logo

Câu hỏi trang 103 Sinh 8 Bài 32


Mục lục nội dung

Bài 32: Chuyển hóa

Câu hỏi trang 103 Sinh 8 Bài 32

- Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

Lời giải:

- So sánh:

 

Đồng hóa

Dị hóa

Giống

- Đều xảy ra ở tế bào

- Đều 1à một mặt của 1 quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng

Khác

- Tổng hợp các chất từ môi trường thành các chất đặc trưng của cơ thể đồng thời tích lũy năng lượng

- Phân giải các chất đã tổng hợp để giải phóng năng lượng

Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

+ Đồng hóa sẽ tổng hợp các chất làm nguyên liệu cho dị hóa để phân giải các chất, đồng thời năng lượng được tích lũy khi đồng hóa sẽ bị quá trình dị hóa giải phóng để tạo ra năng lượng cung cấp cho đồng hóa.

=> Hai quá trình này vừa mâu thuẫn, trái ngược nhau nhưng lại thống nhất với nhau và cung cấp nguyên liệu cho nhau .

- Ở từng độ tuổi và trạng thái khác nhau thì tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa rất khác nhau. Ví dụ:

+ Trẻ em: có đặc điểm cơ thể đang phát triển thì quá trình đồng hóa > dị hóa Người già: xảy ra quá trình lão hóa của cơ thể nên quá trình đồng hóa < dị hóa

+ Lúc lao động: cơ thể hoạt động mạnh cần nhiêù năng lượng nên quá trình dị            hóa > đồng hóa

Lúc nghỉ ngơi: cơ thể ở trạng thái thư giãn nên quá trình đồng hóa > dị hóa

Câu hỏi trang 103 Sinh 8 Bài 32

Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao?

Lời giải:

- Khi ở trạng thái nghỉ ngơi cơ thể vẫn cần sự tiêu hao năng lượng vì mọi hoạt động sống cơ bản như: hô hấp, hoạt động của tim, của não, duy trì thân nhiệt….vẫn cần năng lượng để duy trì hoạt động diễn ra bình thường.

Xem toàn bộ Soạn Sinh 8: Bài 32. Chuyển hóa

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021