logo

Soạn Bài 4 trang 75 SGK Sinh 11


Bài 17. Hô hấp ở động vật

Bài 4 (trang 75 SGK Sinh 11)

Sự trao đồi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú được thực hiện như thế nào?

Lời giải:

- Sự trao đổi khí ở côn trùng trao đổi khí thực hiện nhờ hệ thống ống khí. Các ống khí làm nhiệm vụ dẫn khí, phân nhánh thành các ống khí nhỏ nhất, tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể và thực hiện trao đổi khí. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng.

- Sự trao đổi khí ở cá qua mang: Trong số đó thì lớp cá có một hệ thống trao đổi khí hoàn hảo. Hệ thông này có thể thu lấy 80% oxy từ nước chảy qua. Cơ quan trao đổi khí ở cá là các cung mang. Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. Khi thở vào: nền hầu hạ xuống, giảm áp lực trong miệng nước tràn qua miệng lúc đó nắp mang hai bên phình ra làm diềm mang khép lại, nước liên tục chảy qua cung mang. Khi thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên rất nhanh tạo ra một áp lực mạnh đẩy nước qua khe giữa các cung mang, đồng thời nắp mang ép vào, van diềm mang mở ra đẩy nước ra ngoài. Điều đáng chú ý là chiều của dòng máu trong các mao mạch của phiến mang nhỏ ngược chiều với dòng nước qua mang có hiệu quả trao đổi khí rất cao.

- Sự trao đổi khí ở lưỡng cư có 2 hình thức hô hấp là qua da và phổi (1 túi đơn giản). Sự thông khí ở phổi Khi thềm miệng hạ xuống thì không khí từ ngoài  qua  lỗ  mũi vào  miệng,  sau  đó van  mũi  khép  lại.  Thềm  miệng  nâng lên  nhờ  cơ  gian  hàm  đẩy  không  khí  vào khe họng và vào phổi. Không khí ra  khỏi  phổi nhờ  tác  dụng  co của  cơ bụng và thành phổi. Hô  hấp  bằng  da  nhờ  có  nhiều  mao mạch,  da  tiết  chất  nhầy  nên  luôn ẩm ướt. Da và cơ chỉ dính với nhau một số chỗ nên tạo nhiều khoảng trống, đó là các túi bạch huyết có vai trò hô hấp rất quan trọng của Lưỡng cư.

- Sự trao đổi khí ở bò sát, chim và thú được thực hiện qua phổi: Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch máu dày đặc

Phổi chim có thêm nhiều ống khí. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang. Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).

Xem toàn bộ Soạn sinh 11: Bài 17. Hô hấp ở động vật

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021