logo

Soạn sinh 7 Bài 8 ngắn nhất: Thủy tức

Soạn sinh 7 Bài 8 ngắn nhất: Thủy tức

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 8. Thủy tức trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.


Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 8 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 29: Quan sát hình 8.2, mô tả bằng lời 2 cách di chuyển của thủy tức.

Trả lời:

- Kiểu sâu đo: cắm phần lỗ miệng và cả đế xuống giá thể → co phần đế lại gần lỗ miệng → trượt phần lỗ miệng về trước → co phần đế lại gần lỗ miệng => cứ như vậy di chuyển bằng cách co rút cơ thể.

- Kiểu lộn đầu: cắm phần lỗ miệng xuống giá thể → lấy lỗ miệng làm trọng tâm để nâng phần đế lên trên → đưa phần đế tiến về trước gắn vào giá thể → lấy đế làm trọng tâm nâng lỗ miệng chổng ngược lên.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 30: Nghiên cứu thông tin trong bảng, xác định và ghi tên của từng loại tế bào vào ô trống trong bảng.

Trả lời:

Các loại tế bào lần lượt là: Tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô cơ – tiêu hóa, tế bào mô bì – cơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 31: Hãy căn cứ vào cấu tạo của tua miệng và khoang ruột (hình trong bảng) làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hóa mồi theo gợi ý của các câu hỏi sau:

- Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?

- Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức mà mồi được tiêu hóa?

- Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào?

Trả lời:

- Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách các tua miệng quờ quạng xung quanh và khi chạm vào con mồi, các tế bào gai phóng chất độc vào con mồi làm tê liệt con mồi.

- Thủy tức tiêu hóa mồi nhờ tế bào mô cơ – tiêu hóa.

- Chúng thải bã thông qua lỗ miệng.

Câu 1 trang 32 Sinh học 7: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức.

Trả lời:

Các tế bào gai của thủy tức có chứa chất độc giúp tự vệ và bắt mồi.

Câu 2 trang 32 Sinh học 7: Thủy tức thải bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Trả lời:

Thủy tức thải bã thông qua lỗ miệng.

Câu 3 trang 32 Sinh học 7: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này.

Trả lời:

Tế bào Chức năng
Lớp ngoài Tế bào mô bì - cơ Che chở, giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc
Tế bào gai Chứa chất độc có thể tự vệ và bắt mồi
Tế bào thân kinh Tạo mạng lưới thần kinh để tiếp nhận và trả lời kích thích
Lớp trong Tế bào sinh sản Thực hiện sinh sản
Tế bào mô cơ- tiêu hóa Tiêu hóa thức ăn, giúp co duỗi theo chiều ngang

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 8 hay nhất

Câu 1: Nêu ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức.

Trả lời:

Tế bào gai khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi gây tê liệt con mồi. loại tế bào này giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi.

Câu 2: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Trả lời:

- San hô mọc chồi dính vào cơ thể mẹ không thể tách rời.

- Thủy tức mọc chồi từ cơ thể mẹ. Khi trưởng thành thì tách rời khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023