logo

Soạn Tin 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm - Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Tin 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm trang 160, 161, 162, 163, 164 SGK Tin học 10 ngắn gọn, đầy đủ bám sát nội dung bộ sách mới Kết nối tri thức.

Bài 34: Nghề phát triển phần mềm trang 160, 161, 162, 163, 164 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi trang 160 SGK Tin học 10 

Theo em, phát triển phần mềm có phải chỉ là việc viết các đoạn mã lệnh bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó để máy tính có thể hiểu và giải quyết một bài toán trong thực tế?

Lời giải:

Không phải. Ngoài việc viết các đoạn mã lệnh, phát triển phần mềm cần làm thêm rất nhiều công việc khác như khảo sát, phân tích yêu cầu bài toán, sửa chữa, bảo trì code sau khi được viết, …


1. Phát triển phần mềm là gì?

Trả lời câu hỏi trang 160 SGK Tin học 10  

Nhiều em mong muốn biết lập trình để làm ra các phần mềm ứng dụng. Vậy em có biết việc sản xuất phần mềm gồm có các công đoạn nào không?

Lời giải:

Phát triển phần mềm gồm các công việc: điều tra, khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống; lập trình, kiểm thử; chuyển giao; bảo trì và quản trị dự án.

Trả lời câu hỏi trang 161 SGK Tin học 10  

Theo em điều nào là đúng nhất trong các điều sau khi nói về phát triển phần mềm?

A. Phát triển phần mềm là lập trình

B. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động.

C. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.

D. Phát triển phần mềm là quản trị dự án phần mềm.

Lời giải:

Đáp án C


2. Kiến thức, kĩ năng của người phát triển phần mềm

Trả lời câu hỏi trang 161 SGK Tin học 10  

Theo em, phát biểu “tất cả những người phát triển phần mềm đều có vai trò như nhau” là đúng hay sai?

Lời giải:

Phát biểu sai. Vì phát triển phần mềm bao gồm nhiều công việc khác nhau, mỗi người đảm nhiệm một công việc, một vai trò.

Trả lời câu hỏi trang 163 SGK Tin học 10   

Hãy ghép mỗi hoạt động phát triển phần mềm ở cột trái với tố chất ở cột phải cho thích hợp.

Hoạt động

Tố chất

1) Lập trình (viết code).

2) Phân tích và thiết kế hệ thống.

3) Quản lí dự án.

a) Cẩn thận, tỉ mỉ.

b) Có khả năng học hỏi, tìm hiểu nghiệp vụ của lĩnh vực ứng dụng.

c) Có kiến thức toán, thuật toán tốt.

d) Làm chủ được ngôn ngữ lập trình.

e) Hiểu biết công nghệ.

g) Có tầm nhìn, kĩ năng tổ chức và điều phối nguồn lực.

Lời giải:

1) ghép với a); c); d)

2) ghép với b); c)

3) ghép với e); g)


3. Công việc phát triển phần mềm

Trả lời câu hỏi trang 163 SGK Tin học 10   

Em có biết làm thế nào để trở thành người tham gia phát triển phần mềm? Theo em có những cơ hội nghề nghiệp nào cho người phát triển phần mềm?

Lời giải:

Để trở thành người phát triển phần mềm, các em có thể bắt đầu với các khoá đào tạo về lập trình, phát triển phần mềm tại các trung tâm, các trường dạy nghề, hoặc các công ty, tập đoàn, dần dần tích luỹ kinh nghiệm thông qua các công việc thực tế. Nếu muốn tham gia ở vị trí kĩ sư phần mềm, cần theo học đại học về tin học hay công nghệ thông tin.

Những cơ hội của người phát triển phần mềm: 

+ Lập trình ứng dụng

+ Phát triển giao diện người dùng

+ Phát triển ứng dụng trên web, các phần mềm hệ thống hoặc quản trị các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu...

+ Lập trình trí tuệ nhân tạo/máy học

+ Phát triển ứng dụng di động

+ Phát triển games

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10   

Em đánh giá thế nào về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai đối với nghề phát triển phần mềm?

Lời giải:

Trong bối cảnh cách mạng khoa học 4.0, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng đối với nghề phát triển phần mềm.

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10   

Theo em, người tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin có thể làm những công việc gì? Cho những đơn vị như thế nào?

Lời giải:

- Người tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin có thể làm các công việc:

Lập trình ứng dụng

Phát triển giao diện người dùng

Phát triển ứng dụng trên web, các phần mềm hệ thống hoặc quản trị các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu.

Lập trình trí tuệ nhân tạo/máy học

Phát triển games

Phát triển ứng dụng di động

- Đơn vị : các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin, công ty sản xuất, lắp ráp thiết bị phần cứng, các trường đại học, cao đẳng, …


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10   

Mô tả quy trình phát triển phần mềm.

Lời giải:

Quy trình phát triển phần mềm: điều tra, khảo sát ; phân tích và thiết kế hệ thống ; lập trình ; kiểm thử ; chuyển giao ; bảo trì và quản trị dự án.

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10    

Theo em, để theo học ngành phát triển phần mềm, em cần chuẩn bị tốt những môn học nào?

Lời giải:

Các môn học : Toán, Tin học, Vật lí, Ngoại ngữ, …

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10   

Hãy liệt kê một vài phần mềm ứng dụng mà em biết

Lời giải:

Một vài phần mềm ứng dụng: Microsoft Word, Microsoft Powerpoint, Spotify, Adobe Photoshop, Autocad...


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10   

Ở khu vực nơi em sinh sống hay các tỉnh/thành phố lân cận, các trường đào tạo nghề phát triển phần mềm? Khối thi ngành liên quan đến phát triển phần mềm của trường đó là gì?

Lời giải:

Ví dụ: Trường Đại học Công nghệ Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) có chương trình đào tạo công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, xét tuyển các khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Anh, Lý)...

Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo các ngành như khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, xét tuyển các khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Anh, Lý)...

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10    

Ở tỉnh/thành phố nơi em cư trú có Trung tâm dạy nghề phát triển phần mềm nào không? Liệt kê một vài khoá học tiêu biểu mà họ cung cấp. Chia sẻ thông tin em tìm hiểu được với các bạn.

Lời giải:

Trung tâm: Techmaster, CodeGym, BKCAD, Bách khoa Aptechs, IPMAC…

Trả lời câu hỏi trang 164 SGK Tin học 10    

Ở tỉnh/thành phố nơi em cư trú có doanh nghiệp nào chuyên về phát triển phần mềm không? Họ có cung cấp các chương trình đào tạo cho người muốn trở thành người phát triển phần mềm của công ty hay không?

Lời giải:

Có, IPMAC là nhà đào tạo tiên phong & luôn dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam. 

Học viện công nghệ thông tin IPMAC cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo cũng như các giải pháp phần mềm và hệ thống thông tin chuyên nghiệp cho các cơ quan chính phủ, tổ chức, các công ty và cá nhân làm việc trong ngành công nghệ thông tin.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Tin 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tin 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 14/09/2022