logo

[Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 17 Cánh diều: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Hướng dẫn [Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 17 Cánh diều: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Lịch sử 7 trang 63, 64, 65, 66, 67, 68 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) trang 63, 64, 65, 66, 67, 68 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều


1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

Trả lời câu hỏi trang 63 SGK Lịch Sử 7 

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy:

Soạn Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh Diều

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

- Nêu vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

- Nêu vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Đô trong cuộc kháng chiến.

Lời giải:

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258):

- Ngày 17- 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại.

- Vua Trần Thái Tông ra trận trực tiếp chỉ huy chiến đấu, sau đó chủ động rút lui.

- Ngày 21-1-1258: Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng quân Mông Cổ bị hao mòn dần.

- Ngày 29-1-1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258):

- Vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò chỉ huy quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của nhân dân Đại Việt.

- Vua và Thái sư đã đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, ví dụ như: chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng; tổng phản công khi quân Mông Cổ đang gặp khó khăn… kế sách đánh giặc đúng đắn đó chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Đô trong cuộc kháng chiến:

- Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, khi đối mặt với quân Mông Cổ hùng mạnh, Thái sư Trần Thủ Độ đã không hề nao núng mà khẳng khái tâu với vua Trần Thái Tông rằng: “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” - câu nói trên đã thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt, khí thế hiên ngang của Thái sư đồng thời cũng góp phần làm yên lòng quân sĩ và nhân dân.


2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)

Trả lời câu hỏi trang 66 SGK Lịch sử 7 

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy:

Soạn Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh Diều

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)

- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến

Lời giải:

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1258):

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.

- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.

Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn

Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),... 

Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. 

- Vai trò của vua Trần Nhân Tông trong cuộc kháng chiến:

+ Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

+ Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

+ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

- Vai trò của vua Trần Nhân Tông trong cuộc kháng chiến: đã trở thành ngọn cờ "kết chặt lòng dân", lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi huy hoàng. Qua 2 cuộc kháng chiến, Trần Nhân Tông đã tỏ rõ ông vừa là nhà chiến lược tài giỏi, vừa là vị tướng cầm quân dũng cảm ngoài chiến trường.


3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288)

Trả lời các câu hỏi trang 67 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.3 hãy:

Soạn Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh Diều

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)

- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến

Lời giải:

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288)

- Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công vào Đại Việt.

+ Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển vào sông Bạch Đằng. Tiếp sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

- Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của quân Trần nhưng thất bại.

- Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền Lương của Trương Văn Hổ.

- Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng.

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Đoán biết được quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng. 

- Trần Quốc Tuấn là Tổng chỉ huy trường quân đội, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn tập. Đồng thời cũng có những kế sách chống giặc hiệu quả: đóng cọc sông Bạch Đằng


4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK Lịch sử 7 

Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát, hình 17, hãy:

Soạn Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh Diều

- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII)

- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Việt Nam

- Do tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần và các tầng lớp nhân dân.

- Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh  như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn,...

Ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt; khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

+ Thắng lợi này cũng góp phần làm suy yếu đế quốc Mông – Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác; để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK Lịch sử 7 

Trình bày khái quát diễn biến, kết quả và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Lời giải:

Nội dung

Diễn biến

Kết quả

Ý nghĩa

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ nhất

- Tháng 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta. Theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên tiến vào Thăng Long.

- Trước thế giặc mạnh quân ta rút khỏi Thăng Long lui về Thiên Mạc (Hà Nam) và thực hiện "vườn không nhà trống".

- Giặc chiếm đc Thăng Long nhưng bị thiếu lương thực.

- Ta bất ngờ mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

quân Mông - Nguyên rút chạy về nước.

Làm thất bại âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ



 

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai

- Tháng 1/1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược nước ta.

- Ta rút về Thiên Trường và thực hiện "vườn không nhà trống".

- Giặc:

+ Toa Đô đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.

+ Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam → tạo thế gọng kìm.

- Quân ta chiến đấu dũng cảm → Giặc bị động khó khăn.

- Tháng 5/1285: ta phản công ở nhiều nơi → Giải phóng Thăng Long.

- Ta chiến thắng hơn 50 vạn quân Nguyên.

- Giặc: một số bị chết, số còn lại chạy về nước.



 

 

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba

- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi thuyền lương của địch.

- Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Tháng 4/1288: Giặc kéo vào sông Bạch Đằng:

+ Ta nhử giặc vào trận địa cọc ngầm.

+ Nước rút ta đánh trả, thuyền giặc xô vào nhau chìm đắm.

+ Ta đánh từ hai bên bờ.

- Ô Mã Nhi bị bắt sống, nhiều tên bị giết.

- Cuộc kháng chiến lần 3 kết thúc thắng lợi.

- Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân, dân ta


 

- Đập tan mộng xâm lược, kết thúc thắng lợi vẻ vang



 


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK Lịch sử 7 

1. Hãy tìm và giới thiệu danh nhân tiêu biểu của thời Trần có công trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Lời giải:

- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần khâm, là con trưởng của Trần Thánh Tông.

- Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái đã lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên Thắng lợi vẻ vang.

- Ông sùng mộ đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền trúc Lâm Yên Tử.

- Trần Nhân tông là còn còn là một nhà văn hóa một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

2. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 

Lời giải:

Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay: phát huy cao độ trong tình hình hiện nay, nhất là phòng, chống dịch COVID-19.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn [Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 17 Cánh diều: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 11/10/2022