logo

Câu hỏi in nghiêng trang 79 Lịch Sử 12 Bài 12


Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Câu hỏi in nghiêng trang 79 Lịch Sử 12 Bài 12

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất một trật tự được hình thành. Nước Pháp sau chiến tranh bị thất bại nặng nề kinh tế suy thoái. Điều này dẫn đến chương trình khái thác thuộc địa của Pháp, với âm mưu là bù đắp những gì mà chiến tranh gây ra.

Trong cuộc khai thác này Pháp đã đầu tư nhanh quy mô lớn với các nghành kinh tế ở Việt Nam tuy nhiên nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

Trong nông nghiệp, Pháp đầu tư chủ yếu vào đồn điền cao su. Ngoài ra còn mở rộng ra các nghành công nghiệp như dệt khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than.

Trong ngoại thương Pháp mở rộng ngoại thương trong Việt Nam đặc biệt là quan hệ giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh. Ngân hàng đông dương nắm toàn bộ quyền chỉ huy nền kinh tế Đông dương, phát hàng tiền giấy và cho vay lãi.

Pháp với những dã tâm đạt những tầm ưu kinh tếViệt Nam về mình, mặc dù đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế Việt Nam nhưng Pháp đã phát hành ra rất nhiều thứ thuế đối với các nhà tiểu thương Việt Nam như thuế thân muối … Điều này làm dấy lên trong Việt Nam làm đời sống nhân dân bị bóc lột nặng nề.

Pháp khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương đặc biệt ở Việt Nam pháp đã có những bước mới. Nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển từ nông nghiệp đến công nghiệp, tuy nhiên thì nhân dân vẫn phải chịu nhiều sự bôc lột cảu thực dân kiến nhân dân Việt sống  trong nghèo khổ. 

Câu hỏi in nghiêng trang 79 Lịch Sử 12 Bài 12

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự biến chuyển ra sao?

Lời giải:

Trong cuộc khia thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, Pháp đã có những sự phát triển mới. Đầu tư lớn vào nông nghiệp và một số nghành công nghiệp. Điều này đã làm ít nhiều thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tuy nhiên người dân ở đây vẫn phải chịu nhiều khổ cực.

Do cuộc khai thác của thuộc địa cảu pháp đã làm cho các tầng lớp trong xã hội có sự chuyển biến.

- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hóa. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ nhận thức được và cũng bị chịu ít nhiều bóc lột của Pháp nên tham gia vào phong trào dân tộc chống Pháp.

- Giai cấp nông dân:đây là giai cấp có nhiều mâu thuẫn với đế quốc và tay sai vô cùng gay gắt. Đây là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. Và cũng chịu rất nhiều sự bóc lột của thực dân và địa chủ.

- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh chóng về số lượng, họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Phần lớn là các học sinh trí thức có nhận thức và có sự nhạy cảm với thời cuộc và hang hái chiến đấu vì độc lập tự do.

- Giai cấp tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bị thực dân Pháp chèn ép, bộ phận này phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản (quyền lợi gắn với đế quốc) và tư bản dân tộc (có khuynh hướng dân tộc và dân chủ).

- Giai cấp công nhân Việt Nam: phát triển nhanh chóng về số lượng, và bị bóc lột nặng nề có quan hệ gắn kết với nông dân. Và đây là lực lượng chủ yếu trong phong trào dân tộc.

Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021