logo

Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 14 ngắn nhất Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến Pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới đầy đủ nhất dành cho bạn đọc tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới.

Bài 14: Giới thiệu về Hiến Pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 88, 89, 90, 91, 92 SGK Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 88 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Em hãy nêu một khẩu hiệu về hiến pháp mà em biết và chia sẻ ý nghĩa của khẩu hiệu đó.

Trả lời:

 “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

=> Ý nghĩa khẩu hiệu trên là muốn cho cả đất nước có cuộn sống ấm no, giàu có, mà dân có giàu thì nước mới mạnh. Một xã hội phát triển thì phải do dân làm chủ, tất cả người dân phải được đối xử công bằng thì xã hội mới văn minh được.


Khám phá


1. Khái niệm và vị trí của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 89 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành hiến pháp?

Lời giải:

-  Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp vì đây là luật cơ bản nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định các vấn đề như: chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 2. Theo em hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nào?

Lời giải:

Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp năm 2013.

Câu 3. Vì sao khi ban hành luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của hiến pháp năm 2013?

Lời giải:

Khi ban hành luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của hiến pháp năm 2013 vì Hiến pháp năm 2013 quy định về trẻ em như sau: “ trẻ em được nhà nước, và gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Khoản 1 Điều 37 ).


2.  Đặc điểm của hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 90 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Những chi tiết nào trong các thông tin trên cho thấy hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14 | Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14 ngắn nhất – Kết nối tri thức

Lời giải:

- Những chi tiết trong các thông tin trên cho thấy Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

+ Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

+ Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hoa để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu 2. Theo em, vì sao nói hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định? Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?

Lời giải:

- Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chỉnh thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.

- Hiến pháp được bổ sung, thay đổi vào năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980, hiến pháp năm 1992.

Trả lời câu hỏi trang 91 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Dựa vào sơ đồ và thông tin trên, em hãy cho biết quy trình làm, sửa đổi hiến pháp Việt Nam có gì đặc biệt?

Trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14 | Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14 ngắn nhất – Kết nối tri thức (ảnh 2)

Lời giải:

Quy trình làm, sửa đổi hiến pháp Việt Nam đặc biệt là phải trải qua 8 bước và 5 quy định mới có thể làm và sửa đổi


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 92 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. VÌ sao?

a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.

b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bỏ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đắt nước.

c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.

d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.

Lời giải:

a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.

=> Đúng

b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.

=> Đúng 

c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.

=> Đúng . Vì Sự đồng nhất quy trình sửa đổi Hiến pháp và quy trình sửa đổi luật có nghĩa là Quốc hội có quyền tối cao trong việc sửa đổi Hiến pháp. Nhân dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết tán thành hay không đồng ý đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một hình thức tốt nhưng không mang tính chất pháp lý, bởi ý kiến của người dân không có giá trị bắt buộc. Các hình thức pháp lý để nhân dân bày tỏ ý chí đối với Hiến pháp sửa đổi như bầu cử lại Quốc hội, trưng cầu dân ý, hội nghị Hiến pháp chưa được áp dụng ở Việt Nam.

d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.

=>Đúng

Câu 2. Em hãy đọc các thông tin sau và cho biết Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ môi trường được cụ thể hoá từ những Điều nào trong Hiễn pháp năm 2013

a. Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ Sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản li nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

b. Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Lời giải:

a. Luật giáo dục năm 2019 được cụ thể hóa từ Điều 31và 61 của Hiến pháp năm 2013.

b. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được cụ thể hóa từ Điều 43 và 63 của Hiến pháp năm 2013.

Câu 3. Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013

a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyển bất khả xâm phạm vẻ thân thẻ, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm: không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: " Nhà nước được tỏ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ”.

c. Căn cử Hiển pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.

d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có Sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhả nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Lời giải:

a. Bảo vệ quyền lợi của con người

b. Quy định việc thực hiện luật và hiến pháp nhà nước ban hành

c. Quyền và nghĩa vụ của lao động

d. Bổn phận thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 4. Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em.

Lời giải:

+ Trung thành với Tổ quốc

+ Bảo vệ Tổ quốc

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân

+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật

+ Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng

+ Nộp thuế.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 92 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hãy viết một bài luận về vai trò của Hiến pháp đối với cuộc sống con người và chia sẻ sản phẩm với các bạn.

