túy, đã vô tình khiến cuộc sống người dân đã khổ lại càng khổ hơn, từ đó gây nảy sinh ra sung đột.

Hai mâu thuần này tạo nên kịch tính chính của vở kịch và được biểu hiện rõ nét nhất ở hồi V. Chúng có quan hệ mật thiết và tác dộng qua lại lẫn nhau.

Câu 2 

Vũ Như Tô được xây dựng với hình tượng một con người vừa có tài, vừa có tâm với nghệ thuật. Ông có khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật để lại tiếng vang muôn đời, vì thế, ông nghê theo lời khuyên của Đan Thiềm đồng ý xây Cửu Trùng đài. Tâm ý với nghệ thuật của Vũ Như Tô là không sai, thậm chí còn là mục đích cao đẹp. Tuy nhiên, Vũ Như Tô đã không biết đặt vào hoàn cảnh tình thế. Trong hoàn cành nhân dân đói khổ, bị bóc lột tàn bạo, thì việc xây Cửu Trùng đài là hoàn toàn đi được với lợi ích của nhân dân. Vũ Như Tô đã không ý thức được nhân dân sẽ càng bị bóc lột nặng nề, bị ép đi phu nguy hiêm đến tính mạng để hoàn thành Cửu Trùng Đài. Khát khao nghệ thuật của Vũ Như Tô là sai? Không, nó không sai. Nhưng cái sai của ông là không biết nhìn vào thời thế, không đặt vào hoàn cảnh của nhân dân. Cái lầm tưởng tô đẹp cho đất nước, làm đẹp cho đời đã đi ngược với hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Chính vì thế, nó đã tạo ra bi kịch cho nhân vật Vũ Như Tô.

Đan Thiềm là người phụ nữ thông minh. Từ việc bà khéo léo khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài để bảo toàn tính mạng của ông đã khẳng định rõ điều đó. Bên cạnh đó, ở hồi V, bà là người luôn giữ được bình tĩnh, sáng suốt để khuyên Vũ Như Tô đi bổ trốn. Tuy nhiên, cố gắng của bà đã không có kết quả. Đan Thiềm là một người yêu nghệ thuật, quý trọng người tài. Bà quý trọng tài năng của Vũ Như Tô nên tìm cách khuyên ông để giữ mạng cho ông. Khi quân phản động ập đến, bà cầu xin dùng chính tính mạng của mình để giữu mạng cho Vũ Như Tô. Khi biết mình không thể cứu đc Vũ Như Tô, Đan Thiềm than lên đầy đau đớn để vĩnh biệt người bạn của mình, người mà bà luôn coi trọng: “Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”

Câu 3 

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Cuối truyện, tác giả chỉ giải quyết nó bằng cách phá hủy Cửu Trùng Đài và cái chết của Vũ Như Tô. Đây chỉ là bề nổi, cái trực tiếp gây ra mâu thuẫn, chứ giữa hai đối tượng của mâu thuẫn thật sự chưa ra được cách dung hòa, hay triệt để bác bỏ một cái. Vũ Như Tô đến cuối cùng vẫn khăng khăng với ý tưởng của mình, khăng khăng bảo vệ Cửu Trùng đài.

Vũ Như Tô trong chuyện đã mượn thế lực của Lê Tương Dực, nhưng lại vô tình ngây ra đau khổ cho nhân dân. Đây không phải là cách đúng để làm nghệ thuật. Để giải quyết được mâu thuẫn này, chỉ có cách tự thân người nghệ sĩ, trên con đường theo đuổi nghệ thuật, vẫn luôn phải gắn nghệ thuật với cuộc sống, chú ý đến con người, chứ không thể nghiêng về một bên.

Câu 4 

Đoạn trích vận dụng điêu luyện ngôn ngữ kịch, thông qua ngôn ngữ và hành động để diễn tả nội tâm và tính cách nhân vật, có tính tổng hợp cao. Cao trào được đẩy lên một cách khá tự nhiên và logic, cách mở nút thắt không bị gượng ép, hợp tình hợp lí.

