logo

Soạn Sử 11 Bài 10 ngắn nhất trang 53, 54, 55, 56, 57, 58: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Hướng dẫn Soạn Sử 11 Bài 10 ngắn nhất: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) bám sát nội dung SGK Lịch sử 11 trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 theo chương trình SGK Lịch sử 11. Tổng hợp lý thuyết Sử 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 SGK Lịch sử 11


I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)

1. Chính sách kinh tế mới

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Lịch sử 11: Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?

Lời giải: 

* Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga:

     + Chính sách kinh tế mới có tác động lớn đến nền kinh tế Nga. Cụ thể:

- Nông nghiệp:

- Ngũ cốc năm 1921 là 37,6 triệu tấn, đến năm 1923 tăng gần gấp đôi.

- Công nghiệp:

- Sản lượng gang + thép năm 1921 chỉ đạt 0,1 và 0,2 triệu tấn, đến năm 1923 tăng gấp 3 – 4 lần.

- Điện tăng gấp đôi từ 0,55 triệu Kw/h lên 1,1 triệu Kw/h.

=> Kinh tế Nga phục hổi và phát triển nhanh chóng.

2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Lịch sử 11: Việc thành lập Liên Bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải: 

- Trong nước:

     + Thể hiện tinh thần đoàn kết,nhất trí của các dân tộc Nga.

     + Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến, đế quốc của Nga, Chủ nghĩa xã hội xác lập trên nước Nga, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng CNXH sau này.

     + Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê – Nin, nhất là sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở Liên Xô.

    + Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

- Quốc tế:

     + Để lại bài học kinh nghiệm trong xây dựng và đoàn kết dân tộc.

     + Giáng đòn mạnh vào chính sách bao vây, cô lập, đàn áp nước Nga.

     + Trên thế giới hình thành 1 mô hình nhà nước XHCN đối lập hoàn toàn với TBCN.


II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)

1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Lịch sử 11: Qua bảng thống kê trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiêp. Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên.

Lời giải: 

* Thông qua các kế hoạch dài hạn, Liên Xô đã từng bước chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Biểu hiện cụ thể trong công ngiệp:

- Năm 1937: sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

- Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn 1929 – 1938 tăng vọt: Than tăng gấp 3 lần từ 40,1 lên 132,9 triệu tấn; gang tăng gấp 4 lần từ 8,0 lên 26,3 triệu tấn; thép tăng gấp 4 lần.

* Qua 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, Liên Xô đã gặt hái được những thành tựu to lớn:

+) Kinh tế:

- Công nghiệp phát triển mạnh, sản lượng công nghiệp tăng vọt đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

- Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc; từng bước tập thể hóa nông nghiệp với quy mô lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật được cơ giới hóa.

+) Văn hóa – Giáo dục:

- Xóa mù chữ, thống nhất hệ thống giáo dục.

- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập THCS ở các thành phồ.

+) Xã hội:

- Xóa bỏ chế độ người bóc lột người

- Cơ cấu XH thay đổi, gồm: công nhân, nông dân và các tầng lớp trí thức XHCN.

- Đời sống nhân dân nâng cao.

- Chế độ XHCN được củng cố.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Lịch sử 11: Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922 – 1933.

Lời giải: 

* Cùng với thành tựu kinh tế - xã hội – văn hóa và giáo dục, Liên Xô cũng đạt được những thành tựu lớn về quan hệ ngoại giao. Cụ thể:

- Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và châu Âu:

     + Trong 4 năm đặt quan hệ ngoại giao với: Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật Bản.

     + Đầu năm 1925, Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 20 quốc gia.

     + 1933: Mỹ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Ý nghĩa:

- Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

- Khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 58 SGK Lịch sử 11: Nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới?

Lời giải: 

Những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới:

Thay chế độ trung thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.

Cho phép tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhot, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.

Tư nhân được tự do buôn bán trao đổi.

Trả lời câu hỏi 2 trang 58 SGK Lịch sử 11: Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?

Lời giải: 

Những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên là:

Công nghiệp: 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

Nông nghiệp: Công cuộc tập thể hoá đã đưa 93% nông dân với trên 90% diện tích canh tác vào NN tập thể.

Văn hoá giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cả nước, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố.

Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi, các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức XHCN.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) trong bộ SGK Lịch sử 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023