logo

Bài 1 trang 154 Lịch Sử 9


Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)

Bài 1 trang 154 Lịch Sử 9

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Lời giải

- Giống nhau:

+ Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ.

+ Đều nhằm mục tiêu tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Khác nhau:

Tiêu chí

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)

Lực lượng

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

Quy mô

Toàn Việt Nam

Toàn Việt Nam, mở rộng ra toàn Đông Dương

Âm mưu

Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực, áp đảo quân chủ lực của ta bằng “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”

 

Thủ đoạn cơ bản

Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”

Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu của người Việt.Dùng quân đội Sài Gòn mở các cuộc xâm lược Cam-pu-chia, Lào.

Xem toàn bộ Soạn Sử 9: Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965 - 1973)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021