Luyện tập

Trong lời đề tựa…

Nguyễn Huy Tưởng đã viết lời đề tự cho vở kịch Vũ Như Tô:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cũng là một bệnh với Đan Thiềm.”

Lời đề tựa thể hiện suy nghĩ của tác giả. Với ông, ông không dám khẳng định Như Tô đúng hay những người giết Như Tô đúng. Bởi lẽ đứng về lập trường của hai bên, mỗi bên đều đúng. Câu nói “Ta chẳng biết” cũng có lẽ là câu nói của người xem kịch và độc giả.

Ở đây, Nguyễn Huy Tưởng chỉ có thể gửi gắm vào nhân vật Đan Thiềm. Đó là tấm lòng quý trọng người tài, quý trọng tài hoa và phát khao cao đẹp. Ông không thể phán xét bên nào, vì họ đều có lí, nên ông chỉ có thể quý trọng và tiếc nuối cho tài năng đã mất như nhân vật Đan Thiềm.

Soạn bài Tình yêu và thù hận Văn 11 tập 1 trang 201

Câu 1 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Sự phân chia lời thoại thành 6 lời thoại đầu và 10 lời thoại sau phụ thuộc vào hình thức thể hiện. 6 lời thoại đầulà độc thoại, mặc dù khoảng cách không xa nhưng cả hai đều không biết đến sự hiện hữu của người kia. 6 lời đó là những lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng của hai người đang yêu.

10 lời thoại sau không còn là độc thoại nữa mà là đối thoại. Đó vẫn là bộc lộ tình cảm, nó trực tiếp và đầy chất thơ, có đối tượng chứ không còn là độc lập.

Câu 2 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bối cảnh thù hận hai nhà sâu nặng, tình yêu của chàng và nàng hẳn nhiên bị ngăn cản, song trong lời lẽ, họ không thể ngừng, không thể ngăn được cảm xúc yêu đương của mình. Có một điều trắc trở là sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người.

- Giu-li-ét thật khó dứt khỏi lo lắng, nàng cứ mãi day dứt cho cả bản thân mình và cho cả Rô-mê-ô.

- Rô-mê-ô thì quyết liệt hơn, chàng lựa chọn tình yêu thay vì chọn dòng họ, chàng có thể sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để cầm tay Gui-li-ét với tình yêu nồng cháy của mình. Nhưng chàng cũng biết sợ, chàng sợ không chiếm được tình yêu của Gui-li-ét, chàng cũng sợ sự chi phối của thù hận hai nhà tới ánh mắt của người chàng yêu với chàng như kẻ thù địch.

→Câu chuyện của cả hai đều có sự xuất hiện của mối thù không đội trời chung của hai nhà, song nó không nhằm gợi mở tới sự tức giận khi nhìn người nhà này nhà kia, nó xuất hiện chỉ như rào cản của hai con người, mối thù ấy chỉ là khó khăn khi hai người yêu nhau, như thế tình yêu vượt qua được thù hận sẽ trở nên bất diệt.

Câu 3 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ngay từ những lời thoại đầu, nhà văn đã để Rô-mê-ô chìm đắm trong sự liên tưởng. Chàng choáng váng, ngất ngây trước vẻ đẹp trong trắng thánh thiện của Gui-li-ét, dường như chàng trai nhà Môn-ta-ghiu đã ngây ngất say đắm cô gái mà thần Tình yêu bắn mũi tên vào với anh.

- Nhung nhớ hình bóng ấy, Rô-mê-ô trở lại khu vườn nhà Giu-li-ét, mặc cho bao nguy hiểm có thể xảy ra nếu chàng bị người nhà Ca-piu-lét nhìn thấy, chỉ mong được nhìn nàng thêm lần nữa.

- Rô-mê-ô ngất ngây, người đang yêu bao giờ chẳng vậy, chàng thấy nàng như vầng thái dương sáng ngời, những lời lẽ vô cùng lãng mạn và bay bổng chất thơ: Giu-li-ét như vầng dương đẹp tươi, sự xuất hiện của nàng khiến ả Hằng Nga héo hon, nhợt nhạt, đôi mắt nàng là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời,....

