logo

Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam (chi tiết)


Soạn văn 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam


Hướng dẫn học bài

I. Nội dung

1. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước:

- Lòng căm thù giặc và bè lũ tay sai sâu sắc

+ Sự mất mát hy sinh của các chiến sĩ và người dân:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu.

- Ca ngợi thiên nhiên đất nước: Câu cá mùa thu, Bài ca phong cảnh Hương sơn

→Điểm mới:

    • Nhận thức được và đề cao vai trò của học thức:Chiếu cầu hiền.

    • Tương tự như vậy, Xin lập khoa luật nhận thức và đặt ra vấn đề cần đề cao vai trò của pháp luật trong cả dân cả vua quan để dựng xây một đất nước phát triển bền vững lâu dài.

    • Một tư tưởng mới về đạo nho truyền thống, con đường đi cùng con chữ và bước tới đích công danh mờ ảo là niềm ẩn chứa trong câu chuyện đầy bế tắc của lữ khách trên đường cát: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

2. Không khó để nói rằng trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đã xuất hiện trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX khi mà nội dung các sáng tác đều hướng đến hiện thực xã hội, tố cáo phê phán sự đen tối cùng đường của con người, quyền sống của con người. Các tác giả đã bắt đầu nhìn nhận quyền sống của con người như quyền sống của mình, ai cũng như ai trước sự sống cái chết.

- Những biểu hiện phong phú về nội dung nhân đạo chủ nghĩa:

    + Đề cao truyền thống đạo lí, đạo đức

    + Khẳng định và đề cao quyền sống từng con người.

    + Con người cá nhân đứng vững hơn, cái “tôi” cụ thể hơn.

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX bên cạnh khẳng định đạo lí, thương người là tôn lên quyền sống con người

    + Truyện Kiều là một ví dụ điển hình, những con người tài hoa như Kiều phải lao đao chìm nổi giữa sóng gió cuộc đời, số phận bạc mệnh. Ngay cả Thúy Vân tưởng vui vẻ nhưng lại sống cuộc hôn nhân không tình yêu, dưới bóng người chị trước mặt Kim Trọng.

     + Chinh phụ ngâm: Cuộc đời bể dâu của người phụ nữ tiễn chồng, chờ chồng. Một nỗi đau thân phận được khắc họa rõ ràng và bi thương.

    + Bài ca ngất ngưởng: Chí làm trai chưa vẹn khi mang nợ núi sông. Con người có quyền thể hiện cái ngông của mình ra rõ ràng đáng được chấp nhận.

    + Khóc Dương Khuê: Con người cá nhân là người bạn của Nguyễn Khuyến đi vào thơ với rất nhiều kỉ niệm. Người đã chết còn sống mãi trong lòng người còn sống.

3. Giá trị phản ánh của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:

    + Chốn xa hoa cung đình, cuộc sống xa xỉ, quyền uy tột bậc trong bối cảnh dân đen nghèo khổ. 

   + Cuộc sống xa hoa là vậy nhưng Trịnh phủ vô cùng thiếu sinh khí, tiêu biểu là căn bệnh của thái tử Trịnh Cán.

- Phê phán hiện thực: miêu tả là chủ yếu nhưng từ đó người đọc có thể ngẫm nghĩ kỹ càng hơn về hiện thực xã hội,

 → Bức tranh xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII được miêu tả chân thực và thái độ phê phán.

4. Với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta phải đồng ý rằng chúng rất có giá trị về nội dung và nghệ thuật. 

- Giá trị nội dung: 

+ Đề cao nhân nghĩa chính-tà (Lục Vân Tiên) 

+ Nội dung yêu nước (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

- Giá trị nghệ thuật: đạo đức - trữ tình sâu lắng trong từng câu chữ, các hình ảnh nghệ thuật và từ ngữ tô đậm màu sắc Nam Bộ.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bậc thang đầu tiên đưa một tượng đài bi tráng bất tử về người nông dân nghĩa sĩ vào văn học:

    + Chất bi: cái chết, tiếng khóc, tiếng thương cho những số phận vất vả chưa từng cầm giác mác đánh giặc nay đã hy sinh trên chiến trận vì lòng yêu nước.

     + Chất tráng: cái chết đáng buồn nhưng không đáng thương, mỗi người ngã xuống chỉ là thể xác chết đi, còn tinh thần của họ, lòng yêu nước còn mãi, họ hy sinh vì tổ quốc vì dân tộc không phải hỉ vì bản thân mình  Người nông dân nghĩa sĩ.


II. Phương pháp

1. Lập bảng

STT Tác giả Tác phẩm Giá trị nội dung và nghệ thuật
1 Lê Hữu Trác Vào phủ chúa Trịnh

Nội dung: nơi phủ chúa ăn chơi xa đọa, uy quyền tột bậc nhưng thiếu sinh khí và đầy mùi u ám.

Nghệ thuật: miêu tả chân thực, sắc nét, lựa chọn hình ảnh, chi tiết sinh động

2 Hồ Xuân Hương Tự tình 2

Nội dung: nỗi niềm bao đớn đau sầu muộn của phận vợ lẽ trong đêm khuya.

Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, điệp từ, đảo trật tự cú pháp, từ ngữ đặc sắc mà đầy cảm xúc.

