logo

Câu hỏi in nghiêng trang 148 Lịch Sử 8 Bài 30


Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Câu hỏi in nghiêng trang 148 Lịch Sử 8 Bài 30

- Trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Huế và Thái Nguyên.

Lời giải

Các cuộc khởi nghĩa

Khởi nghĩa ở Huế (1916)

Khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917)

Nguyên nhân

Pháp mở chiến dịch bắt lính của ta để đưa sang chiến trường châu Âu phục vụ chiến tranh cho chính quốc của họ.

Binh lính được giác ngộ cách mạng nên phối hợp với tù trưởng chính trị tiến hành cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Thái Phiên và Trần Cao Vân, mời vua Duy Tân tham gia

Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn

Diễn biến chính

Theo dự kiến, vào đêm 3 rạng sáng 4-5-1916 sẽ tiến hành khởi nghĩa tại Huế nhưng kế hoạch bị bại lộ, vụ mưu khởi nghĩa không thành.

Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên được 1 tuần, nhưng lại không thể chiếm được trại lính nên đã bị quân Pháp phản công.

Kết quả

Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị đày sang châu Phi

Kéo dài 5 tháng nhưng cuối cùng vẫn thất bại,  Lương Ngọc Quyến bị hi sinh, còn Trịnh Văn Cấn tự sát.

Câu hỏi in nghiêng trang 148 Lịch Sử 8 Bài 30

- Hai cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành?

Lời giải

- Về lực lượng tham gia: Cả hai cuộc khởi nghĩa đều có sự góp mặt và tham gia của những binh lính người Việt đang làm trong quân đội của Pháp. Người lãnh đạo hai cuộc khởi nghĩa này đều là những sĩ phu yêu nước, có tư tưởng cách mạng tiến bộ.

- Về phương thức tiến hành: 2 cuộc khởi nghĩa đều tiến hành dưới hình thức bạo động vũ trang.

Xem toàn bộ Soạn Sử 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021