logo

Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân trong bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới đầy đủ nhất dành cho bạn đọc tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới.

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân  trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 SGK Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chỉ tiêu không có kế hoạch.

Trả lời

+ Chi tiêu có kế hoạch sẽ giúp ta quản lí được tài chính của cá nhân, gia đình.

+ Tiết kiệm được chi phí hằng ngày của chúng ta


Khám phá


1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân

Em hãy đọc câu chuyện của H đẻ trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi trang 62 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Những vần đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là gì?

Câu 2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân đề giải quyết các vấn đề đó như thế nào?

Lời giải:

Câu 1:

- Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là:

-  Thu nhập của H gồm chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm.

- Chi tiêu của H gồm các chi phí bắt buộc.

- Tiết kiệm của H là để dành 3 triệu đồng cho học thêm ngoại ngữ.

Câu 2:

H đã có kế hoạch tài chính cá nhân đề giải quyết các vấn đề đó là:

- Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Đã duy trì và cải thiện được nguồn thu phải học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.

- Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.


2. Các kế hoạch tài chính cá nhân

Trả lời câu hỏi trang 62, 63 SGK Kinh tế Pháp luật 10

a) Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn

Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm đạt mục tiêu gì? Thời gian thực hiện bao lâu? Cách thực hiện như thế nào?

b) Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn

Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu tài chính gì? Thời gian thực hiện có điểm gì khác so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? Cách thực hiện như thế nào?

c) Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:

Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu gì? Thời gian thực hiện so với ké hoạch tài chính cá nhân trung hạn có điểm gì khác biệt? Cách thực hiện như thế nào?

Lời giải:

a) Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm đạt mục tiêu gì? Thời gian thực hiện bao lâu? Cách thực hiện như thé nào?

Mục tiêu: mua bộ vợt cầu lông

Thời gian thực hiện: 20 ngày

b) Cách thực hiện:mỗi ngày phải tiết kiệm được 10 000 đồng. M tự nhủ sẽ có gắng thực hiện kế hoạch này để mang lại niềm vui bất ngờ cho bố mẹ và em trai.

- Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu về thăm gia đình.

- Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạc tài chính cá nhân ngắn hạn.

- Cách thực hiện của H là ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết đồng thời nhận thêm công việc làm thêm theo giờ.

c)

- Nhờ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, trong suốt năm học lớp 9, M đã tiết kiệm được 1,5 triệu đồng để tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh trong hè.

- Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên, trong đó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

- Để thực hiện được mục tiêu này, M đã xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như mỗi tháng có thể tiết kiệm được 100 000 đồng từ việc tính toán chi tiêu các khoản tiền mẹ cho hằng tháng. Ngoài ra, M còn thực hiện mục tiêu trung hạn, xin mẹ 5 chú gà con nuôi trong 4 tháng để bán lấy tiền. M rất vui với kết quả này và dự định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch tài chính cá nhân khác.


3. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi trang 64 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Việc xây dựng và thực hiện kê hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống như thế nào? H đã tự chủ trong cuộc sống ra sao và được bạn bè tôn trọng thế nào?

Lời giải:

Câu 1. Việc xây dựng và thực hiện kê hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống như thế nào? H đã tự chủ trong cuộc sống ra sao và được bạn bè tôn trọng thế nào?

Biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp tí. H có kế hoạch chí tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch 

Thấy H duy tri việc thực hiện kế hoạch chỉ tiêu tài chinh lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, nợ nần, lại còn có tiền tiết kiệm Q rất nể phục và tự nhủ phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.

Câu 2. Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả gì cho Q?

Lời giải:

- Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã khiến Q tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí và phải hỏi vay tiền của H.


4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Trả lời câu hỏi trang 65 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Trong một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính cần thực hiện là gì? Thời gian thực hiện các mục tiêu đó trong bao lâu?

Lời giải: 

- Xác định mục tiêu tài chính: tiết kiệm 400 000 đồng để mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Tiết kiệm 800 000 đồng đề mua xe đạp mới.

