logo

Soạn Sử 11 Bài 23 ngắn nhất trang 140, 141, 142, 143, 144, 145: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Hướng dẫn Soạn Sử 11 Bài 23 ngắn nhất: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) bám sát nội dung SGK Lịch sử 11 trang 140, 141, 142, 143, 144, 145 theo chương trình SGK Lịch sử 11. Tổng hợp lý thuyết Sử 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 140, 141, 142, 143, 144, 145 SGK Lịch sử 11


1. Phan Bội Châu và xu hướng phản động

Trả lời câu hỏi trang 141 SGK Lịch sử 11: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động?

Lời giải: 

Sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động:

Tháng 5/ 1904 thành lập hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập một chính quyền quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

Năm 1905 đến 1908 : Phong trào Đông Du, đưa được 200 thanh niên sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Tháng 6/1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội, khẳng định tôn chỉ “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc”.

=>Những hoạt động của Phan Bội Châu nhằm mục đích đánh Pháp giành độc lập tuy nhiên, đều thất bại.


2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

Trả lời câu hỏi trang 143 SGK Lịch sử 11: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách?

Lời giải: 

Sự kiện chứng minh Phan Bội Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách

Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

Kinh tế: Chấn hưng doanh nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công

Giáo dục: Mở trường dạy học theo lối mới để nâng cao dân trí: dạy chữ quốc ngữ, mở lớp học…

Văn hóa: Cải cách trang phục và lối sống, bài trừ các hủ tục phong kiến…

=>Phong trào đang phát triển mạnh bị thực dân Pháp đàn áp.

Soạn Sử 11 Bài 23 ngắn nhất trang 140, 141, 142, 143, 144, 145: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.

Trả lời câu hỏi trang 145 SGK Lịch sử 11: Vì sao Đông Kinh Nghĩa Thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX?

Lời giải: 

Đông Kinh Nghĩa Thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX vì:

Thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân Việt Nam

Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, cổ động cách mạng, phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc.

Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 145 SGK Lịch sử 11: Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?

Lời giải: 

Sau khi phong trào Cần Vương bị thất bại, con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến khôn còn phù hợp ở Việt Nam.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế- xã hội ở Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc. những chuyển biến này có tác động rất lớn đối với các sĩ phu yêu nước.

Cùng với những chuyển biến trong nước, lúc này có những tác động từ bên ngoài: Cuộc Duy Tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cách mạng Tân Hợi…đã có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và hành động của các nhà cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Chính vì vậy, đầu thế kỉ XX, cuộc vận động giải phóng nước ta có hai khuynh hướng: Khuynh hướng bạo động của Phan Bội Châu và khuynh hướng cải cách của Phan Châu Trinh.

Trả lời câu hỏi 2 trang 145 SGK Lịch sử 11: Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp)?

Lời giải: 

Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Khác nhau:

  Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Phương pháp Bạo động Cải cách
Chủ trương

“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.

 “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

Hoạt động

Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước

Bạo động, ám sát.

Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trong bộ SGK Lịch sử 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023