logo

[Sách mới] Soạn Sinh 10 bài 15 CTST: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 72, 73, 74, 75 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trang 72, 73, 74, 75 Sinh 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Lý thuyết Sinh 10 Bài 15 ngắn nhất Chân trời sáng tạo: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng


Yêu cầu cần đạt

- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng. 

- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào thực vật. 

- Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn. 

- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh họa (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,...)

Câu hỏi trang 72 SGK Sinh học 10

Mở đầu

Hiện nay, một trong những biện pháp góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính hiệu quả là bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm hàm lượng CO, trong khí quyển. Biện pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở nào?

Lời giải: 

Thực vật có khả năng sử dụng CO2 để tổng hợp glucose, đây là cơ sở của biện pháp bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh nhằm giảm hàm lượng CO, trong khí quyển.


I. Khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào

Câu hỏi trang 72 SGK Sinh học 10

Câu 1: Cho một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia, loại liên kết và sản phẩm được hình thành).

Câu 2: Tại sao nói quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng?

Lời giải:  

Câu 1: 

Tổng hợp protein có nguyên liệu là amino acid, loại liên kết: peptit, sản phẩm: protein

Câu 2: 

Nói quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng vì trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Như vậy, năng lượng có trong liên kết hoá học của các chất phản ứng được tích lũy trong liên kết hóa học của sản phẩm.

Luyện tập

Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin (một loại hormone điều hoà hàm lượng đường trong máu) của tuyến tụy bị ức chế sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Lời giải:  

Những người bị ức chế quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy sẽ không có khả năng chuyển hóa đường thành glycogen khi lượng đường trong máu tăng, do đó những người này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.


II. Quang hợp


1. Khái niệm quang hợp

Câu hỏi trang 73 SGK Sinh học 10

Câu 3: Từ phương trình tổng quát, hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp là gì?

Lời giải:  

Nguyên liệu của quang hợp: CO2, H2O

Sản phẩm của quang hợp: C6H12O6, O2


2. Cơ chế quang hợp:

Câu 4: Dựa vào Hình 15.2, hãy phân biệt pha sáng và pha tối về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành.

Soạn Sinh 10 bài 15 CTST: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Câu 5: Trong pha sáng, quang năng đã được chuyển hoá thành hoá năng như thế nào?

Câu 6: Quan sát Hình 15.3, hãy cho biết chu trình Calvin gồm mấy giai đoạn. Đó là những giai đoạn nào? Mô tả diễn biến trong mỗi giai đoạn đó.

Soạn Sinh 10 bài 15 CTST: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Lời giải:  

Câu 4:

Pha sáng

- Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

- Pha sáng diễn ra ở tilacoit

- Nguyên liệu: năng lượng ánh sáng mặt trời và oxi được giải phóng qua quang phân li nước

- Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH và O2.

Pha tối

- Pha tối cố định CO2 diễn ra ở chất nền (stroma) của lục lạp.

- Nguyên liệu: CO2 và sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH

- Sản phẩm: cacbohidrat

Câu 5: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các sắc tố năng lượng và được chuyển cho trung tâm phản ứng. Trung tâm phản ứng tiếp nhận năng lượng và trở thành dạng kích động và truyền electron cho các chất trong chuỗi truyền electron để tổng hợp ATP và NADPH

Câu 6: Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cố định CO2

Trong giai đoạn này RuBP (ribulose bisphosphate)được chuyển hóa thành APG (Phosphoglyceric acid) và có sự tham gia của CO2 đồng thời ATP được chuyển hóa thành ADP và NADPH bị chuyển thành NADP+

Giai đoạn 2: Khử

APG bị khử thành AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) và tạo ra glucose, glucose liên kết với các phân tử đường khác để tạo thành các polysaccharide như tinh bột, saccharose.

Giai đoạn 3: Tái tạo chất nhận

Giai đoạn này có sự tham gia của ATP, năng lượng từ ATP chuyển hóa AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) thành RuBP (ribulose bisphosphate) để tiếp tục tổng hợp các polysaccharide mới.


3. Vai trò của quang hợp

Câu hỏi trang 74 SGK Sinh học 10

Câu 7: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh giới của quang hợp.

Lời giải:  

Soạn Sinh 10 bài 15 CTST: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Luyện tập: Nếu không có ánh sáng thì pha tối có diễn ra được không? Tại sao?

Lời giải:  


Nếu không có ánh sáng, pha sáng sẽ không được diễn ra, nên sẽ không cung cấp được các nguyên liệu cho pha tối. Vậy nếu không có ánh sáng, pha tối sẽ không diễn ra.


