logo

Soạn sinh 9 Bài 23 ngắn nhất: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Soạn sinh 9 Bài 23 ngắn nhất: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp hs trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST .

- Giải thích được cơ chế hình thành thể ( 2n + 1) và thể ( 2n - 1) và nêu hậu quả biến đổi số lượng ở từng cặp NST.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 23 ngắn gọn

Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Cà độc dược, lúa và cà chua đều là cây lưỡng bội và có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 2n = 24. Vì có n = 12 nên cả 3 loài trên đều có 12 cặp NST khác nhau.

Người ta đã phát hiện những cây cà độc dược, lúa và cà chua có 25 NST (2n+1) do có một NST bổ sung vào NST lưỡng bội. Trong trường hợp này một cặp NST nào đó có thêm 1 NST thứ ba. Ngược lại, cũng có trường hợp chỉ có 23 NST (2n-1) do một cặp NST nào đó chỉ còn 1 NST, cũng có có trường hợp mất một cặp NST tương đồng (2n-2).

Ở người, sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST 21 gây ra bệnh Đao. Hình 23.2 minh hoạ sự phân li không bình thường của 1 cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử.

Soạn sinh 9 Bài 23 ngắn nhất: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (ảnh 2)

Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm.

Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

Trường hợp hình thành bệnh Đao và bệnh Tơcnơ khác nhau:

  • Bệnh Đao ở người do có thể 3 nhiễm ở cặp NST thứ 21.

  • Bệnh Tơcnơ ở người do có thể một nhiễm ở cặp NST giới tính XX.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 23 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 23 trang 67 ngắn nhất: Quan sát hình 23.1 và cho biết: Quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?

Trả lời:

Quả của các cây dị bội (2n+1) khác nhau và khác với quả của cây lưỡng bội về:

   - Kích thước: to hơn hoặc nhỏ hơn.

   - Hình dạng: tròn hoặc thuôn dài.

   - Độ dài của gai: dài hơn hoặc ngắn hơn.

Soạn Sinh 9 bài 23 trang 68 câu 1

Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?

Trả lời:

Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở dạng thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

Soạn Sinh 9 bài 23 trang 68 câu 2

Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1)?

Trả lời:

Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n – 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

Soạn Sinh 9 bài 23 trang 68 câu 3

Hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST như thế nào?

Trả lời:

Biến đổi số lượng NST ở từng cặp NST có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) hoặc gây bệnh NST: bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 23 hay nhất

Câu 1: Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội không? Việc phân biệt có chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào giúp chúng ta nhận biết chính xác?

Trả lời:

- Có thể căn cứ vào kích thước các cơ quan của cơ thể để phân biệt.

- Sự phân biệt này không thật chính xác vì có khi do ảnh hưởng của môi trường tạo ra sự khác nhau đó.

- Biện pháp: Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 23 tuyển chọn

Câu 1: Đột biến số lượng NST bao gồm:

A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST

B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST

D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

Câu 2: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng

D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng

Câu 3: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:

A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính

D. Chỉ xảy ra ở NST thường

Câu 4: Thể dị bội gồm dạng nào?

A. Dạng 2n- 2

B. Dạng 2n- 1

C. Dạng 2n + 1

D. Cả ba đáp án trên

Câu 5: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 6: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc

B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc

D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

Câu 7: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:

A. Không còn chứa bất kì NST nào

B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường

C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính

D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó

Câu 8: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Ruồi giấm

B. Đậu Hà Lan

C. Người

D. Cả 3 loài nêu trên

Câu 9: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:

A. Chỉ có NST giới tính

B. Chỉ có ở các NST thường

C. Cả ở NST thường và NST giới tính

D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Câu 10: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Lúa nước

B. Cà độc dược

C. Cà chua

D. Cả 3 loài nêu trên

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

B

D

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

D

C

D

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 23. Đột biến số lượng sắc thể

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021