logo

Bài 1 trang 89 sgk Lịch Sử 12


Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Bài 1 trang 89 sgk Lịch Sử 12

Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

Lời giải:

Từ năm 1929 đến năm 1930 phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp khác kết thành một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng sâu rộng. Từ đó cách mạng Việt Nam đã đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một tổ chức cộng sản lãnh đạo.

Năm 1929 ba tổ chức cộng sản (Đông dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn) ra đời và tích cực hoạt động lãnh đạo quần chúng đâu tranh. Tuy nhiên các tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau làm cho cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn, tình hình đã đặt ra yêu cầu cấp thiết tổ chức hợp nhất ba tổ chức này thành một tổ chức duy nhất.

Nội dung:

Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị.

Hội nghị thảo luận và nhất trí ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng ... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

Hội nghị cử Ban Chấp hàng Trung ương lâm thời, bàn kết hoạch để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nông dân, công nhân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị đàn áp bóc lột đấu tranh.

Xem toàn bộ Soạn sử 12: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021