logo

Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 9 ngắn nhất Cánh diều

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 55, 56, 57, 58, 59 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới.


Câu hỏi trang 55 SGK Sinh học 10 cánh diều

Mở đầu: Quan sát hình 9.1, mô tả sự thay đổi hình thái của cây khi tưới nước. Giải thích sự thay đổi đó.

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

Quan sát hình 9.1. ta thấy:

Cây không được tưới nước (hình đầu tiên) ta thấy lá bị héo, úa, không có sức sống. Sau khi được tưới nước, lá trở nên tươi hơn (hình ở giữa). Ở hình cuối, ta có thể thấy được lá trở nên xanh tốt, thấy được rõ phần thân, ở lá có thể thấy rõ các gân lá.

I. Khái niệm trao đổi chất ở tế bào

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Sinh học 10

Kể tên các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường

Lời giải:

Các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường: nước, các ion khoáng, khí oxygen, khí carbon dioxide,…

II. Sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất

1. Sự khuyếch tán

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 9.2 và cho biết:

1. Nồng độ phân tử ở vùng A so với vùng B.

2. Các phân tử di chuyển theo hướng nào? Vì sao?

3. Sự di chuyển này diễn ra đến khi nào?

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

 

Lời giải:

1. Nồng độ ở vùng A nhiều hơn vùng B

2. Các phân tử di chuyển từ vùng A sang vùng B, theo chiều gradient nồng độ vì nồng độ phân tử giữa 2 vùng đang chênh lệch nhau, các phân tử di chuyển theo quy luật khuếch tán (từ vùng có nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp hơn).

3. Sự di chuyển diễn ra đến khi các phân tử được phân bố đồng đều trong môi trường, sự khuếch tán đạt đến cân bằng.

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Sinh học 10

Tại sao khi xịt nước hoa ở một góc phòng thì một lúc sau chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa khắp phòng?

Lời giải:

Khi xịt nước hoa ở một góc phòng thì một lúc sau chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa khắp phòng vì: Khi xịt nước hoa, các phân tử mùi của nước hoa đã khuếch tán trong môi trường từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp dẫn đến sự lan tỏa ra mùi khắp phòng.


Câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 10 cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 10

1. Khuếch tán là gì?

2. Giải thích hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm màu xanh vào cốc nước

3. Nếu gradien nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán sẽ thay đổi như thế nào?

Lời giải:

1. Khuếch tán là hiện tượng các phân tử di chuyển theo gradient nồng độ, tức là nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

2. Hiện tượng này xảy ra là do giọt thuốc nhuộm đã bị khuếch tán trong nước.

3. Nếu gradient nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán sẽ tăng do ảnh hưởng của sự chênh lệch nồng độ tỉ lệ thuận với sự khuếch tán của các phân tử.

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 9.4 và giải thích sự khuếch tán khí O2 và khí CO2 ở phổi.

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

Khi đưa CO2 đến phế nang, sẽ xảy ra sự chênh lệch CO2 ở trong (ít phân tử CO2) và ngoài phế nang (nhiều phân tử CO2 hơn), dẫn đến hiện tượng khuếch tán xảy ra. Vậy, CO2 từ tế bào hồng cầu sẽ khuếch tán vào phế nang.

Tương tự với O2, sự chênh lệch O2 giữa ngoài phế nang (ít O2 hơn) và trong phế nang (nhiều O2) làm xuất hiện sự khuếch tán, các phân tử O2 từ trong phế nang sẽ khuếch tán ra ngoài phế nang, và sẽ được hồng cầu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thế.

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 10

Tìm một số ví dụ về khuếch tán đơn giản qua màng sinh chất ở tế bào.

Lời giải:

Một số ví dụ về sự khuếch tán đơn giản qua màng sinh chất ở các tế bào:

- Carbon dioxide khuếch tán từ tế bào vào trong máu.

- Oxygen khuếch tán từ máu vào tế bào.

- Các vitamin tan trong dầu A, E, D và K khuếch tán qua thành ruột để đi vào mạch bạch huyết.

