logo

Soạn sinh 9 Bài 24 ngắn nhất: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Tiếp theo

Soạn sinh 9 Bài 24 ngắn nhất: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Tiếp theo

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 24. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Tiếp theo trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS trả lời được thể đa bội là gì.

- HS phân được hiện tượng đa bội và hiện tượng dị bội thể.

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên. Các dấu hiệu nhận biết thể đa bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 24 ngắn gọn

Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dần đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây:

Tế bào cây rêu có bộ NST đơn bội (n), sự tăng số lượng NST lên 2, 3 và 4 lần đã làm tăng kích thước tế bào rõ rệt.

Thân và lá cây cà độc dược có kích thước tăng dần theo bộ NST 3n, 6n, 9n và 12n.

Củ cải tứ bội (4n) có kích thước to hơn củ cải lưỡng bội (2n).

Hạt phấn ở cây lan dạ hương có kích thước tăng dần theo bộ NST n, 2n, 3n.

Quả của giống táo 4n lớn hơn quả của giống táo 2n.

Hạt của cây kiều mạch 2n lớn hơn hạt của cây kiều mạch 4n.

Sự hình thành thể đa bội

Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột...) hoặc tác nhân hoá học (cônsixin...) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.

- Trường hợp a: Sự hình thành thể đa bội do rốì loạn nguyên phân.

- Trường hợp b: Sự hình thành thể đa bội do rối loạn giảm phân.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 24 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 24 trang 69 ngắn nhất: Quan sát các hình sau đây. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào?

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?

- Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

Trả lời:

- Kích thước của cơ quan sinh dưỡng (tế bào xôma của cây rêu đa bội; thân, cành, lá của cây cà độc dược đa bội; củ cải đường đa bội) và cơ quan sinh sản (quả táo tứ bội) lớn hơn so với ở cây lưỡng bội.

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu kích thước của các bộ phận sinh dưỡng và sinh sản trên cây đa bội lớn hơn cây lưỡng bội.

- Có thể khai thác các đặc điểm về "tăng kích thước của thân, lá, củ, quả" để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 24 trang 70 ngắn nhất: Hãy so sánh hai sơ đồ ở hình 24.5 và cho biết:

Trong 2 trường hợp (hình 24.5a,b) trường hợp nào minh họa sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn.

Trả lời:

- Trường hợp (a) do rối loạn nguyên phân.

- Trường hợp (b) do rối loạn giảm phân.

Soạn Sinh 9 bài 24 trang 71 câu 1

Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

Hiện tượng đa bội hóa là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (nhiều hơn 2n). Hiện tượng đa bội hóa tạo ra thể đa bội.

Cơ thể mang các tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên theo bội số n (lớn hơn 2a) gọi là thể đa bội.

Soạn Sinh 9 bài 24 trang 71 câu 2

Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường như thế nào?

Trả lời:

Sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm cho số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội, sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và có sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh đã dẫn đến hình thành các thể đa bội.

Soạn Sinh 9 bài 24 trang 71 câu 3

Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? Hãy sưu tập tư liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội ở Việt Nam.

Trả lời:

Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn. Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng, sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 24 tuyển chọn

Câu 1: Đặc điểm của thực vật đa bội là:

A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội

B. Tốc độ phát triển chậm

C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu

D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất

Câu 2: Thể đa bội được phát sinh theo cơ chế nào?

A. Do tác động ngoại cảnh, bộ NST tăng lên gấp bội

B. Tất cả các cặp NST không phân li do thoi vô sắc không được hình thành

C. Do kiểu gen bị biến đổi nhiều, kiểu hình cũng biến đổi theo

D. Cả A và B

Câu 3: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào?

A. NST bị thay đổi về cấu trúc

B. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST

C. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n

D. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n

Câu 4: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:

A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

Câu 5: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:

A. Đột biến đa bội thể

B. Đột biến dị bội thể

C. Đột biến cấu trúc NST

D. Đột biến mất đoạn NST

Câu 6: Thể đa bội không tìm thấy ở:

A. Đậu Hà Lan

B. Cà độc dược

C. Rau muống

D. Người

Câu 7: Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là:

A. Axit phôtphoric

B. Axit sunfuaric

C. Cônsixin

D. Cả 3 loại hoá chất trên

Câu 8: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh

B. Năng suất cao, phẩm chất tốt

C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính

D. Rất ít gặp ở động vật

Câu 9: Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?

A. Tia gamma

B. Hóa chất EMS

C. Hóa chất NMU

D. Consixin

Câu 10: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?

A. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.

B. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.

C. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

D. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

Số phương án đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

D

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

C

D

C

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 24. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Tiếp theo trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 24. Đột biến số lượng sắc thể - Tiếp theo

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021