logo

Câu hỏi in nghiêng trang 96 Lịch Sử 12 Bài 14


Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1933

Câu hỏi in nghiêng trang 96 Lịch Sử 12 Bài 14

Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931.

Lời giải:

Ngay sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng cuộc đấu tranh cách mạng trở nên mạnh mẽ.

Những cuộc đấu tranh thời kì này bao gồm các cuộc bãi công biêu tình và nhiều hình thức đấu tranh khác. Tiêu bểu nhất là cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng , cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi nam đinh và các cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ba Son..

Phong trào đấu tranh nahna ngày quốc tế lao động 1-5 ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Sang tháng 9 phong trào dâng cao nhất ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, những cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị đòi giảm sưu.

Phong trào Nghệ -Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1929-1930

Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.

Câu hỏi in nghiêng trang 96 Lịch Sử 12 Bài 14

Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Lời giải:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng 1930-1932 phát triển mạnh mẽ khắp cả nước, tháng 9-1930 phong trào đấu tranh của công nhân lên đến đỉnh cao ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của công nhân Hưng Nguyên.

Trước sức mạnh của phong trào, hệ thống chính quyền bị tê liệt và tan rã ở nhiều xã và các cấp ủy, thôn xã đã lãnh đạo nhân dân quản lí đời sống chính trị, kinh tế… Làm chức năng chính quyền Xô Viết.

Tại Nghệ An Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc.. Ở Hà Tĩnh Xô Viết hình thành ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê… Xô viết thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Chính quyền Xô viết đã có những chính sách về chính trị,kinh tế và xã hội như chính trị quần chúng được tự do tham gia hoạt động các đoàn thể cách mạng, tự do hội họa, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. Về kinh tế thi hành các biện pháp ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế dân thuế chợ thuế đất…xóa nợ cho người nghèo, tu sửa cầu cống giao thông, lập các tổ chức giúp đỡ các nhà sản xuất.

Về văn hóa xã hội chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, xóa bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan, giữ vững an ninh xã hội, tình đoàn kết trong nhân dân được củng cố.

Ý nghĩa: Tuy thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại từ 4-5 tháng chính quyền xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình. Chính quyền của dân, do dân, vì dân, mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, Xô Viết là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.

Câu hỏi in nghiêng trang 96 Lịch Sử 12 Bài 14

Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Lời giải:

Ngoài luận cương chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được gọi là cương lĩnh đường lối đầu tiên cho nước Việt Nam, thì còn luận cương chính trị tháng 10-1930 do Trần Phú soạn thảo.

Về chiến lược của cách mạng Đông Dương: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường Xã hội chủ nghĩa.

Về nhiệm vụ cách mạng: hai nhiêm vụ chiến lược cách mạng là đánh đổ phong kiến đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau.

Về lực lượng cách mạng: Đông lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân

Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.

Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Ưu điểm của luân cương: luận cương chính trị đã nêu rõ được những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam là ánh sáng soi đường của nhân dân đấu tranh chống đế quốc của nhân dân chúng ta phong kiến giành lại được độc lập dân tộc. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm luận cương còn có những hạn chế như chưa nêu rõ được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam, không đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hang đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, đánh giá không đúng khả năng của các tầng lớp trong xã hội.

Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1933

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021