logo

Soạn sử 10 Bài 24 ngắn nhất: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Soạn sử 10 Bài 24 ngắn nhất: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 10 Bài 24 ngắn nhất: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Biết được ở các thế kỷ XVI – XVIII, văn hóa Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.

- Hiểu được trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không như thời Lý - Trần. Bên cạnh đó xuất hiện tôn giáo mới: Thiên Chúa giáo đạo Ki-tô).

- Biết được văn hóa - nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực. Trong lúc đó, hình thành, phát triển một trào lưu văn học - nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.

- Biết được khoa học, kỹ thuật có những chuyển biến mới.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 10 bài 24 ngắn nhất

Câu hỏi trang 122 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất: Em hãy cho biết lúc bấy giờ nước ta có những tôn giáo nào?

Trả lời:

Những tôn giáo ở nước ta lúc bấy giờ bao gồm:

+ Đạo giáo

+ Phật giáo

+ Nho giáo

+ Thiên chúa giáo

Câu hỏi trang 122 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam là gì?

Trả lời:

Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là:

- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.

Câu hỏi trang 122 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Ở các thế kỉ XVII-XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta?

Trả lời:

- Giáo dục ở các thế kỷ XVII – XVIII không chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên mà nặng về các tư tưởng Nho gia, một lối học “hư văn”, nặng về giáo điều học để đi thi làm quan.

- Không học hỏi, tiếp thu được những thành quả của khoa học kĩ thuật trên thế giới để áp dụng vào sản xuất.

⇒ Làm cho nền kinh tế nước ta vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu.

Câu hỏi trang 123 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Văn học Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII có gì mới? Những điểm mới đó nói lên điều gì?

Trả lời:

- Điểm mới:

+ Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

+ Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..

+ Văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: Ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

+ Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

⇒ Văn học chữ Nôm ra đời và sự phát triển của văn học dân gian thể hiện được tinh thần dân tộc, nhân dân ta muốn sáng tác thơ văn bằng chính chữ viết của dân tộc mình thoát li khỏi chữ Hán.

Câu hỏi trang 123 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết.

Trả lời:

Dựa vào những nhiểu biết của em về địa phương mình để trả lời câu hỏi trên.

Câu hỏi trang 123 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất: Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII.

Trả lời:

Sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỷ XVI – XVIII:

- Kiến trúc – điêu khắc: các công trình tiêu biểu như các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay...

- Nghệ thuật dân gian: Hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

- Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…

Câu hỏi trang 124 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Hãy nêu những thành tựu về khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Trả lời:

Số công trình khoa học tăng lên:

- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 10 bài 24 ngắn nhất

Bài 1 trang 124 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII.

Trả lời:

- Đặc điểm:

+ Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

+ Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..

+ Văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

+ Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

⇒ Ý nghĩa: Văn học chữ Nôm ra đời và sự phát triển của văn học dân gian thể hiện được tinh thần dân tộc, nhân dân ta muốn sáng tác thơ văn bằng chính chữ viết của dân tộc mình thoát li khỏi chữ Hán

Bài 2 trang 124 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất: Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó.

Trả lời:

Loại hình nghệ thuật Thành tựu
Kiến trúc, điêu khắc Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...
Nghệ thuật dân gian Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...
Nghệ thuật sân khấu Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...

Nhận xét:

⇒ Các loại hình nghệ thuật phong phú đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.

⇒ Thể hiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần có nhiều bước phát triển quan trọng, nhân dân sống vui vẻ hạnh phúc. Thể hiện tính địa phương đậm nét.

Bài 3 trang 124 Sử 10 Bài 24 ngắn nhất:  Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI-XVIII, nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó.

Trả lời:

* Thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI-XVIII:

- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Kỹ thuật: Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

* Ưu điểm và hạn chế:

- Về khoa học: Đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

- Về kĩ thuật: Đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023