logo

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

Hướng dẫn Soạn Tin 11 Bài 13: Kiểu bản ghi bám sát nội dung SGK Tin học 11 trang 74, 75,… 79, 80 theo chương trình SGK Tin học 11. Tổng hợp lý thuyết Tin học 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 13: Kiểu bản ghi trang 74, 75,… 79, 80 SGK Tin học 11


Soạn Tin 11 Bài 13: Kiểu bản ghi (ngắn gọn nhất)

Trả lời câu hỏi 1 trang 79 SGK Tin học 11

Tại sao mảng là kiểu dữ liệu có cấu trúc?

Lời giải:

Mảng là kiểu dữ liệu có cấu trúc bởi vì mảng (một chiều, hai chiều hay nhiều chiều) là kiểu có cấu trúc được đề cập tới sớm nhất trong các ngôn ngữ lập trình. Nó được xây dựng từ những kiểu dữ liệu dã có theo quy tắc khuôn dạng do ngôn ngữ lập trình cung cấp. Nó được dùng để chỉ định một nhóm đối tượng cùng một tính chất nào đó. Chẳng hạn, vectơ là một nhóm các số mà mỗi số ta có thể xác định chỉ cần biết chỉ số. Như vậy, để khai báo kiểu mảng phải chỉ ra kiểu dữ liệu chung của các phần tử và kiểu chỉ số.

Trả lời câu hỏi 2 trang 79 SGK Tin học 11

Tại sao phải khai báo kích thước của mảng?

Lời giải:

Mảng là 1 tập hợp các phần tử được đánh số có thứ tự thường là từ 0 hoặc 1cho nên khi khai báo mảng ta cần khai báo thêm kích thước để máy có thể cấp phát đủ bộ nhớ chứa số lượng các phần tử.

Trả lời câu hỏi 3 trang 79 SGK Tin học 11

Các phần tử của mảng có thể có những kiểu gì?

Lời giải:

Kiểu dữ liệu của mảng có thể là những kiểu dữ liệu chuẩn (integer,byte,real,…), kiểu dữ liệu có cấu trúc (string,kiểu bản ghi).

Trả lời câu hỏi 4 trang 79 SGK Tin học 11

Tham chiếu đến phần tử của mảng bằng cách nào?

Lời giải:

Tham chiếu đến phần tử của mảng ta sử dụng tên mảng và chỉ số đặt trong cặp dấu ngoặc [ và ].

Ví dụ a[1]. (a là tên mảng ,1 là chỉ số ).

Trả lời câu hỏi 5 trang 79 SGK Tin học 11

Viết chương trình nhập từ bàn phím số nguyên dương N (N ≤100) và dãy A gồm N số nguyên A1...AN có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1000. Hãy cho biết dãy A có phải là một cấp số cộng hay không và thông báo kết quả ra màn hình.

Lời giải:

Nếu dãy chỉ có một số hoặc hai số thì chắc chắn là cấp số cộng.

Nếu dãy có hơn hai số thì tính công sai là a[1]-a[0] sau đó duyệt cả mảng nếu có số nào vi phạm quy luật của cấp số cộng a[i] khác a[i-1]+d thì kết luận luôn không là cấp số cộng.

Nếu đến cuối dãy mà không có số nào vi phạm thì kết luận là cấp số cộng.

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

Trả lời câu hỏi 5 trang 79 SGK Tin học 11

Viết chương trình nhập từ bàn phím số nguyên dương N (N ≤100) và dãy A gồm N số nguyên A1, A2 ...AN có giá trị tuyệt đối không lớn hơn 1000. Hãy đưa ra những thông tin sau:

a) Số lượng số chẵn và số lượng số lẻ

b) số lượng số nguyên tố trong dãy

Lời giải:

a) Duyệt toàn bộ mảng, nếu số nào chia hết cho 2 thì là số chẵn còn lại là số lẻ. Ta dùng một biến để đếm số chẵn . Sau đó lấy số phần tử trừ đi số phần tử chẵn.

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

b) Số lượng số nguyên tố trong dãy

Duyệt toàn bộ các số trong dãy với mỗi số ta kiểm tra xem số này có chia hết số nào từ 2 đến a[i]-1 của nó không ?. Nếu không thì kết luận là số nguyên tố.

