logo

Soạn sinh 9 Bài 10 ngắn nhất: Giảm phân

Soạn sinh 9 Bài 10 ngắn nhất: Giảm phân

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 10. Giảm phân trong sách giáo khoa Sinh học 9. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giáo dục ý thức nghiên cứu khoa học

- ý thức tích cực tự giác và hợp tác


Tổng hợp lý thuyết Sinh 9 Bài 10 ngắn gọn

Giảm phân bao gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi NST.

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.

Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.


Hướng dẫn Soạn Sinh 9 bài 10 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 10 trang 32 ngắn nhất: Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền vào nội dung phù hợp vào bảng 10.

Trả lời:

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân
Các kì Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào I Lần phân bào II
Kì đầu Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo với nhau. NST co xoắn cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội)
Kì giữa Các cặp NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau Diễn ra sự phân li của các cặp NST kép trong vặp tương đồng về 2 cực tế bào. NST kép phân li thành 2 NST đơn đi về 2 cực tế bào.
Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép. Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.

Soạn Sinh 9 bài 10 trang 33 câu 1

Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I.

Trả lời:

Giảm phân I xảy ra qua bốn kì là đầu I, kì giữa I, kì sau I và kì cuối I

  • Kì đầu I: Các NST tương đồng bắt đôi (tiếp hợp) với nhau sau tiếp hợp các NST dần co xoắn lại, thoi vô sắc hình thành và một số sợi thoi đính với tâm động của NST. Trong quá trình bắt đôi và tách rời nhau các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo). Màng nhân và nhân con tiêu biến.

  • Kì giữa I: Các NST kép bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo, xếp thành hai hàng. Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.

  • Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển theo thoi I vô sắc về các cực của tế bào.

  • Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các NST dần dần xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia chất tế bào tạo nên hai tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.

Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.

Soạn Sinh 9 bài 10 trang 33 câu 2

Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa bắt đôi của các NST tương đồng.

Sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng. Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Soạn Sinh 9 bài 10 trang 33 câu 3

Nêu sự khác biệt giữa nguyên nhân và giảm phân.

Trả lời:

Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân:

  • Nguyên phân

    • Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào.

    • Có một lần phân bào.

    • Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen.

    • Các NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.

    • Kết quả: tạo 2 tế bào con có số lượng NST giống hệt tế bào mẹ (2n).

  • Giảm phân

    • Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

    • Có hai lần phân bào.

    • Có sự tiếp hợp và hoán vị gen.

    • Các NST xếp thành 2 hàng ở kì giữa I, 1 hàng ở kì giữa II.

    • Kết quả: qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Soạn Sinh 9 bài 10 trang 33 câu 4

Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.

Trả lời:

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.

Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 9 bài 10 hay nhất

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của giảm phân.

Trả lời:

Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín để tạo các giao tử.

Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần nhân đôi NST, cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đom bội (n).

+ Trong quá trình sinh tinh: cả 4 tế bào đơn bội phát triển thành 4 tinh trùng.

+ Trong quá trình sinh trứng: chỉ có 1 tế bào đơn bội (n) phát triển thành trứng, còn 3 tế bào đơn bội còn lại tạo thành thể định hướng.

Cơ thể bố, mẹ giảm phân tạo giao tử đơn bội (n). Qua thụ tinh, một giao tử đơn bội (n) của bố kết hợp với một giao tử đơn bội (n) của mẹ tạo nên hợp tử lưỡng bội (2n). Hợp tử lưỡng bội nguyên phân và phát triển thành cơ thể. Sự kết hợp giữa 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ sở quan trọng được duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội của loài

Câu 2: Giải thích vì sao giảm phân lại tạo ra được tế bào con có bộ NST n?

Trả lời:

Giảm phân tạo ra tế bào đơn bội vì:

  • Vào kì trung gian của giảm phân I, các cặp NST trở thành các cặp NST ở trạng thái kép. Trong mỗi cặp luôn có một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

  • Đến kì giữa I, các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào theo 1 cách ngẫu nhiên và mỗi cặp cùng nằm trên 1 sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.

  • Vào kì sau I, các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào (không có sự phân cắt tâm động), chiếc có nguồn gốc từ bố đi về 1 cực và chiếc có nguồn gốc từ mẹ di chuyển về cực còn lại của tế bào.

  • Kết thúc kì cuối I tạo thành 2 tế bào con trong đó: 1 tế bào chứa NST có nguồn gốc từ bố, 1 tế bào chứa NST có nguồn gốc từ mẹ trong cặp tương đồng.

Như vậy, chính sự sắp xếp 1 cách ngẫu nhiên các NST ở kì giữa I và sự phân li không tách tâm động của các NST kép ở kì sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân.


Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 10 tuyển chọn

Câu 1: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín

C. Tế bào mầm sinh dục

D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng

Câu 2: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 3: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 4: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:

A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần

B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần

C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần

D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 5: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Câu 6: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:

A. Kì trung gian của lần phân bào I

B. Kì giữa của lần phân bào I

C. Kì trung gian của lần phân bào II

D. Kì giữa của lần phân bào II

Câu 7: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?

A. Kì sau      

B. Kì giữa      

C. Kì đầu   

D. Kì cuối.

Câu 8: Phát biểu nào đúng về kì trung gian I và II?

A. Đều xảy ra nhân đôi NST

B. Đều xảy ra tiếp hợp giữa các cromatit

C. Chỉ có kì trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST

D. Chỉ có kì trung gian II mới xảy ra nhân đôi NST

Câu 9: Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?

A. Kì sau

B. Kì giữa.

C. Kì đầu

D. Kì cuối.

Câu 10: Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

A. Kì giữa của nguyên phân

B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì giữa của giảm phân 1.

D. Kì đầu của giảm phân 1.

Đáp án 

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

B

A

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

C

C

D

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 10. Giảm phân trong SGK Sinh học 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 9: Bài 10. Giảm phân

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021