logo

Soạn sinh 9 Bài 17 ngắn nhất: Mối liên hệ giữa gen và ARN

Soạn sinh 9 Bài 17 ngắn nhất: Mối liên hệ giữa gen và ARN

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 17. Mối liên hệ giữa gen và ARN trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.

- Biết xác định những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.

- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp của quá trình này.


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 17 ngắn gọn

ARN (axit ribônuclêic) cũng như ADN thuộc loại axit nuclêic. Tuỳ theo chức năng mà các ARN được chia thành loại khác nhau như ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN ribôxôm (rARN), cụ thể là:

  • mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc cùa prôtêin cần tổng hợp.

  • tARN có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

  • rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin.

ARN cũng được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN. ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm, hàng nghìn đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên ARN cũng là nuclêôtit gồm 4 loại là A (ađêmin), G (guanin), X (xitozin) và U (uraxin). Nhìn chung phân tử ARN khi mới được tổng hợp ở trong nhân tế bào có mô hình cấu trúc như hình dưới đây

Nói chung, quá trình tổng hợp các loại ARN diễn ra trong nhân, tại các NST thuộc trung gian đang ở dạng sợi mảnh chưa xoắn. Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim. Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn đồng thời các nuclêôtit trên mạch vừa được tách ra liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp để hình thành dần dần mạch ARN. Sự hình thành mạch ARN được thể hiện đơn giản hoá ở hình 17.2. Khi kết thúc, phân từ ARN được hình thành liền tách khỏi gen và sau đó rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin. Phân tử ARN này được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen mang thông tin cấu trúc của một loại prôtêin được gọi là mARN. Quá trình tổng hợp tARN và rARN cũng theo nguyên tắc tương tự, nhưng sau khi được hình thành, mạch nuclêôtít sẽ tiếp tục hoàn thành phân tử tARN hay rARN hoàn chỉnh.

Như vậy, quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên một mạch đem của gen với vai trò khuôn mẫu và sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit tự do của môi trường cũng diễn ra theo NTBS. trong đó A liên kết với u, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G. Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn nhưng theo NTBS, hay giống như trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn, chỉ khác T được thay thế bằng U. Qua đó cho thấy trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch ARN.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 17 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 17 trang 51 ngắn nhất: Quan sát hình 17.1 và so sánh cấu tạo của ARN và ADN thông qua bảng 17.

Bảng 17. So sánh ARN và ADN

Đặc điểm ARN ADN
Số mạch đơn
Các loại đơn phân

Trả lời:

Bảng 17. So sánh ARN và ADN
Đặc điểm ARN ADN
Số mạch đơn 1 A, U, G, X
Các loại đơn phân 2 A, T, G, X

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 17 trang 51 ngắn nhất: Quan sát hình 17.2 và trả lời các câu hỏi sau:

- Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen?

- Các loại Nucleotit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN?

- Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?

Trả lời:

- ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen. Mạch này được gọi là mạch khuôn.

- Trong quá trình hình thành mạch ARN, các loại nucleotit trên mạch khuôn của ADN liên kết ở môi trường nội bào theo NTBS: A với U; T với A; G với X ; X với G.

- Trình tự của các loại đơn phân trên mạch ARN tương tự như trình tự các loại đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng U.

Soạn Sinh 9 bài 17 trang 53 câu 1

Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và AND

Trả lời:

Đặc điểm

ARN

ADN

Số mạch đơn

1

2

Các loại đơn phân

A, U, G, X

A, T, G, X

Soạn Sinh 9 bài 17 trang 53 câu 2

ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen ARN?

Trả lời:

ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu, do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.

Soạn Sinh 9 bài 17 trang 53 câu 3

Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:

Mạch 1: A-T-G-X-T-X-G

Mạch 2: T-A-X-G-A-G-X

Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.

Trả lời:

Mạch ARN có trình tự các đơn phân như sau: A-U-G-X-U-X-G

Soạn Sinh 9 bài 17 trang 53 câu 4

Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: A-U-G-X-U-G-A-X

Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.

Trả lời:

Mạch khuôn: T-A-X-G-A-X-T-G

Mạch bổ sung: A-T-G-X-T-G-A-X

Soạn Sinh 9 bài 17 trang 53 câu 5

Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

a) ARN vận chuyển

b) ARN thông tin

c) ARN ribôxôm

d) Cả 3 loại ARN trên

Trả lời:

b) ARN thông tin.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 17 hay nhất

Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ giữa gen, mARN, prôtêin và tính trạng.

Trả lời:

- Gen mang thông tin quy định cấu trúc của mARN thông qua sao mã. Khi sao mã, các nuclêôtit trên mạch gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mARN theo nguyên tắc bổ sung (A của môi trường liên kết với T của mạch gốc; u của môi trường liên kết với A của mạch gốc, G của môi trường liên kết với X của mạch gốc).

- mARN quy định tổng hợp prôtêin thông qua quá trình giải mã. Khi giải mã, mỗi bộ ba trên phân tử mARN quy định tổng hợp 1 axit amin trên prôtêin.

- Prôtêin quy định tính trạng. Các phân tử prôtêin trở thành enzim hoặc ừở thành hooc môn,… quy định các tính trạng trên cơ thể.

Gen (ADN) ⇒  mARN ⇒ Prôtêin ⇒ Tính trạng.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 17 tuyển chọn

Câu 1: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:

A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song

B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng

C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN

D. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X

Câu 2: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là:

A. Đại phân tử

B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Chỉ có cấu trúc một mạch

D. Được tạo từ 4 loại đơn phân

Câu 3: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:

A. mARN

B. rARN

C. tARN

D. ARN

Câu 4: Chức năng của tARN là:

A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm

B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin

C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào

D. Tham gia cấu tạo màng tế bào

Câu 5: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của:

A. Phân tử prôtêin

B. Ribôxôm

C. Phân tử ADN

D. Phân tử ARN mẹ

Câu 6: Mục đích của Quá trình tổng hợp ARN trong tế bào là:

A. Chuẩn bị tổng hợp protein cho tế bào

B. Chuẩn bị cho sự nhân đôi ADN

C. Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào

D. Tham gia cấu tạo NST

Câu 7: Axit nuclêic là từ chung dùng để chỉ cấu trúc:

A. Prôtêin và axit amin

B. Prôtêin và ADN

C. ADN và ARN

D. ARN và prôtêin

Câu 8: Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A. ARN vận chuyển

B. ARN thông tin

C. ARN ribôxôm

D. cả 3 loại ARN trên

Câu 9: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?

A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

Câu 10: Đề cập đến chức năng của ARN, nội dung nào sau đây không đúng?

A. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi pôlipeptit đặc biệt tạo thành ribôxôm.

B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen.

C. tARN có vai trò hoạt hoá axit amin tự do và vận chuyển đến ri bô xôm.

D. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ hai của NST

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

A

B

C

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

A

D

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 17. Mối liên hệ giữa gen và ARN trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 17. Mối liên hệ giữa gen và ARN

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021