logo

Soạn sử 10 Bài 35 ngắn nhất: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Soạn sử 10 Bài 35 ngắn nhất: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 10 Bài 35 ngắn nhất: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; những nét chung và đặc điểm riêng.

- Hiểu và phân tích được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa để quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 10 bài 35 ngắn nhất

Câu hỏi trang 175 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất: Trình bày tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:

- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp làm giảm sút vai trò lũng đoạn thị trường thế giới.

- Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim, vận tải và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

- Nền nông nghiệp lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu hỏi trang 175 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Hãy nêu những nét lớn về tình hình chính trị nước Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những nét lớn về tình hình chính trị nước Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Về hình thức, Anh là một vương quốc nhưng theo chế độ đại nghị gồm thượng viện và hạ viện với hai đảng (Bảo thủ và Tự do) thay nhau cầm quyền.

⇒ Mục đích chủ yếu là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạng xâm lược thuộc địa.

- Giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh rải khắp địa cầu chiếm ¼ diện tích thuộc địa và ¼ dân số thế giới.

Câu hỏi trang 177 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Công nghiệp:

+ Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại tụt xuống hàng thứ tư thế giới (Sau Đức, Mỹ, Anh).

+ Công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể: ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp phát triển; việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường,…

- Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không thể áp dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề trồng nho bị sa sút.

- Trong thời kỳ này nhiều tổ chức độc quyền được hình thành dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Các tổ chức độc quyền Pháp có đặc trưng nổi bật là phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

Câu hỏi trang 177 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Trình bày nét nổi bật về tình hình chính trị Pháp thời kì này.

Trả lời:

* Nét nổi bật về tình hình chính trị Pháp:

- Tháng 9/1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập rồi chia thành hai nhóm Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền ở Pháp.

- Tuy nhiên nền cộng hòa Pháp thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.

+ Từ 1875-1914, diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ.

+ Nhiều vụ bê bối chính trị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.

- Cuối thế kỉ XIX, Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh với diện tích gần 11 triệu km2 và 55,5 triệu dân.

Câu hỏi trang 179 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

Trả lời:

Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức: Nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ.

- Công nghiệp: Phát triển nhanh

+ Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163%.

+ Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng rõ rệt: Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm với các cácten và xanhđica. Những tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính.

- Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để.

Câu hỏi trang 180 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức thời kì này.

Trả lời:

Tình hình chính trị Đức:

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến.

+ Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao.

+ Quyền lập pháp trong tay hai viện: Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử.

- Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc nhưng quyền hạn bị thu hẹp.

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá.

⇒ Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng thực chất của chế độ chính trị Đức là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

⇒ Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Câu hỏi trang 181 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Vì sao kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc?

Trả lời:

Kinh tế Mỹ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX phát triển vượt bậc vì:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú),

- Nước Mỹ có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.

- Thị trường được mở rộng do sự bành trướng lãnh thổ.

- Giới chủ Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, khuyến khích các phát minh để nâng cao năng suất lao động, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật mới.

- Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.

- Mĩ có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế, không phải đầu tư nhiều cho quân sự.

Câu hỏi trang 182 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Nhận xét tình hình chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Nhận xét về tình hình chính trị nước Mĩ:

- Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

⇒ Cả hai đảng đều tập trung bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Nền tự do dân chủ rất hạn chế, và nạn phân biệt chủng tộc: đời sống của người dân lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-di-an rất tòi tệ và khổ sở.

- Mĩ đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng , mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương, từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 10 bài 35 ngắn nhất

Bài 1 trang 177 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất: Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Trả lời:

* Chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì:

- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn trên khắp thế giới. Trước năm 1914, thuộc địa Anh rải khắp địa cầu, nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Nước Anh tập trung đầu tư, xuất khẩu tư bản ở các nước thuộc địa.

⇒ Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”

* Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì:

- Pháp là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu tư bản và phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất cao.

- Biểu hiện: Năm 1908, 38 tỷ phrăng được xuất khẩn trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi.

- Trong hệ thống kinh tế chau Âu pháp là chủ nợ lớn nhất.

⇒ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Bài 2 trang 177 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Kinh tế Anh:

+ Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp làm giảm sút vai trò lũng đoạn thị trường thế giới.

+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

+ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp: Khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim, vận tải và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

+ Nền nông nghiệp lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

- Kinh tế Pháp

+ Công nghiệp: Từ cuối thập niên 70 trở đi, công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại tụt xuống hàng thứ tư thế giới (Sau Đức, Mỹ, Anh).

+ Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng còn lạc hậu.

+ Trong thời kỳ này nhiều tổ chức độc quyền được hình thành dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.

⇒ Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

Bài 1 trang 182 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

* Tình hình kinh tế: nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ.

- Công nghiệp: Phát triển nhanh

+ Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163%.

+ Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng rõ rệt: Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm với các cácten và xanhđica. Những tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính.

- Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để.

* Tình hình chính trị:

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến.

+ Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao.

+ Quyền lập pháp trong tay hai viện: Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử.

- Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc nhưng quyền hạn bị thu hẹp.

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá.

⇒ Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng thực chất của chế độ chính trị Đức là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

⇒ Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Bài 2 trang 182 Sử 10 Bài 35 ngắn nhất:  Hãy cho biết những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

* Kinh tế: Phát triển nhanh chóng

- Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới

- Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì đã thúc đẩy nhanh sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tơrớt.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển về ngoại thương và xuất khẩu tư bản.

* Chính trị:

- Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

⇒ Cả hai đảng đều tập trung bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Nền tự do dân chủ rất hạn chế, và nạn phân biệt chủng tộc: đời sống của người dân lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-di-an rất tòi tệ và khổ sở.

- Mĩ đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương, từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023