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 10

Dựa vào hình 9.3 và hình 9.5 cho biết đặc điểm chung giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường.

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

Đặc điểm chung giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường là cả hai kiểu khuếch tán này đều nhằm đạt được sự cân bằng nồng độ các phần tử.


Câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 10 cánh diều

2. Sự thẩm thấu

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Các phân tử nước và chất tan di chuyển như thế nào qua màng bán thấm?

2. Thẩm thấu là gì?

3. Hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu.

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

1. Các phân tử nước di chuyển từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (có nồng độ chất tan cao) (từ bên phải màng bán thấm sang bên trái màng bán thấm). Các phân tử chất tan di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.

2. Thẩm thấu là sự di chuyển của dung môi (nước và chất tan) từ vùng có nồng độ cao hơn sang vùng có nồng độ thấp hơn thông qua màng bán thấm để duy trì trạng thái cân bằng.

3. Sự giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu

So sánh

Khuếch tán

Thẩm thấu

Giống nhau

- Đều là sự vận chuyển thụ động theo chiều grdient nồng độ (đi từ nơi có nồng độ phân tử cao sang nơi có nồng độ phân tử thấp).

- Đều là sự vận chuyển không cần tiêu tốn năng lượng.

- Đều xảy ra nhằm mục đích cân bằng nồng độ các phân tử trong một môi trường nhất định.

Khác nhau

- Chỉ sự di chuyển của các phân tử rắn, lỏng, khí từ nơi có nồng độ cao sáng nơi có nồng độ thấp.

- Chỉ sự di chuyển của các phân tử nước từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.

- Không nhất thiết phải qua màng bán thấm.

- Nhất thiết đi qua màng bán thấm.

- Diễn ra trong môi trường lỏng và khí.

- Diễn ra trong môi trường lỏng.

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 9.7 cho biết sự di chuyển của các phân tử nước, sự thay đổi hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt khi được ngâm trong từng dung dịch đẳng trương, nhược trương, ưu trương.

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

- Khi tế bào ở trong các dung dịch có nồng độ khác nhau, các phân tử nước sẽ di chuyển qua màng theo 3 trường hợp: đẳng trương, nhược trương, ưu chương.

- Khi ở môi trường đẳng trương, các phân tử nước di chuyển ở trạng thái cân bằng, tế bào được duy trì ở trạng thái ổn định.

- Ở môi trường ưu trương, nồng độ chất tan nhỏ hơn bên trong tế bào, nước thẩm thấu ra ngoài tế bào => xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.

- Ở môi trường nhược trương, các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào => áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra.

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 10

1. Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài?

2. Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết?

Lời giải:

1. Khi ngâm rau củ với muối, quả ngâm đường, sẽ làm các loài vi khuẩn có hại bị ức chế do mất nước vì thế nước ở ngoài thấp (do có nhiều phân tử đường/muối) hơn bên trong tế bào vi khuẩn nên nước từ tế bào vi khuẩn sẽ đi ra ngoài môi trường. Mặt khác, môi trường đường là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn lactic tạo nên acid lactic, giúp quả không bị thối, hỏng.

2. Bón phân quá nhiều, cây có thể bị chết vì: Bón phân quá nhiều làm cho môi trường đất trở thành môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp). Bởi vậy, tế bào lông hút của cây sẽ không thể hấp thụ được nước dẫn đến cây bị thiếu nước, héo và chết.

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 10

1. Điều gì sẽ xảy ra với tế bào màu nếu: lượng nước trong máu bị giảm nhiều; nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều? Biện pháp khắc phục là gì? Cơ thể điều hòa bằng cách nào?

2. Vì sao cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao?

Lời giải:

1. Nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều thì nước từ trong các tế bào máu sẽ di chuyển ra ngoài (mất nước nội bào) dẫn đến làm biến dạng tế bào, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tế bào. Nếu lượng nước trong máu bị tăng lên nhiều thì nước sẽ bị kéo vào bên trong tế bào máu dẫn đến tế bào máu bị trường lên và có thể bị phá vỡ.

