logo

Soạn sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Soạn sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.

- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương lập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ tự chủ và độc lập.

- Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.

- Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.

- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỷ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.

- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 10 bài 17 ngắn nhất

Câu hỏi trang 89 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông:

+ Tránh tình trạng tản quyền, quyền lực được tập trung vào tay vua, nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.

+ Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính gọn gàng, rành mạch.

+ Đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương.

Câu hỏi trang 89 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Các điều luật trên nói lên điều gì?

Trả lời:

Các bộ luật:

- Bộ luật Hình thư thời Lý.

- Bộ luật Hình luật thời Trần.

- Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) thời Lê.

Các điều trong bộ luật nói lên:

- Có nhiều điều luật tiến bộ và có sự thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ. Các bộ luật càng ngày càng hoàn chỉnh thể hiện sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.

- Các điều luật trên bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước

Câu hỏi trang 90 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến.

Trả lời:

Tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến:

- Tác dụng của chính sách đối nội: Đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh. Ổn định tình hình trong nước, hạn chế cuộc nổi dậy của nông dân, của các tộc người miền núi.

- Tác dụng của chính sách đối ngoại:

Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc.

Hạn chế đến mức thấp nhất chiến tranh nổ ra.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 10 bài 17 ngắn nhất

Bài 1 trang 90 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.

Trả lời:

* Giống nhau:

- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành.

- Giúp việc cho vua là bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương.

*Khác nhau:

- Bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê còn sơ khai, đơn giản.

- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện sự phát triển ở đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam.

Tính chuyên chế được tăng cường, quyền hành của nhà vua là tuyệt đối.

Bộ máy nhà nước chặt chẽ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.

Bài 2 trang 90 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông:

- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử, tuyển chọn được nhiều nhân tài giúp vua lo việc nước.

⇒ Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.

Bài 3 trang 90 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.

Trả lời:

Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê:

- Sau khi thành lập triều Lê Sơ năm 1428, các vua Lê đã thực hiện nhiều chính sách để hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ.

- Với cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

⇒ Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao. Thời Lê sơ trở thành thời kì cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam.

Bài 4 trang 90 Sử 10 Bài 17 ngắn nhất: Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Trả lời:

STT Triều đại Thời gian
1 Ngô 939-967
2 Đinh 968-980
3 Tiền Lê 980-1009
4 1010-1225
5 Trần 1225-1400
6 Hồ 1400-1407
7 Lê sơ 1428-1527
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023
/* */ /* */
/*
*/