3 Nguyễn Khuyến Câu cá mùa thu

Nội dung: bức tranh thiên nhiên mùa thu đặc trưng của miền nông thôn Bắc Bộ đẹp nhưng chất chứa đầy những tâm trạng nhà thơ

Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, sử dụng nhiều các tính từ chỉ màu sắc, động từ nhẹ mà sức diễn đạt cao

4 Trần Tế Xương Thương Vợ

Nội dung: khá đặc biệt khi ca ngợi người vợ - ngay khi vợ còn sống – một điều hiếm có trong xã hội phong kiến nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, đồng thời Tú Xương cũng cười nhợt sự vô dụng của chính bản thân.

Nghệ thuật: trào phúng mỉa mai, từ láy, sử dụng thành ngữ tục ngữ

5 Nguyễn Công Trứ Bài ca ngất ngưởng

Nôi dung: Kể về cuộc đời làm quan sau đó về hưu của nhà thơ lúc nào cũng ngất ngưởng với thái độ rất “ngông”

Nghệ thuật: nhiều từ hán việt, thể thơ hát nói phóng khoáng, hình ảnh đi kèm giọng điệu “ngông” riêng mà ít người có.

6 Cao Bá Quát Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Nội dung: kể về những khó khăn và màu tối của các khoa thi cử, con đường công danh

Nghệ thuật: điệp từ, hình ảnh ẩn dụ.

7 Nguyễn Đình Chiểu Lẽ ghét thương

Nội dung: nói về lí lẽ để ghét để thương của ông quán nọ - một người dầy dặn kinh nghiệm.

Nghệ thuật: liệt kê (tên vua xấu tốt củaTrung Quốc), thơ lục bát truyền thống.

7 Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc

Nội dung: Những hi sinh mất mát của những người nông dân nghĩa sĩ yêu nước lần đầu đi đánh giặc.

Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ chân thực mộc mạc.

8 Ngô Thì Nhậm Chiếu cầu hiền

Nội dung: vị vua vì dân vì nước và nhận thức được tầm quan trọng của người hiền tài, kêu gọi những người tài giỏi hãy dám dấn thân, lấn sức mình ra giúp nước.

Nghệ thuật: lập luận logic sắc bén, đầy sức thuyết phục.

2. Trả lời câu hỏi

a. Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Tính quy phạm trong văn học trung đại là gì? Đó là nội dung đề cập đến các vấn đề to lớn vĩ đại như chuyện nhân sinh thế sự, chuyện triều chính người tài giúp nước, chuyện đánh giặc. Nhưng ở đây Nguyễn Khuyến lại lấy đề tài về cuộc sống nông thôn từ cảnh đơn sơ như ao cá, làng quê. Đây là một nội dung thể hiện sự phá vỡ tính quy phạm:

     + Giá trị nhân văn: thiên nhiên và đời sống thanh đạm đi vào văn chương một cách tự nhiên và gần gũi, sinh động.

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm – quốc ngữ của nước ta, điều này thể hiện tinh thần dân tộc, có thể biểu lộ tâm hồn người Việt một cách sâu sắc, tế nhị.

    + Sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b.Điển tích, điển cố trong một số tác phẩm đã học 

- Truyện Lục Vân Tiên

     + Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: điển tích về những triều đại nổi tiếng về sự đổ nát trong sử sách Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của những ông vua hoang dâm, vô đạo ⇒ lẽ “ghét” của ông Quán cũng phải có sự so sánh, có lí lẽ để ghét.

    + Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc: người có tài, có đức nhưng cuộc sống ngược đãi họ, cái tài cái đức không được hưởng thành quả sự xứng đáng, họ phải chịu cuộc đời vất vả, tai tiếng  lẽ ghét có phần, thương ai cũng cần có lẽ.

- Bài ca ngất ngưởng

    + Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ…: con người sống tiêu dao tự tại không màng danh lợi, cái ngông phô bày ra, so sánh với những bậc tiền bối xưa kia 

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

    + Ông tiên ngủ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát muốn nói rằng những thứ công danh hão huyền trước mặt người có đức chỉ là một thứ tầm thường, không đáng bận tâm. 

c. Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Bút pháp ước lệ tượng trưng: hình ảnh bãi cát hàm nghĩa tượng trưng cho con đường danh lợi mờ mịt cát (những gian khổ, khó khăn)

- Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

- Nhà thơ tự gọi con đường mình đang đi là đường cùng bởi vì sao, bởi con đường công danh ông đang bước từng bước nặng nhọc không có ý nghĩa gì, chúng là vô nghĩa, không tiến tới lý tưởng cao đẹp ông hằng mong mỏi.

d. Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bài ca ngất ngưởng, Chiếu dời đô, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Hoàng lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường luật – một thể thơ rất phát triển trong văn học một thời gian dài

    + Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

    + Nguyên tắc đối: đối âm, đối ý câu trên đối với câu dưới lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… ;

     + Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)- Đặc điểm của văn tế

    + Gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và kết….

    + Thể văn: thể phú đường luật có vần, có đối…- Đặc điểm hát nói

    + Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.

    + Lời của bài hát nói có 11 câu, chia làm 3 khổ:

    • Khổ đầu: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B-T

    • Khổ giữa: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B-T

    • Khổ cuối: 3 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác