logo

Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam trong bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới đầy đủ nhất dành cho bạn đọc tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới.

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 SGK Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 76 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “ Đối mặt”: Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.

Trả lời:

+ Bộ Luật dân sự

+ Bộ luật Tố tụng dân sự

+ Bộ luật Hình sự

+ Bộ luật Tố tụng Hình sự

+ Bộ luật hàng hải

+ Bộ luật Lao động

+ Bộ luật Lao động Sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động

+ Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Bộ luật lao động 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.


Khám phá


1. Hệ thống pháp luật Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 76 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

Trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 | Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất – Kết nối tri thức

Lời giải:

- Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận: Ngành luật, chế định luật, quy phạm pháp luật.

Câu 2. Hình Thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện bằng: Văn bản luật, văn bản dưới luật.

Câu 3. Em hay nêu ví dụ minh hoạ cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Lời giải:

Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).


2. Văn bản pháp luật Việt Nam

a) Văn bản quy phạm pháp luật

Trả lời câu hỏi trang 78 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó.

Lời giải:

- Tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó:

+ Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết: do Quốc hội ban hành.

+ Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch: do Quốc hội ban hành.

Câu 2. Nêu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản.

Lời giải:

Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

b) Văn bản áp dụng pháp luật:

Trả lời câu hỏi trang 80 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản trên về thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản.

Lời giải:

- Điểm giống nhau là cả 2 đều là văn bản quy phạm pháp luật và đều có các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

- Điểm khác nhau là:

+ Văn bản thứ nhất là văn bản dưới luật : Quyết định, mục đích ban hành là xử phạt vi phạm hành chính công ty kinh doanh thực phẩm TH

+ Văn bản thứ hai là văn bản luật: Hiến pháp, mục đích ban hành luật áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. 

Câu 2. Hãy cho biết mối liên hệ của hai văn bản trên

Trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 | Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất – Kết nối tri thức (ảnh 2)
Trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 | Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất – Kết nối tri thức (ảnh 3)

Lời giải:

- Mối liên hệ giữa hai văn bản:

- Luật bảo vệ môi trường là văn bản pháp luật.

- Quyết định xử phạt hành chính… là văn bản áp dụng pháp luật.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 80 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Theo em, các nhận định về văn bản quy phạm pháp luật sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật.

b. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bàn quy phạm pháp luật.

c. Hương ước, Lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

d. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

e. Nghị quyết do Chinh phù ban hành không phải văn bản quy phạm pháp luật

Lời giải:

a. Đúng vì báo cáo nêu lên những việc làm nên và không nên đối với việc bảo vệ trẻ em.

b. Đúng vì quyết định xử phạt các hành vi quy phạm pháp luật

c. Sai. Vì lệ làng là những quy định được nêu ra cho mọi người cùng thực hiện để sinh hoạt xóm làng.

d. Đúng. Vì pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao

e. Đúng. Vì  Chúng được ban hành để giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Trả lời câu hỏi trang 81 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu  2. Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

a. Nghị quyết só 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẳm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hinh sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác vẻ chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chinh phủ quy định chỉ tiết một số điêu của Luật Giáo dục.

c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngảy 04 - 9 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đảo tạo - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Truyền hình Việt Nam vẻ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử li các vi phạm pháp luật vẻ trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

Lời giải:

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẳm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hinh sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác vẻ chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chinh phủ quy định chỉ tiết một số điêu của Luật Giáo dục.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

Câu 3. Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do.

Trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 | Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất – Kết nối tri thức (ảnh 4)

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ

b. Luật Xử li vi phạm hành chính

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

d. Nghị định của Chính phủ

e. Bản án, quyết định xét xử của Toà án

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lời giải:

Văn bản quy phạm

pháp luật

Văn bản áp dụng

pháp luật

Giải thích lí do

 

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ.

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch UBND huyện.

e. Bản ản, quyết định xét xử của Toà án

Đối tượng áp dụng được xác định cụ thể và được áp dụng 1 lần

b. Luật xử lí vi phạm hành chính.

 

 

Đây là văn bản luật do Quốc hội ban hành; hình thức theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có phạm vi áp dụng rộng rãi, thời gian áp dụng lâu dài, nhiều lần.

d. Nghị định của Chính phủ.

 

Đây là văn bản luật do Chính phủ ban hành; hình thức theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có phạm vi áp dụng rộng rãi, thời gian áp dụng lâu dài, nhiều lần.

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

Đây là văn bản luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; hình thức theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có phạm vi áp dụng rộng rãi, thời gian áp dụng lâu dài, nhiều lần.

Câu 4. Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí tử cao xuống thấp

a. Hiến pháp năm 2013.

b. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

c. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chinh phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Giáo dục.

d. Pháp lệnh só 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

e. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hộ đồng thẳm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hinh sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

g. Luật Giáo dục năm 2019.

h. Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chinh phủ về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoải theo hợp đồng đến năm 2020.

Lời giải:

Sắp xếp các văn bản theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp là: g, c, b, d, e, h, a.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản.

Lời giải:

- Hiến pháp, luật, nghị quyết 

+ Cơ quan ban hành: Quốc hội

+ Mục đích: Ban hành luật pháp để công dân thực hiện và rèn luyện đạo đức có chuẩn mực

+ Đối tượng: Cồng dân Việt Nam

+ Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

- Lệnh, quyết định

+ Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước

+ Mục đích: Ban hành các điều lệnh và nghị quyết để công dân thực hiện

+ Đối tượng: Cồng dân Việt Nam

+ Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

Câu 2. Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục vả chia sẻ những điểu em biết về văn bản đó.

Lời giải:

Văn bản: Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc: quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục

- Cơ quan ban hành: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Người kí quyết định ban hành: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

- Ngày ban hành: 17/7/2020

- Mục đích ban hành: quy định, chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, bao gồm: Thời gian nghỉ hè của nhà giáo; phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự; chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.

- Đối tượng áp dụng:

+ Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; trường mầm non, lớp mầm non độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non).

+  Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông).

+ Trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

+ Đại học, trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học).

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu (sau đây gọi chung là trường chuyên biệt).

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

+ Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Phạm vi áp dụng: lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022