logo

Câu hỏi in nghiêng trang 112 Sinh 11 Bài 27


Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Câu hỏi in nghiêng trang 112 Sinh 11 Bài 27

Quan sát hình 27.2 thể hiện sơ đồ cung phản xạ tự vệ:

- Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào.

- Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Lời giải:

- Cung phản xạ tự vệ gồm các bộ phận:

  + Bộ phận tiếp nhận các kích thích như cơ quan thụ cảm

  + Bộ phận dẫn truyền vào: Dây thần kinh tủy sống dẫn truyền cảm giác

  + Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin để trả lời kích thích: tủy sống.

  + Bộ phận dẫn truyền ra: dây thần kinh vận động của tủy sống dẫn truyền xung thần kinh.

  + Bộ phận thực hiện phản ứng: các cơ.

- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì khi kim châm vào tay, thụ quan cảm nhận đau ở da đầu ngón tay tiếp nhận các kích thích nhờ các dây thần kinh cảm giác dẫn truyền tín hiệu xung thần kinh về tủy sống, tủy sống tiếp nhận thông tin từ các phân tích và tổng hợp đưa ra câu trả lời để đáp ứng các kích thích là các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận đồng truyền đến các cơ ở ngón tay làm ngón tay bị kích thích co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ bị kích thích, đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Khi vừa mới sinh ra,mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ nàykhông cần phải có quá trình rèn luyện,mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở,.... nói tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra. Phản xạ không điều kiện còn có thể di truyền.

Câu hỏi in nghiêng trang 112 Sinh 11 Bài 27

Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.

- Bạn sẽ phản ứng (hành động) như thế nào?

- Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

- Hãy ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

- Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Lời giải:

- Khi đang chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, bản thân sẽ có phản ứng bỏ chạy.

- Các bộ phận của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích: Mắt.

    + Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động: Não bộ.

    + Bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là: Các cơ chân.

- Những suy nghĩ diễn ra trong đầu khi đối phó với chó dại: chó dại nguy hiểm, bị cắn sẽ nhiễm virus dại gây chết người, bỏ chạy hay không,…

- Đây là phản xạ có điều kiện vì loại phản xạ chỉ có thể có sau khi cá thể động vật nào đã được tập luyện, hoặc trải qua, học tập và đã hiểu biết (biết về việc chó dại cắn sẽ bị bệnh dại); còn cá thể nào không trải qua học tập thì không thể có, không có khả năng di truyền.

Xem toàn bộ Soạn sinh 11: Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021