logo

Soạn sinh 9 Bài 9 ngắn nhất: Nguyên phân

Soạn sinh 9 Bài 9 ngắn nhất: Nguyên phân

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 9. Nguyên phân trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST chủ yếu là sự đóng duỗi xoắn trong chu kì tế bào.

- Trình bày được những diến biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân

- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 9 ngắn gọn

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên thông qua quá trình nguyên phân. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính. Sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào nhờ chủ yếu vào sự tăng số lượng tế bào qua quá trình nguyên phân. Khi mô hay quan đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế.

Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, trong đó NST ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi (hình 9.2, 9.3). Khi kết thúc kì này, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (gọi tắt là nguyên phân). Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân và phân chia chất tế bào được diễn tiến qua 4 kì: kì đầu (kì trước), kì giữa, kì sau và kì cuối như ở bảng 9.2. Trong quá trình phân bào có những diễn biến cơ bản sau đây: Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân, thoi phân bào nối liền hai cực tế bào. Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của NST trong quá trình phân bào và nó tan biến khi sự phân chia nhân kết thúc.

Màng nhân và nhân con bị tiêu biến khi nguyên phân diễn ra và chúng lại được tái hiện ở thời điếm cuối của sự phân chia nhân.

Khi bước vào nguyên phân, các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. Sau đó chúng tiếp tục đóng xoắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp theo, 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. Khi di chuyển tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Sau đó lại bắt đầu một chu kì mới của tế bào.

Kết quả của nguyên phân là một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST).


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 9 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 9 trang 27 ngắn nhất: Quan sát hình 9.2 và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng, duỗi xoắn nhiều hay ít.

Bảng 9.1. Mức độ đóng duỗi, xoắn của NST quan các kì

Hình thái NST Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn - Cực đại - Không - Không - Bắt đầu duỗi xoắn - Tháo xoắn hoàn toàn
- Mức độ đóng xoắn - Không - Bắt đầu đóng xoắn - Cực đại - Ít - Không

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 9 trang 27 ngắn nhất: Dựa vào những thông tin nêu trên, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2

Bảng 9.2. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân

Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST kép đính vào thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào
Kì cuối Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất

Soạn Sinh 9 bài 9 trang 30 câu 1

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào? Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Trả lời:

Ở 2 kì là kì giữa và kì trung gian:

  • Kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại

  • Kì trung gian thì NST duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh

Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì:

Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.

Soạn Sinh 9 bài 9 trang 30 câu 2

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra trong kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Trả lời:

d) Kì trung gian

Soạn Sinh 9 bài 9 trang 30 câu 3

Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:

Trả lời:

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST

Kì đầu

– Các NST kép bắt đầu co ngắn và đóng xoắn

– NST có hình thái rõ rệt

– Tâm động đính vào sợi tơ vô sắc từ thoi phân bào

Kì giữa

NST kép đóng xoắn cực đại.

Tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

- NST bắt đầu duỗi

- 2 Cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn

- Các cromatit trượt trên sợi tơ vô sắc phân li đều về 2 cực

Kì cuối

- NST tháo xoắn hoàn toàn

– Bắt đầu phân chia tế bào

- Thành 2 tế bào độc lập

Soạn Sinh 9 bài 9 trang 30 câu 4

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

c) Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

Trả lời:

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

Soạn Sinh 9 bài 9 trang 30 câu 5

Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:

a) 4

b) 8

c) 16

d) 32

Trả lời:

c) 16.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 9 hay nhất

Câu 1: Tế bào của người có những hình thức phân bào nào? Vì sao được gọi là nguyên phân? Được gọi là giảm phân?

Trả lời:

  • Tế bào của người có 2 hình thức phân bào là nguyên phân và giảm phân. Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân diễn ra ở tế bào sinh dục chín để tạo nên giao tử.

  • Được gọi là nguyên phân vì té bào con có bộ NST giữ nguyên giống như tế bào mẹ.

  • Được gọi là giảm phân vì tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào mẹ. (Tế bào mẹ là 2n, tế bào con là n)

Câu 2: Hình thái của NST có bị biến đổi hay không? Giải thích.

Trả lời:

  • Hình thái của NST được thay đổi trong quá trình phân bào.

Giải thích: Ở giai đoạn đầu kỳ trung gian, NST tháo xoắn cực đại, ADN nhân đôi làm tiền đề cho NST nhân đôi. Đến kỳ trước, NST bắt đầu đóng xoắn. Ở kỳ giữa NST đóng xoắn cực đại. Tới kỳ sau, kỳ cuối NST tháo xoắn và tháo xoắn tối đa và chuyển về kỳ trung gian để bắt đầu lần phân bào mới. Sự biến đổi hình thái NST qua các kỳ phân bào đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 9 tuyển chọn

Câu 1: Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?

A. Tế bào sinh dục sơ khai

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1

D. Cả A và B đều đúng

Câu 2: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

A. Tế bào sinh sản

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Tế bào trứng

D. Tế bào tinh trùng

Câu 3: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

A. n (kép)

B. 2n(đơn).

C. 2n (kép).

D. n (đơn).

Câu 4: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân

A. Kì đầu

B. Kì giữa

C. Kì sau

D. KÌ cuối

Câu 5: Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

A. Nguyên phân.

B. Giảm phân.

C. Thụ tinh.

D. Phát sinh giao tử.

Câu 6: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

A. Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B. Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

C. Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

D. Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

Câu 7: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là:

A. Người

B. Ruồi giấm

C. Đậu hà lan

D. Lúa nước

Câu 8: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là:

A. Kỳ đầu và kỳ cuối

B. Kỳ sau và kỳ cuối

C. Kỳ sau và kỳ giữa

D. Kỳ cuối và kỳ giữa

Câu 9: Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào?

A. Kỳ trung gian

B. Kỳ đầu

C. Kỳ giữa

D. Kỳ sau

Câu 10: Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?

A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN

B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST

C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào

D. Là nơi hình thành ti thể

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

C

C

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

A

C

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 9. Nguyên phân trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 9. Nguyên phân

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021