III. Hóa tổng hợp và quang tổng hợp ở vi khuẩn


1. Vai trò của quá trình hóa tổng hợp ở vi khuẩn:

Câu 8: Hãy cho biết các vai trò sau đây là của nhóm vi khuẩn nào.

a) Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên (chu trình nitrogen).

b) Cung cấp nguồn nitrogen cho thực vật.

c) Góp phần làm sạch môi trường nước.

d) Tạo ra các mỏ quặng.

Lời giải:  

Các nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp chủ yếu gồm:

- Nhóm vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh: gồm các vi khuẩn có khả năng oxi hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh (H2S, S) thành sulfuric acid (H2SO4), một phần năng lượng từ quá trình đó được dùng để tổng hợp chất hữu cơ.

- Nhóm vi khuẩn oxi hoá nitrogen: gồm các vi khuẩn nitrit hóa (oxi hóa NH3 thành HNO3) và nitrate hoá (oxi hóa HNO2 thành HNO3). Chúng sử dụng 6 – 7% năng lượng để tổng hợp glucose từ CO2.

- Nhóm vi khuẩn oxi hoá sắt: gồm các nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ quá trình oxi hoá sắt hoá trị hai (FeCO3) thành sắt hoá trị ba (Fe(OH)3).


2. Vai trò của quá trình quang khử ở vi khuẩn

Câu hỏi trang 75 SGK Sinh học 10

Câu 9: Sự khác nhau giữa quang tổng hợp có giải phóng O2 và không giải phóng O2 là gì?

Câu 10: Vai trò của quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn có giống với ở thực vật không? Giải thích.

Câu 11: Quá trình quang khử ở vi khuẩn có góp phần làm sạch môi trường nước không? Giải thích.

Lời giải:  

Câu 9: Quang hợp có sự tham gia của H2O làm chất cho electron và có giải phóng khí O2, trong khi quang khử không sử dụng H2O mà sử dụng H2S hoặc H2 để làm chất cho electron.

Câu 10: Quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn có vai trò giống với ở thực vật vì cả hai quá trình đều có vai trò cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật dị dưỡng, góp phần điều hoà khí quyển và làm giảm ô nhiễm môi trường, cung cấp các nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất của con người.

Câu 11: Quá trình quang khử ở vi khuẩn giúp góp phần làm sạch môi trường nước vì trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất gây ô nhiễm như H2S, sử dụng vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía có thể giúp loại bỏ chất này ra khỏi nguồn nước.

Luyện tập

Hoạt động của vi khuẩn oxi hoá nitrogen có ý nghĩa gì với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Lời giải:  

Các vi khuẩn oxi hóa nitrogen có khả năng biến đổi nitơ trong đất và không khí thành các dạng mà thực vật có thể hấp thu được. Vậy, hoạt động của vi khuẩn oxi hoá nitrogen cung cấp đạm cho các hoạt động trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Vận dụng

Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng: “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp".

Lời giải:  

- Các sinh vật có khả năng quang hợp tạo ra carbohydrate, các chất hữu cơ khác cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng, đóng vai trò là nguồn thức ăn.

- Các sinh vật có khả năng quang hợp hấp thụ CO2 và thải O2, duy trì ổn định nồng độ 2 khí này trong khí quyển, đảm bảo cho hoạt động sống (hô hấp) của sinh vật.

Như vật, quang hợp có vai trò cung cấp nguồn năng lượng và cung cấp khí O2 cho hoạt động hô hấp của các sinh vật trên Trái Đất. Do đó, tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp.


BÀI TẬP

Bài 1:  Khi nói về nguồn gốc của O2 được tạo ra từ quang hợp, có ý kiến cho rằng O2 có nguồn gốc từ CO2 trong khi ý kiến khác lại nói O2 có nguồn gốc từ H2O. Hãy để xuất một phương án để kiểm chứng ý kiến nào đúng trong hai ý kiến trên.

Bài 2: Trong trồng trọt, tại sao người ta thường trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng?

Lời giải:  

Câu 1: Chúng ta có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng ý kiến đúng. Thí nghiệm này thực hiện với 2 mẫu vật thực vật: một mẫu thiếu khí CO2 (trồng trong hộp kín) và mẫu thiếu nước (không tưới cây, đất khô) và kiểm tra xem mẫu vật nào sản sinh ra khí O2.

Câu 2: Trong trồng trọt, người ta thường trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng để có thể thu hoạch được tối đa sản phẩm từ thực vật vì nhu cầu ánh sáng ở hai loại cây này khác nhau, nên việc trồng xen canh sẽ giúp cả hai loài đều thực hiện được quang hợp.

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sinh 10 Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 25/09/2022