logo

Câu hỏi in nghiêng trang 14 Lịch Sử 12 Bài 2


Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000).
Liên Bang Nga (1991 – 2000)

Câu hỏi in nghiêng trang 14 Lịch Sử 12 Bài 2

Nêu những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Lời giải :

     Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước thắng trận nhưng cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất. Nhiều làng mạc, thành phố xí nghiệp bị tàn phá nặng nề, điều đó làm cho đời sống nhân dân Liên Xô ngày càng đói khổ.

     Trong bối cảnh đó, với tinh thần phải vực dậy phát triển kinh tế, Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. Liên Xô đã đạt nhiều thắng lợi và thành tựu to lớn:

- Kinh tế: Công nghiệp được phục hồi năm 1947. Năm 1950 tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước tham chiến (dự kiến kế hoạch là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi và xây dựng mới đi vào hoạt động. Nông nghiệp mức sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh.

- Khoa học – kỹ thuật: Liên Xô phát triển nhanh chóng, năm 1949 Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyê tử của Mĩ

  Thực hiện kế hoạch 5 năm Liên Xô đã khôi phục kinh tế vượt bậc, kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật chạm cột mốc lớn. Điều này đã làm cho đời sống nhân dân cải thiện nâng cao không còn tình trạng đói khổ triền miên.

Câu hỏi in nghiêng trang 14 Lịch Sử 12 Bài 2

Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu là gì?

Lời giải :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xô đã thực hiện những kế hoạch để khôi phục kinh tế các nước này.

- Trong những năm 1950-1975 các nước Đông Âu đã thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chủ nghĩa xã hội . Đều xuất phát từ trình độ phát triển thấp và các nước đế quốc bao vây về kinh tế. Với sự giúp đỡ cảu Liên Xô và tinh thần tự cường của nhân dân các nước này đã giành được nhiều thành tựu to lớn:

+ Kinh tế: các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng nền công nghiệp, điện khí hóa toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp tăng lên gấp chục lần. Nông nghiệp phát triển nhanh chóng, đáp ứng đủ lương thực thực phẩm cho nhân dân

+ Khoa học kỹ thuật: Các nước Đông Âu phát triển khoa học kỹ thuật không ngừng, trình độ được nâng cao rõ rệt.

  • Các nước Đông Âu từ những nước nghèo kém phát triển, cuộc sống nhân dân khổ cực khó khăn thì giờ đây các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành quốc gia công – nông nghiệp.

Câu hỏi in nghiêng trang 14 Lịch Sử 12 Bài 2

Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX.

Lời giải :

Sau công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông âu với sự giúp đỡ của Liên Xô nhận thấy cần phải cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế và kĩ thuật .

  • Sự ra đời:

+ Ngày 8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu: Liên Xô, Hungary, Bungary, Rumani, Tiệp Khắc, Ba lan. Đến năm 1950 kết nạp thêm Cộng hòa Dân chủ Đức.

+  Mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa thúc đẩy tiến bộ kinh tế, kĩ thuật thu hẹp sự chênh lệch giữa các nước thành viên.

  • Vai trò:

+ Hội đồng tương trợ kinh tế đã đạt nhiều thành tựu trong việc giúp đỡ các nước thành viên phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, mức sống nâng cao, ngoài ra còn đoàn kết trong văn hóa giữa các nước. Trong đó Liên Xô đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng phát triển kinh tế trong khối SEV.

+ Tuy nhiên hội đồng tương trợ kinh tế cũng có những hạn chế: không hòa nhập với kinh tế thế giới chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những khoa học kĩ thuật , gặp trở ngại do cơ chế quan liêu bao cấp.

Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021