logo

Câu hỏi in nghiêng trang 99 Lịch Sử 10 Bài 19


Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Câu hỏi in nghiêng trang 99 Lịch Sử 10 Bài 19

Nêu ý nghĩa lời hịch nói trên của Trần Hưng Đạo.

Lời giải

Ý nghĩa lời hịch của Trần Hưng Đạo:

- Lời hịch đã thể hiện lòng yêu nước thiết tha, sự căm thù quân xâm lược, tinh thần quyết tâm chiến đấu xả thân vì nước đồng thời động viên, khích lệ tướng sĩ hăng hái tham gia chiến đấu, đoàn kết dân tộc.

- Mang ý nghĩa to lớn trong việc động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến, đồng thời cổ vũ tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc.

⇒ Góp phần vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần.

Câu hỏi in nghiêng trang 99 Lịch Sử 10 Bài 19

Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Lời giải

Nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước vì:

- Nhân dân Đại Việt luôn có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ đất nước.

- Chiến thuật dựa vào sức dân đánh giặc của nhà Trần, thực hiện kháng chiến toàn dân được nhà Trần phổ biến rộng rãi, vạch ra chiến thuật kháng chiến rõ ràng, cụ thể cho nhân dân làm theo.

- Nhà Trần rất được lòng dân: Ở đời Trần nhân dân được ấm no hạnh phúc, Vua tôi nhà Trần rất đoàn kết, trên dưới một lòng vì dân vì nước. Nhà Trần còn biết hiệu triệu nhân dân, thể hiện điển hình ở việc triệu tập hội nghị Diên Hồng, đây là một hành động thể hiện triều đình biết trân trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người lớn tuổi.

Câu hỏi in nghiêng trang 99 Lịch Sử 10 Bài 19

Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.

Lời giải

Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Phát triển từ cuộc khởi nghĩa nông dân ở địa phương phát triển thành cuộc khởi nghĩa dân tộc kết hợp với kháng chiến chống xâm lược (Xiêm, Thanh) bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của dân tộc.

- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở vùng núi sau đó phát triển và ngày càng được mở rộng.

- Lực lượng: Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đặc biệt là nông dân.

- Hình thức: Chủ yếu dựa vào địa hình đồi núi và sử dụng chiến thuật đánh du kích. Có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

- Khởi nghĩa thắng lợi dẫn đến sự ra đời của nhà Lê sơ.

So sánh với cuộc kháng chiến thời Lý – Trần:

- Giống:

+ Đều là cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù mạnh.

+ Lực lượng tham gia: Thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân.

+ Các cuộc kháng chiến đều giành được thắng lợi vẻ vang và gắn liền với tên tuổi của những vị anh hùng dân tộc.

- Khác:

 

Kháng chiến thời Lý – Trần

Khởi nghĩa Lam Sơn

Hoàn cảnh

Nước độc lập, hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng đất nước.

Diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị quân Minh đô hộ.

Tính chất

Là cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Là cuộc khởi nghĩa nông dân giành lại độc lập dân tộc

Xem toàn bộ Soạn sử 10: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021