logo

Soạn sinh 9 Bài 2 ngắn nhất: Lai một cặp tính trạng

Soạn sinh 9 Bài 2 ngắn nhất: Lai một cặp tính trạng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2. Lai một cặp tính trạng trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.

- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 2 ngắn gọn

Một trường hợp khác với kết quả thí nghiệm của Menđen là cơ thế lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bổ và mẹ (di truyền trung gian hay trội không hoàn toàn)

Ví dụ: Hình 3 trình bày kết quá phép lai giữa hai giống hoa thuộc loài hoa phấn là hoa đỏ và hoa trắng. F1 toàn hoa màu hồng, còn F2 có ti lệ:

1 hoa đò : 2 hoa hổng : 1 hoa trắng

Soạn sinh 9 Bài 2 ngắn nhất: Lai một cặp tính trạng (ảnh 2)

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn nghiêm ngặt. Menđen đã đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2. Kết quả một số thí nghiệm của Menđen được trình bày như sau:

P

F1

F2

Tỉ lệ kiểu hình F2

Hoa đỏ x Hoa trắng

Hoa đỏ

705 hoa đỏ; 224 hoa trắng

Thân cao x Thân lùn

Thân cao

787 thân cao; 277 thân lùn

Qủa lục x quả vàng

Qủa lục

428 quả lục; 152 quả vàng

Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được gọi là kiểu hình. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Trên thực tế, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, màu quà, chiều cao cây...


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 2 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 2 trang 8 ngắn nhất: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống?

Trả lời:

Bảng 2. Kết của thí nghiệm của Menđen

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 755 hoa đỏ : 224 hoa trắng 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Thân cao x Thân lùn Thân cao 787 thân cao : 277 thân lùn 3 thân cao : 1 thân lùn
Quả lục x Quả vàng Quả lục 428 quả lục : 152 quả vàng 3 quả lục : 1 quả vàng

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 2 trang 9 ngắn nhất: Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của menden ,hãy điền các từ hay cụm từ :đồng tính , 3 trội :1 lặn , vào các chỗ trống trong câu sau ?

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 … về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình …

Trả lời:

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 2 trang 9 ngắn nhất: Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết :

- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?

- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ?

Trả lời:

- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1: 1A :1a

- Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2: 1AA : 2Aa : 1aa

- F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng vì thế dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội hoa đỏ giống như đồng hợp AA, thể đồng hợp aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.

Soạn Sinh 9 bài 2 trang 10 câu 1

Nêu các khái niệm: kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.

Trả lời:

  • Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể. Ví dụ: kiểu hình thân lùn, hoa trắng quả vàng của cây đậu Hà Lan.

  • Kiểu gen tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. Ví dụ: AABBCC là kiểu gen của cây hoa đỏ thân cao, quả lục.

  • Thể đồng hợp: Có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. Ví dụ: AA: thể đồng hợp trội, aa: thể đồng hợp lặn.

  • Thể dị hợp: Chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa).

Soạn Sinh 9 bài 2 trang 10 câu 2

Phát biểu nội dung của định luật phân li.

Trả lời:

Nội dung định luật phân li: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Soạn Sinh 9 bài 2 trang 10 câu 3

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?

Trả lời:

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

Soạn Sinh 9 bài 2 trang 10 câu 4

Cho hai giống cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thể nào? Cho biết màu mắt chỉ do một gen quy định.

Trả lời:

Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ tính trạng lặn.

Quy ước: Gen A quy định mắt đen.

Gen a quy định mắt đỏ

Sơ đồ lai: P: mắt đen x mắt đỏ

G: A aa

G p1: Aa x Aa

F1: 1A : 1a 1A : 1a

F2: 1AA : 2aa

1AA : 2Aaa : 1aa

3 cá mắt đen : 1 cá mắt đỏ


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 2 hay nhất

Câu 1. Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

Trả lời:

  • Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.

  • Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:

+ Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên các gen cũng tồn tại thành từng cặp.

+ Khi giảm phân, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng nên chỉ chứa 1 gen trong cặp alen tương ứng.

+ Các nhà khoa học đã xác định được vị trí của nhiều gen trên NST và vị trí xác định của gen trên NST được gọi là  gen.

  • Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li:

Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 2 tuyển chọn

Câu 1: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?

A. AA và aa

B. Aa

C. AA và Aa

D. AA, Aa và aa

Câu 2: Thế nào là lai một cặp tính trạng?

A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản

D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng

Câu 3: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. Quy luật đồng tính

B. Quy luật phân li

C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li

D. Quy luật phân li độc lập

Câu 4: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:

A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Câu 5: Tại sao Menđen lại chọn các căp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?

A. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng

B. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng

C. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao

D. Cả B và C

Câu 6: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Câu 7: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.

B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.

C. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.

D. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Câu 8: Điều nào không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly?

A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

C. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 9: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).

B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).

C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).

D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).

Câu 10: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là:

A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chủ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

C

C

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

D

D

A

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2. Lai một cặp tính trạng trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 2. Lai một cặp tính trạng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021