logo

Câu hỏi thảo luận trang 10 Sinh 6 Bài 3


Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật

Câu hỏi thảo luận trang 10 Sinh 6 Bài 3

Quan sát H.3.1, H.3.2;H.3.3; H.3.4

Trao đổi thảo luận:

- Xác định những nơi trên Trái đất có thực vật sống.

- Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc…

- Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít phong phú hơn ?

- Kể tên một số cây gỗ lâu năm, to lớn, thân cứng rắn.

- Kể tên một số cây sống trên mặt nước. Theo em chúng có điểm gì khác cây sống trên cạn.

- Kể tên một vài cây nhỏ bé, thân mềm yếu.

- Em có nhận xét gì về thực vật ?

Lời giải:

- Rất nhiều nơi trên Trái Đất đều có thực vật sống : trong nước, trên mặt nước, vùng đầm lầy, trên núi, đồng bằng, sa mạc, các vùng cực…..

- Kể tên 1 số thực vật sống ở:

     + Đồng bằng: hồng, rau muống , khoai, ngô…

     + Ao hồ: rong đuôi chó, súng, bèo …

     + Sa mạc: xương rồng, cỏ….

     + Dưới biển: rong biển, tảo …

- Những nơi có số lượng thực vật phong phú là những nơi có điều kiện sống thuận lợi như: độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình, lượng nước vừa đủ: đồng bằng, vùng nhiệt đới, rừng…..

- Thực vật kém phong phú khi điêù kiện sống khắc nghiệt như là: sa mạc, trên núi cao, vùng cực giá lạnh….

- Một số cây gỗ sống lâu năm: bao báp, lá quạt, lim, đinh, sến….

- Một số cây sống trên mặt nước: bèo tây, rau muống nước,.

Chúng khác với những cây sống trên cạn ở điểm:.thân của các cây sống trên mặt nước thường nhẹ, xốp, mềm để có thể nổi trên mặt nước....

- Một số cây nhỏ bé có thân mềm yếu: rau má, rong đuôi chó, mùng tơi…

- Thế giới thực vật trong thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú.

Câu hỏi thảo luận trang 10 Sinh 6 Bài 3

Quan sát hình H.15.1 để thấy được cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của thân non rồi điền vào bảng dưới đây

Lời giải:

Cắt ảnh

 Xem toàn bộ Soạn Sinh 6: Bài 3. Đặc điểm chung của thực vật

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021