Lời giải:

- Hiến pháp là công cụ pháp lý đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Lịch sử nhân loại đã cho thấy, ngay từ khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản làm thay đổi địa vị của người dân từ “thần dân” sang “công dân”, trở thành những người có quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giai cấp tư sản đã chú ý đến việc bảo vệ thành quả này. Theo đó, điều cần phải làm là ghi nhận những quyền này như một sự tuyên bố về nhân quyền và phải bảo vệ những quyền đó trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, kể cả từ phía nhà nước. Muốn đáp ứng được điều đó thì cần có một văn bản pháp lý có hiệu lực cao để ghi nhận các quyền con người với tư cách là thành quả của cuộc cách mạng tư sản. Cũng từ đây, hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận các quyền tự do của con người ra đời. Như vậy, ngay từ đầu, hiến pháp đã là văn bản quan trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Nhờ sự ghi nhận này mà quyền con người, quyền công dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo đảm. Có thể nói rằng, hiến pháp sinh ra là để mang sứ mệnh bảo đảm quyền con người. “Nếu như không có vấn đề phải bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không cần có một bản hiến pháp cho mỗi một quốc gia”.

- Ngày nay, các quốc gia đều ghi nhận quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp của nước mình. Chương về “quyền con người, quyền công dân” thường được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Có thể nói rằng quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản của một quốc gia là một sự đảm bảo pháp lý để các quyền đó được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.

- Trên một phương diện nào đó, có thể nói rằng hiến pháp chính là văn bản đảm bảo nhân quyền ở một quốc gia. Đảm bảo bằng cách ghi nhận những quyền đó. Sở dĩ nói như vậy là vì việc ghi nhận là điều rất quan trọng, là bước khởi đầu cho việc thực hiện các bước tiếp theo đó là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở một quốc gia. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp của một nước cũng là sự khẳng định và đảm bảo về mặt số lượng cũng như phạm vi các quyền mà các công dân cũng như cá nhân nước ngoài sống tại nước đó được hưởng thụ.

- Hiến pháp là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà nước để quyền con người, quyền công dân được thực thi. Việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp không chỉ là sự thừa nhận từ phía nhà nước về những quyền ấy mà còn là sự khẳng định trách nhiệm của nhà nước trong việc hiện thực hóa những quyền này. Điều đó có nghĩa rằng, khi một nhà nước ghi nhận các quyền cho công dân của mình và cho các cá nhân sống trong lãnh thổ quốc gia thì đồng thời cũng xác lập nghĩa vụ đảm bảo những quyền đó được thực thi.

-  Như vậy, quyền con người, quyền công dân luôn song hành với nghĩa vụ của nhà nước. Do vậy, có thể nói rằng, hiến pháp chính là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân của một quốc gia; đồng thời cũng là văn bản quy trách nhiệm của nhà nước đó trong việc phải tạo ra điều kiện vật chất cũng như cơ chế để hiện thực hóa những gì đã ghi nhận.

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội, trong đó và trước hết là những cơ quan, cán bộ nhà nước. Điều đó có nghĩa rằng, các cơ quan nhà nước phải nỗ lực trong việc tạo ra cơ chế (ban hành thể chế và thành lập các thiết chế) để các quyền con người, quyền công dân được thực thi. Nếu không tạo điều kiện và cơ chế để hiện thực hóa các quyền con người, quyền công dân ghi trong hiến pháp thì chính nhà nước cũng bị coi là không hoàn thành trách nhiệm và trong một chừng mực nhất định có thể bị coi là vi hiến. Do vậy, có thể nói rằng, trong trường hợp này hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bảo đảm bằng cách “bắt” nhà nước phải thực hiện chính những gì mà mình đã ghi nhận về quyền con người, quyền công dân trong nội dung của hiến pháp.

Câu 2. Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thống (khẩu hiệu, tranh vẽ,...) giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thuyết trình ý nghĩa của sản phẩm đó trước lớp.

Lời giải:

HS thực hành thiết kế

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến Pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022