logo

Câu hỏi in nghiêng trang 32 Lịch Sử 12 Bài 4


Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Câu hỏi in nghiêng trang 32 Lịch Sử 12 Bài 4

Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đề quốc ở Lào từ năm 1945 – 1975?

Lời giải:

  • Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

+ Giữa tháng 8-1945, Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, nắm thời cơ thuận lợi ngày 23-8-1945 Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945 nhân dân thủ đô viêng chăn khởi nghĩa thắng lợi, Lào tuyên bố độc lập.

+ Tháng 3-1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào. Nhân dân Lào một lần nữa đứng dậy cầm sung bảo vệ nền độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng phát triển.

+ Hiệp định Giơnevơ (7/1954) đã công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

  • Kháng chiến chống Mĩ(1954-1975)

+ Ngay sau đó, Mĩ lại nhảy vào tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào (thành lập vào 22/3/1955) cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ được triển khai trên cả 3 mặt trận: quân sư, chính trị, ngoại giao giành được nhiều thắng lợi.

+ Nhân dân Lào dần đánh bại kế hoạch xâm lược của Mĩ, đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng.

+ Do thắng lợi của cuộc chiến tranh Việt Nam kí kết hiệp định Pari (1-1973) các phái ở Lào thỏa thuận kí hiệp định Viêng chăn. Lập lại hòa bình hòa hợp dân tộc ở Lào.

+ Ngày 2-12-1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập. Nước Lào bước sang một trang mới xây dựng đất nước phát triển kinh tế.

Câu hỏi in nghiêng trang 32 Lịch Sử 12 Bài 4

Hãy cho biết nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993?

Lời giải:

  • Kháng chiến chống pháp (1945-1954):

+Đầu tháng 10-1945 thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Đông Dương, năm 1951 là Đảng nhân dân cách mạng Campuchia.

+ Ngày 9-11-1953 do hoạt động ngoại giao của quốc vương N. Xihanuc, chính phủ Pháp kí kết hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. Tuy nhiên Pháp vẫn chiếm đóng nước này.

+ sau chiến thắng điên biên phủ ở Việt Nam, kí hiệp ước Giơnevơ năm 1954 công nhận độc lập chủ quyền nước Campuchia.

  • Kháng chiến chống Mĩ (1954-1975):

+ Từ năm 1954- 1970 chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh chính trị nào.

+ Ngày 18-3-1970 chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi tay sai của Mĩ, từ đây nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào đấu tranh chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi.

+  Ngày 17-4-1975 thủ đô Phnôm pênh được giải phóng. Chiến tranh chống Mĩ kết thúc.

  • Kháng chiến chống lực lượng Khơme đỏ (1975-1993):

+ Tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu ngay sau đó lập tức phản bội cách mạng. thi hành chính sách diệt chủng tàn sát người dân vô tội.

+ Ngày 7-1-1979 thủ đô Phnôm pênh được giải phóng nhờ sự giúp đỡ của quân đội tình nguyện Việt Nam. Nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập.

+ Từ năm 1979 Campuchia diễn ra cuộc nội chiến giữa đảng nhân dân Cách mạng với phe phái đối lập chủ yếu vẫn là Khơme đỏ.

+ Với sự giúp đỡ của quốc tế Campuchia đã đi đến thỏa thuận giải hòa. 9-1993 quốc hội họp và thông qua hiến chương, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia. Mở ra một thời kỳ mới cho nước Campuchia.

Câu hỏi in nghiêng trang 32 Lịch Sử 12 Bài 4

Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976)?

Lời giải:

Hoàn cảnh ra đời của tổ chưa ASEAN:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành được độc lập bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn do chiến tranh tàn phá, các nước đã nhân thấy phải cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Trên thế giới có nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

- Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước.

Nội dung chính hiệp ước Bali:

- Trong bối cảnh ASSEAN vừa thành lập nên còn non trẻ sự hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali. Tháng 2-1976 kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi là hiệp ước Bali), với các nội dung tuân thủ theo các nguyên tắc:

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ.

+ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.

+ Giair quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa và xã hội.

- Hiệp ước Bali đã góp phần ngày một trưởng thành hơn trong tổ chức ASEAN, các nước phát triển không ngừng về kinh tế văn hóa xã hội.

Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021