logo

Câu hỏi in đậm trang 135 Lịch Sử 9 Bài 28


Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)

Câu hỏi in đậm trang 135 Lịch Sử 9 Bài 28

Phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?

Lời giải

* Bối cảnh

- Từ năm 1957 đến 1959, Mĩ – Diệm đẩy mạnh khủng bố và đàn áp phong trào cách mạng của miền Nam. Chúng ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” và công khai chém giết người vô tội.

- Đến đầu năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng chỉ rõ con đường đấu tranh của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa để giành lấy chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị.  

* Diễn biến:

- Phong trào của quân ta bắt đầu trỗi dậy ở Vĩnh Thạnh – Bình Định, sau đó lan nhang sang Trà Bồng – Quảng Ngãi… rồi phát triển mạnh mẽ khắp miền Nam, dâng cao thành cuộc “Đồng khởi”, mà nổi bật nhất là ở Bến Tre.

- Ngày 17/1/1960, phong trào bắt đầu nổ ra ở huyện Mỏ Cày, và ngay sau đó lan nhanh ra toàn tỉnh Bến Tre.

+ Đập tan bộ máy chính quyền của Mĩ – Diệm tại thôn, xã nơi phong trào bùng nổ.

+ Thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, ra đời lực lượng vũ trang nhân dân và phát triển nhanh chóng.

- Sau Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” đã lan nhanh đến Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

* Ý nghĩa:

- Là đòn tấn công quyết liệt vào chính sách thực dân mới.

- Khiến chính quyền Ngô Đình Diệm lung lay.

- Tạo đà cho cách mạng Việt Nam phát triển nhảy vọt, chuyển từ thế phòng thủ bảo toàn lực lượng sang thế tấn công.

- Là điều kiện để Mặt Trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày 20/12/1960.

Xem toàn bộ Soạn Sử 9: Bài 28. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954 - 1965)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021