logo

Soạn sinh 9 Bài 29 ngắn nhất: Bệnh và tật di truyền ở người

Soạn sinh 9 Bài 29 ngắn nhất: Bệnh và tật di truyền ở người

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp học sinh nhận biết được bệnh nhân đao & bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.

- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.

- Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 29 ngắn gọn

Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tớcnơ qua hình thái. Các dị tật bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người.

Các bệnh di truyền và dị tất bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 29 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 29 trang 82 ngắn nhất: Hãy quan sát hình 29.1. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường?

- Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

Trả lời:

- Bệnh nhân Đao có bộ NST là 47, có 3 NST số 21. Ở người bộ NST là 46, có 2 NST số 21.

- Bệnh nhân Đao có những đặc điểm bên ngoài là: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 29 trang 83 ngắn nhất: Quan sát hình 29.2. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường.

- Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm nào?

Trả lời:

- Bệnh nhân Tớcnơ có bộ NST là 45, chỉ có 1 chiếc NST giới tính X. Ở người bình thường có bộ NST là 46, có 2 NST giới tình.

- Bệnh nhân Tớcnơ có bề ngoài là nữ lùn, cổ ngắn, tuyến cú không phát triển


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 29 hay nhất

Câu 1: Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tớcnơ. Phân biệt bệnh Đao với bệnh Tớcnơ? Cơ chế hình thành bệnh Tớcnơ.

Trả lời:

1. Biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tớcnơ:

a) Biểu hiện của bệnh Đao:Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn, bị si dần bẩm sinh và không có con.

b) Biểu hiện của bệnh Tớcnơ:Bệnh Tớcnơ chỉ xảy ra ở nữ, người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường chết xóm. Chỉ khoảng 2% người sống đến tuổi trưởng thành nhưng lại không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.

2. Phân biệt bệnh Đao với bệnh Tớcnơ:

Bệnh Đao

Bệnh Tớcnơ

- Xảy ra ở cả nam và nữ.

- Chỉ xảy ra ở nữ.

- Là thể dị bội ở cặp NST thường (cặp số 21).

- Là thể dị bội ở cặp NST giới tính (cặp số 23).

- Là thề ba nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n + 1 = 47 (thừa 1 NST số 21).

- Là thề một nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n – 1 = 45 (thiếu 1 NST giới tính X).

3. Cơ chế hình thành bệnh Tớcnơ:

Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra hai loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n + 1) và giao tử không chứa NST giới tính (n – 1).

Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n – 1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ.

* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li.

Tế bào sinh giao tử:                    Bố XY                    x                    Mẹ XX

Giao tử:                                       X, Y                                           XX, O

 

Hợp tử:                                             XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.

* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li.

Tế bào sinh giao tử:                    Bố XY                    x                    Mẹ XX

Giao tử:                                       XY, O                                          X, X

 

Hợp tử:                                                  XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.

Bổ sung:

- Biểu hiện của bệnh XXY (bệnh Claiphentơ): Xảy ra ở nam, mù màu, chân tay dài, đần, tinh hoàn teo, vô sinh (tỉ lệ ở bé trai là , ở đàn ông vô sinh ).

- Biểu hiện của hội chứng XXX (Hội chứng 3 NST X): Buồng trứng và tử cung kém phát triển, rối loạn kinh nguyệt, có thể có con, tỉ lệ  ở nữ.

Soạn Sinh 9 bài 29 trang 85 câu 1

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

Trả lời:

- Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

- Có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Soạn Sinh 9 bài 29 trang 85 câu 2

Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người?

Trả lời:

- Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra.

- Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học).

- Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.

Soạn Sinh 9 bài 29 trang 85 câu 3

Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó?

Trả lời:

- Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức), do rối loạn trao đổi chất nội bào.

- Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền bằng các biện pháp:

- Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen.

- Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không kết hôn hoặc không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng đã có người mang tật đó, người phụ nữ đã mang tật không nên sinh con.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 29 tuyển chọn

Câu 1: Bệnh, tật di truyền là

A. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

B. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

C. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

D. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.

Câu 2: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh tật di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:

A. Các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên

B. Ô nhiễm môi trường sống

C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào

D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.

B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.

C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.

D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 4: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.

C. Chuẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 5: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?

A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.

B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.

C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.

D. Tất cả các giải pháp nêu trên.

Câu 6: Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì?

A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường

B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác

C. Nếu người chồng có anh(chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con

D. Cả A, B và C

Câu 7: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng?

A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.

B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.

C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.

D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.

Câu 8: Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người?

A. Do tác nhân lí, hóa học trong tự nhiên gây ra

B. Do ô nhiễm môi trường

C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào

D. Cả A, B và C

Câu 9: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là?

A. bệnh di truyền phân tử.

B. bệnh di truyền tế bào.

C. bệnh di truyền miễn dịch.

D. hội chứng.

Câu 10: Bệnh Đao là gì?

A. Bệnh Đao là bệnh ở người có 3 NST thứ 21

B. Bệnh Đao là bệnh có biểu hiện: người bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơI há, lưỡi thè ra, ngón tay ngắn

C. Bệnh Đao làm cho người si đần bẩm sinh và không có con

D. Cả A, B và C

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

B

D

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

D

A

D

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021