- Thời gian thực hiện: 3 tháng và 9 tháng.

Câu 2.  Theo em, việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Lời giải:

.  Việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa tạo động lực và định hướng cho việc xây dựng vả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Trả lời câu hỏi trang 66 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 3. M đã làm thế nào đề theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình?

Lời giải:

- M đã theo dõi và kiểm soát thu chi tài chính của mình bằng cách ghi chép lại đầy đủ các khoản thu chi và đặc biệt là các khoản chi tiêu. M đã tách ra những khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.

Câu 4. Theo em, việc theo dõi và kiểm soát thu chỉ có vai trò thế nào trong việc lập và thực hiện  hoạch tài chính cá nhân?

Lời giải:

Việc theo dõi và kiểm soát chi thu có vai trò quan trọng trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Nó giúp chúng ta kiểm soát và theo dõi tiến độ kế hoạch tài chính, để có thể thực hiện kế hoạch thành công.

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 5. M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Lời giải:

M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân:

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cần tuân thủ quy tắc quan trọng là phải cân đốii thu chi, các định mức chi không được vượt quá số tiền đang có.

Với mục tiêu tiết kiệm, đời hỏi phải đặt ra quy tắc phân bổ nguồn thu đang có cho các khoản chi như thế nào để vừa đảm bảo các chỉ tiêu thiết yếu, các khoản chi phát sinh lại vừa có tiết kiệm.

Câu 6. Theo em, việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Lời giải:

- Ý nghĩa của việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân đối với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân: Giúp thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đề ra, có hướng đi chính xác và phù hợp nhất để đạt được mục tiêu.

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 7. M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?

Lời giải:

M đã quyết tâm làm theo kế hoạch đã đề ra. Ví dụ như khi có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cần có kế hoạch để bù đắp lại ngày từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Nếu nhu cầu thực tế thay đổi cần cập nhật và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp.

Câu 8.  Theo em việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa giúp bản thân thực hiện được những mục tiêu mình đề ra trước đó


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.

c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.

d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.

Lời giải:

- Ý kiến a. Sai, vì mục tiêu lập kế hoạch tài chính cá nhân trước hết là cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.

- Ý kiến b. Sai bởi vì nội dung quan trọng nhất trong lập kế hoạch tài chính cá nhân là thiết lập các khoản thu chi của bản thân bởi vì khi thu nhập tăng cao cũng sẽ đi kèm với các khoản chi khác tăng lên ví dụ như thuế thu nhập,...

- Ý kiến c. Đúng bởi vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình tài chính cá nhân để điều chính cho phù hợp, từ đó sẽ có những phương án dự phòng tốt cho tương lai.

- Ý kiến d. Đúng bởi vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình tài chính cá nhân để điều chính cho phù hợp, từ đó sẽ có những phương án dự phòng tốt cho tương lai, tránh vỡ nợ hoặc không có khả năng duy trì chất lượng cuộc sống tốt.

Câu 2. Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tải chính cá nhân của các nhân vật trong những trường hợp sau?

a. Từ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân để tiết kiệm một khoản tiền, K sống rất tần tiện, không dám mua gì vì sợ tốn tiền, sẽ không thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

b. Y là người nhiều lần để ra kế hoạch tài chính nhưng chẳng mấy khi thực hiện được.

c. Từ khi có kế hoạch tài chính cá nhân, mỗi khi đi chợ, D đều viết sẵn những thứ cần mua ra giấy để mua đúng những thứ cần thiết.

d. Mặc dù có thu nhập khá cao nhưng cô X vẫn giữ thói quen lập kế hoạch tỉ mỉ cho các khoản chỉ tiêu trong gia đình.

Lời giải:

a. Cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của A là sai. Vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân cần đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hằng ngày của bản thân.

b. Y vẫn chưa có quyết tâm đồng thời chưa lập ra những quy tắc để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

c. D thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lý, hiệu quả cao.

d. Cô X đã giữ một thói quen tốt, điều đó giúp cô quán xuyến gia đình một cách tốt hơn.

