logo

Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 14: TTMT - Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 14: TTMT - Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Bài 14

- Học sinh được củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc.


Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 7 Bài 14

I/ Vài nét về bối cảnh xã hội.

- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- Năm 1930 Đảng công sản Việt Nam thành lập.

- Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước công – nông ra đời.

- Các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến và đã có mắt trên mọi chiến lũy với tư các là người chiến sĩ – nghệ sĩ cách mạng.

II/ Một số hoạt động mĩ thuật.

* Giai đoạn 1 (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930)

- Đặc điểm:

+ Chịu ảnh hưởng của mĩ thuật Trung Hoa và Pháp.

+ Hội họa chưa có gì đáng kể.

- thành tưu mĩ thuật:

+ 1901 thành lập trường mĩ 

nghệ thủ dầu một.

+ 1913 trường mĩ nghệ trang trí và đồ họa Gia Định.

+ 1925 Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.

* Giai đoạn 2 (từ năm 1930 đến năm 1945)

- Đặc điểm:

+ Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.

+ Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.

- thành tưu mĩ thuật:

+ 1943 Thiếu nữ bên hoa huệ; 1944 Hai thiếu nữ và em bé...

* Giai đoạn 3 (từ năm 1945 đến năm 1954)

- Đặc điểm:

+ Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.

+ Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.

- thành tưu mĩ thuật:

+ 1952 thành lập trường mĩ thuật kháng chiến.

+ Tác phẩm: cuộc họp, trận tầm vu...


Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 7 Bài 14

Câu 1

Nêu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

Trả lời

- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

- Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

- Năm 1945 cách mạng tháng tám thành công, nhà nước công - nông ra đời.

 Các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến và đã có mắt trên mọi chiến lũy với tư các là người chiến sĩ – nghệ sĩ cách mạng.

Câu 2

Nêu một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam trong thời kì này.

Trả lời

* Giai đoạn 1 (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930):

-  Giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp. Hội họa chưa có gì đáng kể ngoài vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến

- 1901 : xây dựng trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một.

- 1913 : trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định.

- 1925 : trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.

* Giai đoạn 2 (từ năm 1930 đến năm 1945):

- Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.

- Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.

- Tác phẩm tiêu biểu: (1943) Thiếu nữ bên hoa huệ; (1944) Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân; (1943) Em Thúy của Trần Văn Cẩn ...

* Giai đoạn 3 (từ năm 1945 đến năm 1954):

- Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.

- Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.

- 1952 thành lập trường Mĩ thuật kháng chiến.

- Tác phẩm tiêu biểu: Trận tầm vu của Nguyễn Hiêm, Bác Hồ với các em thiếu nhi của Diệp Minh Châu…

Câu 3

Kể tên một số tác giả, tác phẩm được nêu trong bài.

Trả lời

- Chân dung cụ Tú Mền – Hs Lê Văn Miến ( sơn dầu )

- Cuộc họp - Hs Nguyễn Đỗ Cung ( màu bột )

- Con trâu quả thực – Hs Tô Ngọc Vân ( kí họa màu nước )

- Trận Tầm Vu – Hs Nguyễn Hiêm (màu bột )

- Em thúy – Hs Trần Văn Cẩn ( sơn dầu)

- Đi chợ về - Hs Nguyễn Phan Chánh ( tranh lụa )…

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 14: TTMT - Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trong SGK Mĩ thuật lớp 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021