logo

Bài 2 trang 66 sgk Lịch Sử 8


Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài 2 trang 66 sgk Lịch Sử 8

Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Lời giải

+ Nhìn chung, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra rất mạnh mẽ:

- In-đô-nê-xi-a: Cuộc đấu tranh của những trí thức tư sản diễn ra rất quyết liệt. Đến tháng 5-1920, Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a được ra đời.

- Phi-lip-pin: Nổi bật nhất là cuộc cách mạng năm 1896-1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Từ đó, thành lập nên nước Cộng hòa Phi-lip-pin nhưng không được bao lâu đã bị đế quốc Mĩ thôn tính.

- Cam-pu-chia: diễn ra 2 cuộc khởi nghĩa đó là: cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo diễn ra ở Ta-keo trong những năm 1863-1866 và cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866-1867) đã gây cho Pháp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xâm chiếm Cam-pu-chia.

- Lào: Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Xa-van-na-khét dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc (năm 1901), cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven kéo dài đến năm 1907 mới kết thúc cũng làm cho Pháp run sợ.

- Việt Nam: Phong trào Cần vương (1885-1896) diễn ra với nhiều khởi nghĩa lớn. Khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (1884-1913) cũng khiến thực dân Pháp gặp khó khăn.

+ Dù phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra rất mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại. Nguyên nhân là do:

- Các cuộc đấu tranh này đều diễn ra rất lẻ tẻ, chưa có sự liên kết và thống nhất.

- Chưa có một tổ chức đứng ra lãnh đạo, thiếu đường lối chính trị.

- Chính quyền phong kiến không kiên quyết đánh đuổi thực dân.

- Các nước thực dân rất hùng mạnh.

Xem toàn bộ Soạn Sử 8: Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021