Trả lời câu hỏi trang 69 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 3. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ đề sau:

a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm tốt cuộc sống.

b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân.

Lời giải:

a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm tốt cuộc sống.

- Bạn xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để dễ phân bổ những khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Một khi mong muốn trở nên lớn dần, bạn sẽ chống lại được những thôi thúc tiêu tiền để thực hiện dự định của mình.

- Hầu hết mọi người thường gặp các vấn đề về tiền bạc, bởi họ không biết phải làm gì với số tiền của mình. Kết quả là, họ chi tiêu nó một cách tuỳ hứng mà không nghĩ đến hậu quả sạu này.

- Do đó, bạn cần phải lập ra một danh sách những việc cần làm trong tương lai để có động lực tiết kiệm tiền và không chi tiêu một cách lãng phí.

- Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn có thể là trả hết nợ chiếc xe máy trả góp, hoặc mua một chiếc laptop, đi du lịch đây đó... Mục tiêu dài hạn có thể là mua một căn nhà, ý tưởng kinh doanh hoặc thậm chí là lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu...

b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân.

- Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân

- Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

- Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết

- Lập bản kế hoạch chi tiêu

Câu 4. Xử lí tỉnh huống

a. X và V là đôi bạn thân. Thấy X hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách, quàsinh nhật cho em, đóng học phí lớp bổi dưỡng Tin học, V góp ý với bạn: "Sao cậu cứ bận tâm lo tiết kiệm vậy? Mình đang là học sinh nên tập trung vào việc học tập, không nên nghĩ đến chuyện tiền bạc”. Nếu là X, em sẽ giải thích với V thế nào?

b. Bồ đi làm xa. mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà, chăm sóc em H đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm ra ngoài ăn quán, còn mua thêm mấy món khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng nếu cứ chi tiêu thế này thi chỉ 3— 4 ngày là hết tiền. Vậy những ngày còn lại sề ra sao nếu mẹ chưa về? Nếu là T, em có kế hoạch chỉ tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo?

Lời giải:

- Xử lí tình huống a. Nếu là X em sẽ nói với V rằng dù là bất cứ độ tuổi nào cũng nên lập cho mình kế hoạch tài chính cá nhân, bởi vì khi làm theo kế hoạch tài chính cá nhân thì ta sẽ có thể hiểu rõ số tiền của mìn rồi từ đó đưa ra các quyết định tốt nhất cho bản thân, tránh trường hợp "no dồn đói góp"

- Xử lí tình huống b. Trong 6 ngày còn lại, T chỉ còn 500.000đ để chi trả cho mình và em. Chủ yếu các khoản tiêu dùng đều thược về bữa cơm hàng ngày. T nên tự nấu ăn tại nhà, bữa sáng có thể ăn lại đồ thừa từ hôm qua, bữa trưa và bữa tối khoảng 50k. Một ngày sẽ tiêu hết 50k, 6 ngày sẽ tiêu hết 300.000đ. Còn lại khoảng 200.000đ để phòng cho trường hợp cần thiết dùng tới.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 69 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Em hãy viết bài kể vẻ một trưởng hợp chi tiêu có kế hoạch trong cuộc sống và bài học rút ra cho bản thân.

Lời giải:

Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:

- Trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em kể đến là ai?

- Mục tiêu của người đó là gì?

- Thời gian thực hiện kế hoạch trong bao lâu?

- Người đó đã lập kế hoạch tài chính như thế nào?

- Người đó đã thực hiện kế hoạch tài chính của mình như thế nào?

- Kết quả của kế hoạch tài chính ra sao?

- Em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2. Gia đình em có mục tiêu tài chính tiết kiệm được 200 000 đồng trong một tháng. Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu này và chia sẻ với các bạn.

Lời giải:

Gợi ý:

Lập kế hoạch 1 ngày sẽ tiêu bao nhiêu tiền, cần mua những món gì, không cần mua những thứ không cần thiết...

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022