- Những lời độc thoại được phát ra của chàng Rô-mê-ô như được phù phiếm bằng tâm tư tình cảm sâu thẳm, những cảm xúc tha thiết. Cảm xúc ấy mãnh liệt hơn, rạch ròi hơn và thật là bất chấp, tiếng gọi tình yêu đúng là mang một sức mạnh to lớn, nó vượt qua hết thảy những định kiến về mối thù hai dòng họ.

- Chàng trai ấy, có lẽ sẽ rất được tôn sùng nếu chàng sống ở thời hiện tại như chúng ta. Ấy thế mà trong thời đại ấy, chàng có thể sẵn sàng lựa chọn tình yêu thay vì gia đình dòng họ gắn với cái tên chàng.

→ Không biết nhà văn đã từng yêu mãnh liệt như thế nào nhưng cách miêu tả này của tác giả khiến ta thật khâm phục cái tài khi miêu tả thành công tâm trạng, xúc cảm mãnh liệt của những người đang yêu.

Câu 4 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Không chỉ thành công ở việc miêu tả cảm xúc mãnh liệt của người con trai khi trúng mũi tên tình ái, Sếch-xpia cũng vô cùng tinh tế khi cảm thức được nỗi lòng của người con gái nhà Ca-piu-lét: “Chỉ có tên chàng là thù địch của em thôi…”Có một mối thù cứ chen ngang cảm xúc đứt quãng của cuộc nói chuyện, nàng Giu-li-ét cũng chẳng tránh được cảm xúc ấy. Nhưng rốt cục, mối thù ấy không thể ngăn cản được tình yêu của sôi sục trong người con gái: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?..... con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

- Mừng lo lẫn lộn khi nàng nghe ra giọng nói của Rô-mê-ô, nàng vui vì nhìn thấy chàng, nhìn thấy người mình yêu, nhưng cái lo lớn nhất là về sự an nguy của chàng, nàng sợ chàng bị bắt gặp sẽ bị dòng họ Ca-piu-lét bắt lại..

- Cái mối thù truyền kiếp kia không ngăn cản được hình ảnh “mười phân vẹn mười” của chàng thanh niên đang đứng dưới cửa sổ nhà nàng.

→ Tâm trạng thật bao rối bời, Giu-li-ét không dứt ra được nỗi băn khoăn trước bối cảnh đầy trắc trở ấy.

Câu 5 (trang 201 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mọi vấn đề được giải quyết đều bắt đầu từ suy nghĩ trước tiên. Tình yêu và thù hận trong vở kịch này cũng vậy, nó đã đi quá nửa khi mà hai con người của hai dòng họ này bước vào tình yêu. Tình yêu là sự tha thứ và cho đi. Thù hận ở nơi chốn tình yêu không phải là thế lực cản trở nữa, nó là hòn đá làm người đau chân biết quý trọng đôi chân của mình và chú ý vào đường đi của mình hơn mà thôi. Thù hận từ mối tình này nó chỉ thể hiện qua dòng suy nghĩ giữa các nhân vật, nó không chi phối được tình cảm sâu nặng của họ.

Những lời thoại cuối dần dà đã rõ ràng hơn về việc tình yêu có thể vượt qua được nghịch cảnh. Tình yêu dưới bệ phóng thù hận vẫn thật trong sáng, lí tưởng. Nó đã dứt khoát được đường đi cho mối thù truyền kiếp, và tình yêu mãnh liệt có thể sống chết vì nhau.

Luyện tập

1. Đoạn trích “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”

Qua đoạn trích, các đoạn độc thoại đối thoại, nhà văn khẳng định giá trị vĩnh hằng của tình yêu, nó vốn tốt đẹp, trong sáng và huyền diệu.

- Trong mỗi con người đều xuất hiện thứ tình cảm đáng có này, chính nó phản chiếu chiều sâu tâm hồn của một người, phản chiếu giá trị con người. Vì thế ca ngợi tình yêu chân chính cũng là ca ngợi và khẳng định giá trị tốt đẹp trong mỗi con người.

icon-date
Xuất bản : 23/08/2021 - Cập nhật : 25/08/2021