logo

Soạn sinh 9 Bài 5 ngắn nhất: Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo

Soạn sinh 9 Bài 5 ngắn nhất: Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 5. Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen. - Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 5 ngắn gọn

Trong thí nghiệm của Menđen, sự xuất hiện các biến dị tố hợp là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn ở F2 là kết quả của sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen tương ứng) của p qua các quá trình phát sinh giao từ và thụ tinh đã hình thành các kiểu gen khác kiểu gen của P như AAbb, Aabb, aaBB, aaBb.

Thí nghiệm của Menđen ở trên chỉ mới đề cập tới sự di truyền của hai cặp tính trạng do 2 cặp gen tương ứng chi phối. Trên thực tế, ở các sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen và các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.

Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 5 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 5 trang 17 ngắn nhất: Quan sát hình 5 và:

- Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 hợp tử.

- Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.

Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Soạn sinh 9 Bài 5 ngắn nhất: Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo (ảnh 2)

Trả lời:

Ở F2 có 16 hợp tử do F1 có kiểu gen AaBb tạo ra 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab), sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 giao tử bố và 4 giao tử mẹ dẫn đến F2 có 16 hợp tử.

Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Soạn sinh 9 Bài 5 ngắn nhất: Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo (ảnh 3)

Soạn Sinh 9 bài 5 trang 19 câu 1

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Trả lời:

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như sau: Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do mỗi căp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Cơ thế mẹ giảm phân cho một loại giao tử ab, sự thụ tinh của 2 loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen là AaBb.

  • Khi cơ thể lai F1 giảm phân, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng, cụ thể A và a tổ hợp tự do như nhau với B và b đã tạo ra bốn loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB và ab.

Những điều kiện nghiệm đúng định luật phân li độc lập các cặp tính trạng:

  • P phải thuần chủng

  • Số lượng cá thể ở thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn.

  • Các cặp gen phải phân li độc lập.

Soạn Sinh 9 bài 5 trang 19 câu 1

Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

Trả lời:

Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

Soạn Sinh 9 bài 5 trang 19 câu 3

Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Trả lời:

Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính vì ở loài sinh sản giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

Soạn Sinh 9 bài 5 trang 19 câu 4

Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt đen tóc xoăn?

a) AaBb

b) AaBB

c) AABb

d) AABB

Trả lời:

Chọn đáp án d

Vì:

P : Mẹ tóc xoăn, mắt đen x Bố tóc thẳng, mắt xanh

AABB aabb

G: AB ab

F1: AaBb

100% tóc xoăn, mắt đen


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 5 hay nhất

Câu 1. Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

Hướng dẫn trả lời

  • Nội dung quy luật phân li: Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.
  • Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp alen).
  • Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập:

+ Các cặp nhân tố di truyền nằm trên các cặp NST khác nhau.

+ Các cặp NST phân li ngẫu nhiên (độc lập) trong quá trình giảm phân.

  • Ý nghĩa: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của NST và gen trong giảm phân, thụ tinh làm tăng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá, giải thích sự đa dạng của sinh vật.

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 5 tuyển chọn

Câu 1: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 2: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

B. hoán vị gen.

C. liên kết gen hoàn toàn.

D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 3: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. sự phân li độc lập của các tính trạng.

B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 4: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

A. AABb x AABb

B. AaBB x Aabb

C. AAbb x aaBB

D. Aabb x aabb

Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

A. 100% thân cao, quả tròn.

B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.

C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.

D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 6: Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở:

A. Con lai luôn đồng tính

B. Con lai luôn phân tính

C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau

D. Con lai thu được đều thuần chủng

Câu 7: Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F1 tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do một cặp gen quy định, các gen trội là gen trội hoàn toàn. Hãy cho biết, ở F2 kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ:

A. 1/2

B. 1/4

C. 1/8

D. 1/16

Câu 8: Giả sử: A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập. Bố mẹ có kiểu gen là: AABb và aabb. Tỷ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào?

A. Có tỷ lệ phân li 1: 1

B. Có tỷ lệ phân li 1: 2 : 1

C. Có tỷ lệ phân li 9: 3: 3: 1

D. Có tỷ lệ phân li 1: 1: 1: 1

Câu 9: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F2 là:

A. AABB và AAbb

B. AABB và aaBB

C. AABB, AAbb và aaBB

D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Câu 10: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

A. AABb x AABb

B. AaBB x Aabb

C. AAbb x aaBB

D. Aabb x aabb 

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

D

C

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

C

B

A

D

C

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 5. Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 5. Lai hai cặp tính trạng – Tiếp theo

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021