logo

Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 9. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Bài 16

- Học sinh hiểu biết sơ lược về một số nền nghệ thuật và một số công trình mĩ thuật Châu Á.     

- Củng cố thêm kiến thức cho học sinh về lịch sử và mối quan hệ, giao lưu văn hoá giữa các nước trong khu vực.

- Học sinh quan tâm tìm hiểu về mĩ thuật và văn hoá của các nước Châu Á.


Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 9 Bài 16

I. Vài nét khái quát về mĩ thuật của một số nước Châu Á.

Những vùng nào trên thế giới được coi là những cái nôi quan trọng của nền văn minh nhân loại?

(Ai Cập, Lưỡng Hà, Hi Lạp - La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ).

Mĩ thuật Ai cập, Hi Lạp - La Mã phát triển như thế nào?

(Phát triển rực rỡ, để lại cho kho tàng mĩ thuật nhiều kiệt tác có giá trị).

+ Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Á (trong đó có Việt Nam) cũng nằm trong khu vực được coi là những cái nôi của văn minh nhân loại.

+ Các nước Châu Á đóng góp cho nhân loại nhiều công trình mĩ thuật nổi tiếng.

1. Mĩ thuật Ấn Độ.

- Vị trí địa lý và nền văn minh cổ của Ấn Độ, quốc gia rộng lớn ở Nam Á, hình thành sớm nhất và có nền văn minh phát triển rực rỡ từ 3000 năm trước công nguyên.

- Là quốc gia có nhiều tôn giáo

- Mĩ thuật Ấn Độ trải qua 5 giai đoạn phát triển.

- Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ Ấn Độ liên quan mật thiết với nhau.

2. Mĩ thuật Trung Quốc.

- Vị trí địa lý và dân số: Trung Quốc là đấ nước rộng lớn và đông dân nhất thế giới, có nền văn hoá phát triển rất sớm.

- Ba luồng tư tưởng lớn là: Nho giáo, phật giáo và đạo giáo thể hiện khá rõ nét ở mĩ thuật. Mĩ thuật Trung Quốc là một kho tàng đồ sộ, đặc sắc về nhiều phương diện.

- Về kiến trúc: Trung Quốc có rất nhiều công trình  kiến trúc nổi tiếng trên khắp đất nước nổi bật là kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và lăng mộ.

- Hội hoạ Trung Quốc nổi tiếng bởi những bức tranh bích hoạ vẽ trên đá ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng).

3. Mĩ thuật Nhật Bản.

- Vị trí địa lý của Nhật Bản: Là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía đông lục địa Châu Á.

- Về kiến trúc có hai đặc điểm:

+ Kiến trúc nguyên thuỷ theo tinh thần Thần Đạo, thường nguyên sơ, ít gia công chạm trổ hoặc trau chuốt.

+ Vườn kết hợp với kiến trúc là một nét đặc sắc riêng trong phong cách kiến trúc của người Nhật

- Về đồ hoạ và hội hoạ:

+ Hội hoạ Nhật Bản phát triển gắn với đạo phật từ cuối thế kỷ VI.

+ Đồ hoạ Nhật Bản nổi tiếng với tranh khắc gỗ màu

4. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam Pu Chia.

a, Thạt luổng (Lào).

- Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng.

- Hội Thạt Luổng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.

b, Ăng - Co - Thom (Cam Pu Chia).

- Ăng - Co - Thom thuộc loại công trình kiến trúc "Đền núi" được cách điệu, xây dựng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng.


Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 16

Câu 1

Hãy nêu 1 số nét về nền mĩ thuật Ấn Độ, Trung Quốc và Tranh khắc gỗ Nhật Bản.

Trả lời:

- Mĩ thuật Ấn Độ: Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo, và chi phối nhiều nhất trong tư tưởng và văn hóa Ấn Độ là đạo Hindu (hay còn gọi là Ấn Độ giáo). Đó chính là nền tảng phát triển cho nền mỹ thuật Ấn Độ về mọi phương diện: kiến trúc, điêu khắc, hội họa...

+ Điêu khắc trang trí là bộ phận không thể thiếu được trong tổng thể kiến trúc.

+ Các tác phẩm công trình lớn:

  • Đền thờ Thần Mặt Trời

  • Thần Shiva

  • Cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li Pu-ram (xây dựng năm 630 đến năm 715)

  • Đền Ven Biển (xây dựng bằng đá)

- Mĩ thuật Trung Quốc: ảnh hưởng 3 luồn tư tưởng lớn là Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

+ Kiến trúc khác với phương Tây Trung Quốc chú trọng đến chiều rộng hơn chiều cao của công trình.

+ Công trình kiến trúc nổi tiếng:

  • Vạn Lí Trường Thành ( xây dựng tử tk III trước Công nguyên)

  • Cố Cung

  • Thiên An Môn

  • Di Hòa Viên

+ Hội họa:

♦ Các bức bích họa tuyệt đẹp vẽ trên vách đá: Tiêu biểu khu chùa hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng Tổng cộng ở đây có hơn 490 hang, 45 000 m2 tranh vách đá trong hang, hơn 3 nghìn pho tượng màu toàn thân và 5 công trình kiến trúc động thời Đường Tống. Hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh thêu và nhiều tác phẩm thư pháp.

♦ Tranh thủy mặc: có lối vẽ công bút và lối vẽ nhanh, phóng khoáng, gây được mỹ cảm và ý nghĩa sâu sắc.

Thế kỉ XX, danh họa Tề Bạch Thạch(1863-1057)được UNESCO công nhận là " danh nhân văn hóa tế giới" với lối vẽ công bút tuyệt đỉnh.

- Tranh khắc gỗ Nhật Bản: phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi kỹ thuật này lan truyền vào từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ tại Nhật Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đầu tiên, các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa. Các tác phẩm này có chức năng giống như các tờ in khắc gỗ rời tại châu Âu của thế kỷ 15.

+ Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các đề tài khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ điển. Đầu tiên chỉ có một màu, khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18.

+ Bản in khắc gỗ màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, nghệ nhân cắt gỗ và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm khắc gỗ, đòi hỏi phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của các vũ nữ Nhật (geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô vật sumo.

+ Họa sĩ tiêu biểu : Hi-rô-si-ghê, U-ta-ma-rô, Hô-ku-sai...

Câu 2

Sưu tầm 1 số tranh ảnh liên quan đến nội dung này.

Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á

Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á (ảnh 2)

Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á (ảnh 3)

Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á (ảnh 4)

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 16: TTMT - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trong SGK Mĩ thuật lớp 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác