logo

[Sách mới] Soạn KTPL 10 Bài 16 Cánh diều: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 98, 99, 100, 101, 102, 103 bám sát nội dung bộ sách mới Cánh diều. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trang 98, 99, 100, 101, 102, 103 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 ngắn nhất Cánh Diều


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 98 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các quyền, nghĩa vụ cơ bản của bản thân và xác định đâu là quyền con người, đâu là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Lời giải

Bản thân em có các quyền, nghĩa vụ cơ bản như:

* Quyền con người:

  - Quyền được sống.

  - Quyền tự do ngôn luận.

  - Quyền bất khả xâm phạm.

  - Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

* Quyền công dân:

  - Quyền tự do đi lại, cư trú.

  - Quyền và nghĩa vụ học tập.


Khám phá


1. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị

Trả lời câu hỏi trang 98, 99 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. H và M là học sinh ở các tỉnh khác nhau, nhưng đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Trường hợp 2. Phát hiện gia đình bà A kinh doanh thực phẩm bản không rõ nguồn gốc, anh T đã tố cáo hành vi của gia đình bà A với cơ quan chức năng.

Trường hợp 3Thực hiện chủ trương của xã, anh Y (đủ 18 tuổi) đã hăng hái tham gia bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân xã mình.

a) Em hãy cho biết, các chủ thể trong mỗi trường hợp trên đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ nào của mình?

b) Theo em, các quyền và nghĩa vụ đó thuộc lĩnh vực nào và được quy định trong Hiến pháp hay trong luật?

Lời giải

a) Các chủ thể trong mỗi trường hợp trên đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ:

 - Ở trường hợp 1: Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

 - Ở trường hợp 2: Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 - Ở trường hợp 3: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đông nhân dân.

b) Các quyền và nghĩa vụ đó thuộc lĩnh vực chính trị. Được quy định trong Hiến pháp năm 2013.


2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự

Trả lời câu hỏi trang 99 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp. Anh T và chị H kết hôn với nhau đã được ba năm. Trước đây, do yêu cầu công việc nên mỗi người ở một tỉnh. Sau khi kết hôn được ba tháng, anh T chuyển đến công tác ở tỉnh nơi chị H đang sinh sống và được các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho anh hoàn thành các thủ tục cần thiết theo quy định.

Tình huống 1. Do mâu thuẫn cá nhân với nhau, K đã lên mạng xã hội viết bài nói xấu M với những lời lẽ miệt thị, xúc phạm khiến M vô cùng tức giận.

Tình huống 2. Đến nhà N chơi, thấy điện thoại của N để trên bàn và có báo tin nhắn gửi đến, Q liền tự ý mở máy ra xem.

a) Ở trường hợp bên, anh T đã thực hiện quyền nào của mình?

b) Ở tình huống 1 và 2, K và Q đã xâm phạm đến quyền nào của của M và N?

c) Theo em, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các tình huống trên được quy định ở đâu?

Lời giải

a) Ở trường hợp bên, anh T đã thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú.

b) Ở tình huống 1 và 2:

+ K đã xâm phạm đến “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” của của M.

+ Q đã xâm phạm đến “Quyền bí mật thư tín, điện thọai, điện tín” của của N.

c) Theo em, trong các tình huống trên, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở Hiến pháp 2013.


3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội

Trả lời câu hỏi trang 100 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. H băn khoăn, nếu mình kinh doanh bánh ngọt tự làm theo đúng quy định về an toàn thực phẩm thì pháp luật có cấm không? Thu nhập của H từ việc bán bánh ngọt có được pháp luật bảo vệ không?

Trường hợp 1. Trong quá trình tham gia chống dịch, bạn B đã bị nhiễm COVID-19. B được các bác sĩ chữa trị và chăm sóc kịp thời nên đã nhanh chóng khỏi bệnh và tiếp tục hoạt động tình nguyện.

Trường lợp 2. Do mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng không giải quyết được, chị D đã quyết định li hôn với anh Q theo đúng quy định của pháp luật.

a) Em hãy cùng các bạn thảo luận và giải quyết thắc mắc của H.

b) Theo em, trong các trường hợp trên, bạn B đã được hưởng quyền gì và chị D đã thực hiện quyền nào của mình?

c) Các quyền của H, bạn B và chị D được quy định ở đâu và thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?

Lời giải

a) Việc kinh doanh của H sẽ không bị cấm và thu nhập của H từ việc bán bánh ngọt cũng sẽ được pháp luật bảo vệ.

Giải thích: Mỗi người đều có Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

b) Trong các trường hợp trên:

- Bạn B đã được hưởng Quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

- Chị D đã thực hiện Quyền kết hôn và li hôn.

c) Các quyền của H, bạn B và chị D được quy định ở Hiến pháp 2013 và thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống.


4. Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân

Trả lời câu hỏi trang 101 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

  Khi nhận được tin mình có tên trong danh sách trúng tuyên nghĩa vụ đợt này, T rất vui mừng, thông báo ngay với bố mẹ và bạn bè. Ủng hộ con, bố T nói: “Con trai bố đã lớn rồi, theo bố, con nên tìm hiểu thật kĩ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia nghĩa vụ quân sự”. Chỉ có mẹ, vì lo lắng và muốn con học tiếp đại học nên có vẻ không vui mừng khi nhận được thông báo của T. Thậm chí, bả còn muốn đến Uỷ ban nhân dân xã để xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đợt này cho T. T nói với mẹ: “Mẹ yên tâm, con học cả đời mà và con rất muốn thực hiện nghĩa vụ công dân của mình đối với đất nước. Hơn nữa, tham gia nghĩa vụ quân sự, con còn được rèn luyện, trải nghiệm và trưởng thành hơn”. Thấy T quyết tâm nên mẹ đã nói: “Con cố gắng nhé, mẹ rất tin tưởng ở con”.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của T.

b) Theo em, mỗi người cần phải làm gì để thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Lời giải

a) Nhận xét suy nghĩ và hành động của T: 

+ T đã thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định, hoàn thành tốt nghĩa vụ của một công dân.

+ Bên cạnh đó, T còn tự nguyện thực hiện, cho thấy T là người rất tốt trọng và tự hào về đất nước.

b) Để thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, mỗi người cần:

+ Để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cần tích cực tìm hiểu Hiến pháp. 

+ Thực hiện tốt các quyền và nghĩa cụ cơ bản của công dân.

+ Không chỉ tôn trọng quyền của mình mà công dân còn cần tôn trọng các quyền của người khác, tuyên truyền, đấu tranh với những hành vi vi phạm Hiền pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 102 Kinh tế pháp luật 10:

Câu 1. Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây là thể hiện công dân tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội? Vì sao?

A. Bạn P nộp hồ sơ và được trúng tuyển vào công ty A làm việc.

B. Ông V được pháp luật bảo hộ khi bị người khác xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ.

C. Bạn M tích cực học tập khi được Nhà nước hỗ trợ và cộng điểm vào đại học, vì là học sinh vùng cao.

D. Chị Q tham gia đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

E. Anh D viết đơn tố cáo ông H cán bộ xã về hành vị chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

G. Anh N nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được cơ quan thuế nhắc nhỡ.

Câu 2. Em hãy cho biết hành vi nào sau đây vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự? Vì sao?

A. Anh A vào nhà của bà H mà không được sự đồng ý.

B. Anh Ð và chị N đi đăng kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã trước khi làm đám cưới.

C. Ông Q chủ tịch xã đã tôn trọng ý kiến phát biểu của mọi người trong cuộc hợp dân.

D. Bạn T đã trả lại bức thư mình nhặt được cho bạn K.

E. Công ty X tự ý chấm dứt hợp đồng lao động với chị D khi chị đang nghỉ chế độ thai sản.

Lời giải

Câu 1. Việc làm thể hiện công dân tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội:

A. Bạn P nộp hồ sơ và được trúng tuyển vào công ty A làm việc.

=> Đây là quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

C. Bạn M tích cực học tập khi được Nhà nước hỗ trợ và cộng điểm vào đại học, vì là học sinh vùng cao.

=> Đây là quyền và nghĩa vụ học tập.

G. Anh N nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được cơ quan thuế nhắc nhỡ.

=> Đây là nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 2. Hành vi vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự là:

A. Anh A vào nhà của bà H mà không được sự đồng ý.

* Giải thích: Anh A vi phạm “Quyền bất khả xâm phạm vẻ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín” của bà H.

Trả lời câu hỏi trang 102 Kinh tế pháp luật 10:

Câu 3. Em hãy kể tên các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân mà em đang thực hiện ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội và nêu cách khắc phục với những quyền và nghĩa vụ mà em thực hiện chưa đúng theo gợi ý sau:

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Cánh diều

Câu 4. Em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau đây để bảo vệ quyền của bản thân phù hợp với pháp luật:

a. Bạn T đe doạ chặn đường đánh em.

b. Bố mẹ xem nhật kí mà không có sự đồng ý của em.

c. Ông C ngăn cản em tố cáo hành vi đổ rác ra sông.

Lời giải

Câu 3.

STT

Quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự

Quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội

Đánh giá

Cách khắc phục

Đúng

Chưa đúng

1

Khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

=> Khi thấy bạn H có hành vi xúc phạm nhà nước trên mảng xã hội, em đã không dám đứng lên để báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

   

 

X

Khi gặp trường hợp đó, em sẽ báo ngày với cơ quan chức năng để giải quyết.

2

  Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. => Khi đến nhà bạn chơi, thấy điện thoại bạn có tin nhắn đến em đã kêu bạn xem chứ không tự ý xem tin nhắn của bạn.  

X

 

 

3

   

Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. => Có lần em đã vô tình xả rác ở trên đường đi học về.

 

 X

Để rác đúng nơi quy định.

 Câu 4. 

a. Bạn T đe doạ chặn đường đánh em.

* Cách giải quyết: Em sẽ la lên gọi mọi người giúp đỡ, sau đó về báo với người lớn để giải quyết. Bạn T đã xâm phạm “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” của em.

b. Bố mẹ xem nhật kí mà không có sự đồng ý của em.

* Cách giải quyết:  Đây là hành động vi phạm “Quyên bất khả xâm phạm vẻ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín” của con do đó em sẽ nói với bố mẹ rằng đây là sự riêng tư của con, bố mẹ không nên làm thế.

c. Ông C ngăn cản em tố cáo hành vi đổ rác ra sông.

* Cách giải quyết:  Em sẽ báo với cơ quan chức năng để giải quyết vì đây là hành động vi phạm “Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

Trả lời câu hỏi trang 103 Kinh tế pháp luật 10:

Câu 5. Trên cơ sở quy định của pháp luật, anh A (24 tuổi) đã mở một cửa hàng kinh doanh đồ dùng học tập. Anh A thuê người làm để tiếp tục đi học thêm văn bằng hai về ngành Công tác xã hội. Anh mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ mở một văn phòng tư vấn trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Theo em, anh A đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân nào của mình? Những quyền và nghĩa vụ đó có được pháp luật bảo vệ không?

Câu 6. Trước tình hình đại dịch COVID-19, anh V đã tiến hành đăng kí kinh doanh khẩu trang. Tuy nhiên, để thu được nhiêu lợi nhuận, anh V đã nhập khẩu trang không rõ nguồn gốc và bán với giá cao cho nhân dân trong khu dân cư.

a) Em hãy nhận xét hành vi của anh V.

b) Theo em, hành vi của anh V đã xâm phạm tới quyền nào của con người theo quy định của Hiến pháp?

Câu 7. Trước khi qua đời, ông, Y có để lại một bản di chúc chia tài sản cho các con. P là con út trong gia đình và đang là học sinh trung học phổ thông, P băn khoăn, không biết mình có được thừa kế tài sản không?

Em hãy thảo luận với các bạn để giải quyết các tình huống trên.

Lời giải

Câu 5. Anh A đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân:

 - Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

 - Quyền và nghĩa vụ học tập.

 - Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

 - Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

=> Những quyền và nghĩa vụ trên đã được pháp luật bảo vệ.

Câu 6.

a) Hành vi của anh V là vi phạm pháp luật.

b) Hành vi của anh V đã xâm phạm tới quyền:

+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm do anh V kinh doanh không hợp pháp.

+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người khác do hành động trên ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sử dụng khẩu trang dỏm.

Câu 7.

Bạn P sẽ được được thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật. 

* Giải thích: trong Hiến pháp 2013 đã quy định về “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 103 Kinh tế pháp luật 10:

Câu 1. Em hãy cùng các bạn tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” theo các gợi ý sau:

- Lập kế hoạch (xác định thời gian, địa điểm tổ chức, trang trí, chương trình, nội dung chương trình,...).

- Xây dựng nội dung toạ đàm (xây dựng bộ câu hỏi, lựa chọn trò chơi, viết bài phát biểu....).

- Tổ chức toạ đàm theo kế hoạch.

Câu 2. Vẽ sơ đồ tư duy về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo nội dung của Hiến pháp năm 2013 và chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh.

Lời giải

Câu 1. Các em tự lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức, trang trí, chương trình,…

* Gợi ý tham khảo: 

Toạ đàm “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”

A. Mở đầu:

  - Giới thiệu khách mời.

  - Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Nội dung chính:

  - Phổ biến các quyền có trong Hiến pháp 2013.

  - Nội dung từng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

  - Vận động học sinh, sinh viên thực hiện đúng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định.

  - Trò chơi teambuilding.

C. Kết thúc:

  - Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.

  - Kết luận buổi tọa đàm.

Câu 2. Sơ đồ tư duy về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Cánh diều

* Nội dung các quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 2013:

- Quyền con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm:

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Quyền bầu cử và quyên ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vì cơ sở, địa phương và cả nước.

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

+ Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

+ Quyền bình đằng nam nữ.

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ và tham gia xây dựng nên quốc phòng toàn dân.

+ Tuân theo Hiến pháp, pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.

- Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự bao gồm:

+ Quyền sống.

+ Quyền bất khả xâm phạm vẻ thân thể, được pháp luật bảo hộ vẻ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

+ Quyền bất khả xâm phạm vẻ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền tự do đi lại và cư trú.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

+ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

+ Quyền kết hôn và li hôn.

- Hiến pháp 201 3 quy định quyền con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hoá và xã hội bao gồm:

+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

+ Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

+ Quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

+ Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều.

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 29/09/2022