logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (chi tiết)


Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận


Hướng dẫn học bài

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận (trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a. Tuyên ngôn.

+ Thể loại: Tuyên ngôn

+ Mục đích: Nhằm tuyên bố và khẳng định với thế giới và các thế lực thù địch về chủ quyền, độc lập của dân tộc.

+ Thái độ, quan điểm: Người viết đã từ nguyện vọng của dân tộc để viết nên bản tuyên ngôn lịch sử.

b. Bình luận thời sự

+ Thể loại: Bình luận thời sự

+ Mục đích: Tổng kết lại cao trào kháng Nhật cứu nước

+ Thái độ, quan điểm : Từ lập trường của dân tộc để tổng kết với sự khách quan và trung thực

c. Xã luận

-Thể loại: Xã luận- bàn luận về vấn đề quan trọng của xã hội

-Mục đích: Phân tích thành tựu và khẳng định vị thế của Việt Nma và triển vọng đất nước

-Thái độ, quan điểm: Niềm vui,, sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng cả dân tộc nhân dịp đầu năm mới.


Luyện tập

Bài 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Phân biệt nghị luận và chính luận:

+ Nghị luận: Là cách thức tư duy, là một phương thức biểu đạt, một kiểu bài làm văn. Được dùng ở mọi lĩnh vực để diễn đạt, trình bày vấn đề.

+ Chính luận: Là một phong cách chức năng ngôn ngữ, tồn tại độc lập, có những đặc trưng tiêu biểu. Sử dụng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị.

Bài 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Đoạn trích thuộc PCNN chính luận vì:

+ Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước,…

+ Câu văn mạch lạc, chặt chẽ có thể kết hợp sử dụng câu văn dài

+ Thể hiện quan điểm chính trị về lòng yêu nước, tôn vinh, đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Hấp dẫn, truyền cảm.

Bài 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

– Tình thế buộc ta phải chiến đấu: ta muốn hòa bình, ta muốn và đã nhân nhượng nhưng kẻ thù lại càng lấn tới

– Ta chiến đấu bằng súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, guộc → → hiện đại đến thô sơ.

– Niềm tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

=> Nhận xét:

– Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn.

– Diễn đạt trong sáng.

– Lập luận chặt chẽ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác