logo

[Sách mới] Soạn Sinh 10 bài 26 CTST: Công nghệ vi sinh vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 124, 125, 126, 127, 128, 129 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 26: Công nghệ vi sinh vật trang 124, 125, 126, 127, 128, 129 Sinh 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Lý thuyết Sinh 10 Bài 26 ngắn nhất Chân trời sáng tạo: Công nghệ vi sinh vật


Yêu cầu cần đạt

- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật. 

- Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai

- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó. 

- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật

Câu hỏi trang 124 SGK Sinh học 10

Mở đầu 

Mỗi năm, con người thải vào môi trường hàng triệu tấn rác thải thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Giả sử không có vi sinh vật tham gia phân huỷ rác, thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất của chúng ta?

Lời giải:

Nếu không có vi sinh vật, các rác thải sẽ không được phân hủy và gây ra các hậu quả như ô nhiễm môi trường, gây tốn diện tích đất để chứa rác thải,...


I. Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật


1. Khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật

Câu 1: Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2: Hãy kể tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.

Lời giải:

Câu 1: 

Sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật thường có đặc điểm là an toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.

Câu 2: 

Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật:

- Trong y tế: Tạo ra các chất có hoạt tính sinh học cao như kháng sinh, enzyme,...

- Trong nông nghiệp: Tạo ra các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học giúp ức chế hoặc tiêu diệt các sinh vật gây hại, các chế phẩm phân vi sinh sử dụng cho cây trồng.

- Trong công nghiệp thực phẩm: các enzyme, các acid hữu cơ, các chất ức chế sinh trường do vi sinh vật tạo ra được sử dụng trong công nghiệp giấy, dệt nhuộm, giặt tẩy,...; trong sản xuất ethanol sinh học, công nghiệp hóa chất.

- Trong bảo vệ môi trường: Được ứng dụng trong xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, khí thải.

Luyện tập

Hãy liệt kê các sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Lời giải:

Các sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật được sử dụng trong đời sống hằng ngày

- Các chế phẩm sinh học trong bảo vệ sức khỏe con người như vaccine, kháng sinh,...

- Các chế phẩm sinh học trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu, phân bón.

- Nhiên liệu sinh học như xăng E95, khí biogas được sử dụng trong sinh hoạt.

- Các loại thực phẩm, đồ uống như rượu, bia, phomai, bánh mì,...


2. Thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật

a) Trong nông nghiệp

Câu hỏi trang 125 SGK Sinh học 10

Câu 3: Cho biết cơ sở khoa học của việc sản xuất phân bón vi sinh.

Câu 4: Kể tên một số loại phân bón vi sinh được sử dụng phổ biến hiện nay.

Lời giải:

Câu 3: 

Cơ sở khoa học của việc sản xuất phân bón vi sinh là khả năng phân giải các chất hữu cơ, vô cơ mà cây khó hấp thụ thành các chất vô cơ mà cây có thể hấp thụ được.

Câu 4: 

Một số loại phân bón vi sinh được sử dụng phổ biến hiện nay:

- Phân vi sinh cố định đạm (N)

- Phân vi sinh phân giải lân.

- Phân bón vi sinh phân giải silicat.

- Phân bón vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh.

- Phân bón vi sinh chứa chất giữ ẩm polysacarit.

- Phân vi sinh giúp phân giải hợp chất hữu cơ (cellulose)

b) Trong công nghiệp thực phẩm

Câu 5: Kể tên một số loại thực phẩm được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh vật.

Câu 6: Công nghệ vi sinh vật có vai trò như thế nào đối với ngành chăn nuôi?

Lời giải:

Câu 5: 

Một số loại thực phẩm được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh vật:

- Rượu, bia sử dụng các vi sinh vật như nấm men Saccharomyces cerevisiae, S. ellipsoideus,...; nấm mốc Aspergillus oryzae,...; vi khuẩn Clostridium, vi khuẩn lactic Thermobacterium cereale,...

- Bánh mì sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae.

- Phomat sử dụng nấm mốc Lactococcus lactisc.

Câu 6: 

Vai trò của công nghệ vi sinh vật đối với ngành chăn nuôi:

- Công nghệ vi sinh có vai trò trong tạo ra các loại thức ăn cho vật nuôi, các chế phẩm giúp tăng sức đề kháng và tăng năng suất cho vật nuôi, các sản phẩm xử lý rác thải trong chăn nuôi như mùi hôi, phân,...

c) Trong y học

Câu 7: Hãy kể tên một số loại kháng sinh. Cho biết nguồn gốc và tác dụng của loại thuốc kháng sinh đó.

Lời giải:

Soạn Sinh 10 bài 26 CTST: Công nghệ vi sinh vật

d) Trong xử lí ô nhiễm môi trường

Câu 8: Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật mà người ta có thể ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ.

Lời giải:

Khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật như như: cellulose, tinh bột, protein, lipid, pectin, chitin,... có trong môi trường là cơ sở để con người ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường.

Ví dụ:

+ Sử dụng vi khuẩn Clostridium thermocellum để phân huỷ rác hữu cơ.

+ Sử dụng chế phẩm EM (gồm hỗn hợp các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus subtilis, vi khuẩn Bacillus mesentericus, vi khuẩn Bacillus megaterium, xạ khuẩn và nấm men) để xử lí các bãi rác chôn lấp bằng phương pháp kị khí,..

+ Chế phẩm Bio-EM chứa các vi sinh vật Bacillus sp., Lactobacillus sp., Streptomyces sp., Saccharomyces sp., Aspergillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp.,... giúp phân hủy các chất hữu cơ  trong môi trường nước.


II. Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật

Câu hỏi trang 126 SGK Sinh học 10

Câu 9: Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành nghề khác?

Câu 10: Hãy kể tên một số ngành nghề có liên quan đến công nghệ vi sinh vật. Xác định vị trí và cơ quan làm việc của các ngành nghề đó.

Lời giải:

Câu 9: 

Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật sẽ dẫn đến sự phát triển của nhiều ngành nghề có liên quan và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới trong tương lai.

Câu 10: 

Kỹ thuật viên. Vị trí: kĩ thuật viện phân tích vi sinh vật gây bệnh. Cơ quan tại phòng phân tích vi sinh vật của các Cơ sở y tế

Kĩ sư. Vị trí kỹ sư thực phẩm tại các công ti thực phẩm

Nghiên cứu viên. Vị trí: Nghiên cứu viên công nghệ sinh học ở viện nghiên cứu, trường đại học có phòng nghiên cứu.

Chuyên viên, chuyên gia hoạch định chính sách. Vị trí: Chuyên gia hoạch định chính sách môi trường tại sở tài nguyên và môi trường.

Luyện tập

Hãy lựa chọn một ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật mà em quan tâm và cho biết em cần chuẩn bị kiến thức, kĩ năng gì để làm tốt công việc của ngành nghề đó

Lời giải:

Em có thể chọn một trong các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và tìm hiểu về các vị trí việc làm của nghề, các kĩ năng và kiến thức cần có của ngành nghề đó.

Ví dụ: Ngành kĩ sư – Vị trí việc làm: Kĩ sư thực phẩm.

Các kiến thức cần có: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, hóa học, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng,…

Các kĩ năng cần có: Phân tích, tổng hợp, thu thập mẫu,...


III. Triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai

Câu hỏi trang 127 SGK Sinh học 10

Câu 11: Hãy nêu một số triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai.

Lời giải:

Câu 11: 

- Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell) để làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải bằng cách dựa vào dòng điện.

- Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor (là sự kết hợp giữa vật liệu sinh học bioreactor và máy sục khí nano) để xử lí nước thải bằng cách thúc đẩy quá trình tự làm sạch của môi trường thông qua việc phát huy tối đa khả năng phân giải các chất bẩn, độc hại của các vi sinh vật sẵn có trong môi trường.

- Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng, chỉnh sửa gene, phân lập gene.

- Sử dụng công nghệ chuyển gene để sản xuất các chế phẩm sinh học, nhờ vào khả năng sinh trưởng nhanh, chuyển hoá mạnh của vi sinh vật.

- Bảo quản giống vi sinh vật bằng công nghệ làm lạnh sâu.

- Lên men quy mô lớn, thu hồi sản phẩm bằng cách tăng tính đồng bộ hoá, ứng dụng công nghệ 4.0 trong kiểm soát, điều khiển quá trình lên men, tự động hoá trong các khâu.

- Thu hồi và tạo sản phẩm bằng công nghệ lọc tiếp tuyến; li tâm liên tục, siêu li tâm, công nghệ sấy phun, công nghệ tạo vi nang,.

- Sử dụng công nghệ vi sinh vật Microbiome (hệ vi sinh vật sống trên cơ thể con người) trong sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da.

Luyện tập

Hãy để xuất một ý tưởng ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong tương lai có thể đem lại hiệu quả cao và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Lời giải:

Em có thể đề xuất một ý tưởng về ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong tương lai dựa theo các triển vọng của công nghệ vi sinh vật.

Ví dụ: vi khuẩn chứa gen có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư; chế phẩm vi sinh vật có khả năng xử lý rác thải nhựa,...

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 124, 125, 126, 127, 128, 129 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

icon-date
Xuất bản : 25/09/2022 - Cập nhật : 25/09/2022