logo

Soạn sinh 9 Bài 19 ngắn nhất: Mối liên hệ giữa gen và tính trạng

Soạn sinh 9 Bài 19 ngắn nhất: Mối liên hệ giữa gen và tính trạng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 19. Mối liên hệ giữa gen và tính trạng trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa.

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen ( 1đoạn ADN) → mARN → prôtêin → tính trạng.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 19 ngắn gọn

Dựa vào quá trình hình thành ARN quá trình hình thành chuỗi axit amin và chức năng của prôtêin có thể khái quát mối liên hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ sau:

Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng

Mối liên hệ trên cho thấy: thông tin về cấu trúc của phân từ prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch nảy được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở chất tế bào (hình 19.2).

Bản chất của mối liên hệ "Gen (một đoạn ADN) —> mARN —> Prôtêin —» Tính trạng" chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch tnARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng (hình 19.3).


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 19 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 19 trang 57 ngắn nhất: Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và protein?

Trả lời:

mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein, có vai trò truyền đạt thông tin vào cấu trúc của protein.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 19 trang 57 ngắn nhất: Quan sát hình 19.1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Các loại Nucleotit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?

- Tương quan về số lượng giữa a.a va nucleotit của mARN khi ở trong ribôxôm?

Trả lời:

- Các loại nucleotit ở mARN và tARN kết hợp với nhau từng cặp theo NTBS: A – U; G – X.

- Cứ 3 nucleotit quy định 1 loại axit amin trong chuỗi protein.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 19 trang 58 ngắn nhất: Gen (một đoạn của ADN)    1    mARN    2    Protein    3    Tính trạng

Từ sơ đồ trên, hãy giải thích :

- Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3

- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa gen, mARN, protein, tính trạng:

      1. Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.

      2. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành nên protein.

      3. Protein biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- Bản chất của mối liên hệ là trình tự các nụleotit trong gen (một đoạn của ADN) quy định trình tự các nucleotit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành protein. Protein tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế báo, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Soạn Sinh 9 bài 19 trang 59 câu 1

Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin?

Trả lời:

Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN. Trình tự các nuclêôtit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin tự các nuclêôtit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. Gen -» ARN -» prôtêin.

Soạn Sinh 9 bài 19 trang 59 câu 2

NTBS được biểu hiện trong mới quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Trả lời:

Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:

  • Gen (ADN) -> ARN: A-U, T-A, G-X, X-G

  • ARN -> prôtêin: A-U, G-X

Soạn Sinh 9 bài 19 trang 59 câu 3

Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng

Trả lời:

  • Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.

  • Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

  • Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 19 hay nhất

Câu 1: Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nêu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Trả lời:

- Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitric, trong đó một bazơ nitric có kích thước lớn liên kết với một bazơ nitric có kích thước bé (A liên kết với T hoặc u bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô).

- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế di truyền: Quá trình tự nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN, tổng hợp prôtêin.

+ Quá trình tự nhân đôi của ADN: từ 1 phân tử ADN mẹ hình thành nên 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ, trong quá trình nhân đôi, các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với các nuclêôtit của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung.

+ Quá trình tổng hợp ARN: Quá trình tổng hợp ARN trên cơ sở mạch khuôn của gen (ADN). Các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit môi trường theo nguyên tắc bổ sung phân tử ARN có trình tự nuclêôtit tương tự như mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng.

+ Quá trình tổng hợp prôtêin: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, các nuclêôtit trên tARN khớp với các nuclêôtit trên mARN theo nguyên tắc bổ sung (AtARN – UmARN, GiARN – XmARN, Khi ribôxôm dịch chuyển được 3 nuclêôtit trên Marn è 1 axit amin được tổng hợp. Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ làm cho các quá trình tổng hợp trên bị rối loạn, gây ra đột biến


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 19 tuyển chọn

Câu 1: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:

A. ADN và ARN

B. Prôtêin

C. ADN và prôtêin

D. ARN

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.

B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là không đúng ?

A. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác

B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 4: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

A. mARN.

B. tARN.

C. ADN.

D. Ribôxôm.

Câu 5: Những điểm giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic là

A. Điều là các hợp chất cao phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

B. Đều được cấu tạo bởi các thành phần nguyên tố chủ yếu C, H, O, N

C. Đều có liên kết hoá học thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.

D. Câu A và B đúng.

Câu 6: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:

A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau

C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit

D. Đều được cấu tạo từ các axit amin

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ?

A. Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.

B. mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

C. Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.

D. Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

A. tARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein tương ứng

B. rARN có vai trò vận chuyển axit amin trong tổng hợp protein

C.  tARN có chức năng vận chuyển axit amin trong tổng hợp protein

D. Axit amin là đơn phân của đại phân tử ADN

Câu 9: Chọn phát biểu sai khi nói về loại ARN có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình tổng hợp protein?

A. mARN va rARN

B. mARN và tARN

C. tARN và rARN

D. Cả B và C

Câu 10: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào?

A. Chất tế bào

B. Nhân tế bào

C. Bào quan

D. Không bào

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

A

C

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

C

A

A

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 19. Mối liên hệ giữa gen và tính trạng trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 19. Mối liên hệ giữa gen và tính trạng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021