logo

Soạn HĐTN 7 Bài 3: Tự hào truyền thống quê hương - Kết nối TT

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Bài 3: Tự hào truyền thống quê hương ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bài 3: Tự hào truyền thống quê hương - Kết nối tri thức


Hoạt động 1: Chia sẻ những truyền thống tự hào của địa phương em

Câu hỏi: Chia sẻ với các bạn theo các gợi ý sau:

- Kể tên những truyền thống tự hào của địa phương em.

- Em đã từng tham gia những hoạt động truyền thống nào ở địa phương.

- Cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động đó.

Lời giải:

- Những truyền thống tự hào của địa phương em:

Truyền thống chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

Truyền thống lá lành đùm rách.

Truyền thống hiếu học.

- Em đã từng tham gia:

Hoạt động ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.

Hoạt động mua tăm ủng hộ người khuyết tật.

Hoạt động dọn dẹp vệ sinh khu phố.

- Cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động đó: vui vẻ, hào hứng vì có thể tham gia các hoạt động truyền thống tự hào của địa phương.


Hoạt động 2: Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương

Câu hỏi:

- Thảo luận ý tưởng thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương theo hình thức phù hợp với điều kiện, khả năng của em và các bạn (quay video clip, vẽ tranh, làm mô hình, vật dụng, bài văn, bài thơ,...).

- Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương.

Gợi ý:

+ Tên truyền thống.

+ Lịch sử ra đời.

+ Ý nghĩa của truyền thống.

+ Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó.

+ Người dân địa phương đã làm gì để gìn giữ, phát huy truyền thống đó?

+ Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống.

+ Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống.

+ Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống.

Lời giải:

Gợi ý sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: 

+ Tên truyền thống: Yêu nước hào hùng chống giặc ngoại xâm.

+ Lịch sử ra đời: Tại Sóc Sơn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng

+ Ý nghĩa của truyền thống: Ca ngợi tình yêu quê hương, lòng dũng cảm của con người.

+ Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thánh Gióng

+ Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó: Lập đền thờ hằng năm mở hội cho người dân đến viếng thăm.

+ Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: Gắn với đền Gióng, mang câu chuyện lịch sử.

+ Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: Lập đền, mở hội.

+ Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.

- Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: bức tranh, bài thơ, bài văn….


Hoạt động 3: Giới thiệu một truyền thống của địa phương

Câu hỏi: 

- Giới thiệu với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc người quen sản phẩm đã thiết kế về một truyền thống của địa phương.

- Chia sẻ với các bạn trong lớp về cách thức em đã giới thiệu truyền thống đó.

Lời giải:

- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.

- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…

- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.

Bài mẫu:

Những chiếc nón lá bài thơ xứ Huế là một trong những món quà lưu niệm độc đáo không thể thiếu của hầu hết du khách mỗi khi du lịch xứ Huế. Trong những làng nghề truyền thống ở mảnh đất cố đô, làng nghề Tây Hồ chính là quê hương của những chiếc nón mộc mạc, giản dị xứ Huế.

Về thăm làng nghề truyền thống Tây Hồ, du khách du lịch xứ Huế sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của từng chiếc nón bài thơ và ngắm nhìn quá trình làm nón trải qua 15 công đoạn khéo léo và tinh tế.

Nguyên liệu chính để làm một chiếc nón bài thư là những lá non của cây bồ quy diệp (hoặc một số nơi sẽ là lá dừa, lá gồi). Lá cây sau khi hái thì được đem phơi khô đến khi chúng dần chuyển sang màu vàng ươm, mỏng dánh nhưng vẫn có cảm giác đàn hồi, chắc chắn là ổn.

Ngoài sân nhà, du khách du lịch xứ Huế sẽ được nhìn thấy những người đàn ông cần cù chẻ tre, ủi lá trải dài quanh sân. Những tấm lá được ủi thẳng được khoác lên mình mảng màu đặc sắc nổi bật như những tấm thảm rộng lớn.

Chiếc nón lá ấy không chỉ là một sản phẩm thương mại mà còn là một nét văn hóa đặc trưng, biểu tượng riêng của xứ Huế. Chiếc nón bài thơ thủ công – những đứa con ra đời từ làng nghề chằm nón Tây Hồ không chỉ nổi tiếng bởi độ mỏng thanh, đường kim mũi chỉ đều đặn, chau chuốt, màu sắc hài hòa mà còn được đính kèm bởi những câu thơ thi vị và những bức tranh đẹp lung linh. Trong đó, sông Hương núi Ngự và cảnh quan thiên nhiên mảnh đất cố đô là những hình ảnh phổ biến được chọn cạnh bài thơ trên chiếc nón.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Bài 3: Tự hào truyền thống quê hương trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 18/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022