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

Trả lời câu hỏi 6 trang 79 SGK Tin học 11

Dãy F là dãy Phi-bo-na-xi nếu:

F0=0, F1 = 1, Fn = Fn-1 + Fn-2 với N ≥ 2

Viết chương trình nhập từ bàn phím số nguyên dương N và đưa ra màn hình số hạng thứ N của dãy Phi-bo-na-xi. Chương trình của bạn thực hiện với giá trị lớn nhất của N là bao nhiêu?

Lời giải:

Sử dụng 2 biến để lưu giá trị hiện tại của 2 số fibonaci. Mỗi lần sinh ra số fibonaci mới ta sẽ gán lại giá trị mới cho 2 biến này bằng đoạn code;

F1:=F0+F1;

F0:=F1-F0;

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

Chương trình chạy tối đa đến N=23 với số fibonaci là 28657. Nếu lên đến số 24 sẽ vượt quá phạm vi của biến kiểu integer.

Trả lời câu hỏi 8 trang 79 SGK Tin học 11

Chương trình sau thực hiện những gì?

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

Lời giải:

Chương trình thực hiện việc hoán đổi vị trí dòng thứ i với dòng thứ N-i+J, nghĩa là hoán đổi vị trí dòng đầu tiên với dòng cuối cùng của màng hai chiều, dòng thứ hai từ trên xuống với dòng thứ hai từ dưới lên,.. Việc hoán đổi vị trí dòng thứ i với dòng đối xứng với nó được thực hiện khi i nhận giá trị từ 1 đến N, làm cho mỗi dòng được hoán đổi vị trí hai lần. Vì vậy, cuối cùng mảng A không thay đổi so với ban đầu.

Trả lời câu hỏi 9 trang 80 SGK Tin học 11

Hãy bổ sung thêm vào chương trình Xep_loai ở bài 13 những lệnh cần thiết để chương trình đưa ra danh sách học sinh xếp loại A.

Lời giải:

Khi in ra kết quả ta chỉ việc kiểm tra loại học sinh xem xếp loại có phải là 'A' hay không. Nếu là 'A' thì in kết quả ra màn hình.

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

Tóm tắt lý thuyết Tin 11 Bài 13: Kiểu bản ghi

Dữ liệu kiểu bản ghi (record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.

Để mô tả kiểu bản ghi ta cần xác định:

- Tên kiểu bản ghi;

- Tên các thuộc tính (trường);

- Kiểu dữ liệu của mỗi trường;

- Cách khai báo biến;

- Cách tham chiếu đến trường.

Dưới đây giới thiệu cách khai báo kiểu, biến, tham chiếu đến trường và phép gán giá trị bản ghi trong Pascal.


1. Khai báo và tham chiếu đến trường

a. Khai báo

Do dữ liệu kiểu bản ghi thường dùng để mô tả nhiều đối tượng nên ta thường định nghĩa một kiểu bản ghi và sau đó dùng nó để khai báo các biến liên quan.

- Kiểu bản ghi thường được định nghĩa như sau:

type < tên kiểu bản ghi > = record

< tên trường 1 > : < kiểu trường 1 >

……………………………….

< tên trường k > : < kiểu trường k >;

end;​

- Sau khi có kiểu bản ghi, biến kiểu bản ghi có thể được khai báo như sau:

var < tên biến bản ghi > : < tên kiểu bản ghi >;

Ví dụ 1: Quan sát hình 1 dưới đây và khai báo cho kiểu bản ghi học sinh

PHP:

Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi
Soạn Tin 11 Bài 13 ngắn nhất trang 74, 75,... 79, 80: Kiểu bản ghi

 

Hình 1. Bản ghi học sinh

b. Tham chiếu đến trường

- Cú pháp: < Tên biến bản ghi >. < Tên trường >

- Ví dụ 2:

+ Nếu A là biến kiểu bản ghi và X là tên một trường của A, thì tham chiếu đến trường X, ta viết: A.X

+ Để tham chiếu đến điểm tin học của một học sinh trong ví dụ trên ta viết: A.Tin


2. Gán giá trị

Có 2 cách để gán giá trị cho biến bản ghi:

+ Cách 1. Dùng lệnh gán trực tiếp: Nếu A và B là hai biến bản ghi cùng kiểu và thì ta có thể gán giá trị của B cho A bằng câu lệnh: A:= B;

+ Cách 2. Gán giá trị cho từng trường: Có thể thực hiện bằng lệnh gán hoặc nhập từ bàn phím.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 11 ngắn nhất

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tin 11 Bài 13: Kiểu bản ghi trong bộ SGK Tin học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 15/10/2022