Biện pháp khắc phục tình trạng trên: Uống đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo cân bằng nước trong máu nói riêng và trong cơ thể nói chung, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nước trong máu là do bệnh lí.

Cơ chế điều hòa của cơ thể: Khi thiếu nước, thận sẽ tăng cường hoạt động tái hấp thu nước để trả về máu, đồng thời gây cảm giác khát nước để báo cho cơ thể biết cần uống thêm nước. Khi thừa nước, thận sẽ tăng cường hoạt động đào thải nước ra ngoài.

2. Không bào của các tế bào lông hút ở các cây ngập mặn có nồng độ dịch bào cao, cao hơn nồng độ dịch đất nên áp suất thẩm thấu rất lớn, nước ở ngoài môi trường (nơi có thế nước cao hơn) đi vào tế bào lông hút rồi đến các cơ quan khác của cây, nên cây ngập mặn có thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao.


Câu hỏi trang 58 SGK Sinh học 10 cánh diều

III. SỰ VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG QUA MÀNG SINH CHẤT

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Sinh học 10

1. Quan sát hình 9.8 và cho biết sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

2. Sự vận chuyển chủ động có ý nghĩa gì?

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

1. Sự khác biệt chính giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động:

Vận chuyển chủ động Vận chuyển thụ động

- Các phân tử di chuyển ngược chiều gradient nồng độ với sự tham gia của protein.

- Tiêu tốn năng lượng.

 

Các phân tử di chuyển theo chiều gradient nồng độ, từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp.

- không cần năng lượng

2. Vận chuyển chủ động đảm bảo cung cấp các chất cần thiết cho tế bào ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với bên trong tế bào và điều hòa nồng độ các chất hai bên màng sinh chất.

IV. Sự nhập bào và xuất bào

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Sinh học 10

Dựa vào hình 9.9, phân biệt sự nhập bào và sự xuất bào.

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

Phân biệt sự nhập bào và sự xuất bào:

- Sự nhập bào: Là sự vận chuyển các phân tử vào trong tế bào. Trong nhập bào, màng tế bào bao bọc lấy vật cần vận chuyển tạo nên túi vận chuyển tách rời khỏi màng và đi vào trong tế bào chất.

- Sự xuất bào: Là sự vận chuyển các phân tử ra ngoài tế bào. Trong xuất bào các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển, sau đó túi này liên kết với màng tế bào giải phóng các chất ra bên ngoài.

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Sinh học 10

Các quá trình sau là nhập bào hay xuất bào? Giải thích.

- Trùng giày lấy thức ăn

- Tế bào tuyến tụy tiết enzyme, hormone.

Lời giải:

- Trùng giày lấy thức ăn => nhập bào vì thức ăn từ môi trường bên ngoài được đưa vào trong tế bào

- Tế bào tuyến tụy tiết enzyme, hormone => xuất bào vì các chất từ bên trong tế bào được xuất ra bên ngoài.


Câu hỏi trang 59 SGK Sinh học 10 cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 59 SGK Sinh học 10

So sánh sự vận chuyển thụ động và sự vận chuyển chủ động qua màng sinh chất theo gợi ý ở bàng 9.1 

Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất - Cánh diều

Lời giải:

Đặc điểm

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Giống nhau

- Đều tham gia kiểm soát sự vận chuyển các chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài.

- Đều có thể có sự tham gia của các kênh protein màng.

Khác nhau

Chiều gradient nồng độ

Cùng chiều

Ngược chiều

Yêu cầu về năng lượng

Không tiêu tốn năng lượng

Tiêu tốn năng lượng

Protein

vận chuyển

Có thể có hoặc không có sự tham gia của protein vận chuyển.

Có sự tham gia của protein vận chuyển.

Ví dụ

Tế bào lông hút của rễ hút nước từ đất.

Tế bào thận sử dụng năng lượng của tế bào để bơm các amino acid và glucose từ nước tiểu trở lại máu.

Ý nghĩa

- Đảm bảo cung cấp các chất cần thiết cho tế bào và điều hòa nồng độ các chất hai bên màng sinh chất.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/11/2023