logo

Soạn sinh 9 Bài 22 ngắn nhất: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Soạn sinh 9 Bài 22 ngắn nhất: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST, giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân SV và con người.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 22 ngắn gọn

NST có thể bị biến đổi cấu trúc ở một số dạng khác nhau. Ví dụ: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

Các NST sau khi bị biển đổi (hình 22 a, b, c) khác với NST ban đầu

Soạn sinh 9 Bài 22 ngắn nhất: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 2)

  • Trường hợp a: NST sau khi bị đột biến bị mất đoạn H so với NST ban đầu. Đoạn bị mất nằm ở cuối NST. Đây là dạng đột biến mất đoạn NST

  • Trường hợp b: Trên NST sau khi đột biến có hai đoạn BC, độ dài của NST này dài hơn so với NST ban đầu. Đây là dạng đột biến lặp đoạn NST.

  • Trường hợp c: Trên NST sau khi bị đột biến có đoạn B, C, D bị quay 180° so với đoạn B, C, D ở NST ban đầu. Đây là dạng đột biến đảo đoạn NST.

Ngày nay, khoa học đã xác định: Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Vì vậy, đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật. Mặc dù vậy, trong thực tiễn, người ta còn gặp các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi.

Ví dụ 1: Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.

Ví dụ 2: Enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen kiểm soát enzim này.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 22 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 22 trang 65 ngắn nhất: Quan sát hình 22a, b, c. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?

- Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?

- Đột biến cấu trúc NST là gì?

Trả lời:

- Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H.

- Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B,C.

- Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.

- Hình 22b là dạng đột biến cấu trúc đoạn (đoạn B, C)

- Hình 22c là dạng đột biến cấu trúc đảo đoạn (đoạn B, C,D)

- Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn...

Soạn Sinh 9 bài 22 trang 66 câu 1

Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó.

Trả lời:

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong, cấu trúc NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Mô tả từng dạng đột biến câu trúc NST.

- Mất đoạn: NST bị đứt mất một đoạn, làm cho NST đột biến ngắn hơn NST ban đầu.

- Lặp đoạn: NST đột biến có thêm một đoạn NST được lặp lại, làm cho NST đột biến dài hơn NST ban đầu.

- Đảo đoạn: NST ban đầu có một đoạn bị đứt, đoạn NST bị đứt này quay 180° rồi gắn vào vị trí cũ.

- Chuyển đoạn: NST này có một đoạn bị đứt (NST này bị ngắn lại so với ban đầụ) đoạn NST bị đứt được gắn vào một NST không tương đồng làm NST này dài ra hơn so với NST ban đầu.

Soạn Sinh 9 bài 22 trang 66 câu 2

Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?

Trả lời:

Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguvên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST.

Soạn Sinh 9 bài 22 trang 66 câu 3

Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?

Trả lời:

Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vi trải qua quá trình tiên hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên gây ra các rối loạn hoặc bệnh NST.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 22 hay nhất

Câu 1: Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?

Trả lời:

Đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho con người và sinh vật.

Câu 2: So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc NST.

Trả lời:

a. Những điểm giống nhau:

- Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN và NST).

- Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

- Đều di truyền cho thế hệ sau.

- Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật.

b. Những điểm khác nhau:

Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

- Làm biến đổi cấu trúc của gen.

- Gồm các dạng: Mất cặp, thêm cặp, thay cặp nuclêôtit.

- Làm biến đổi cấu trúc NST.

- Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 22 tuyển chọn

Câu 1: Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là:

A. Do các tác nhân, vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST

B. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật

C. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính

D. Cả A và B

Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là:

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn

D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Câu 3: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH ABCDEFG

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 6: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:

A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thủy phân tinh bột

B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt

D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

Câu 7: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là:

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Tất cả các đột biến trên

Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là:

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 9: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây:

A. Mất đoạn NST

B. Chuyển đoạn trên 1 NST

C. Lặp đoạn NST

D. Chuyển đoạn tương hỗ

Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

A

D

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

A

C

D

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021