logo

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương - Kết nối TT

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương - Kết nối tri thức


Hoạt động 1: Chia sẻ, tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Câu 1: Chia sẻ hiểu biết về các nghề ở địa phương.

- Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương - Kết nối TT
Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương - Kết nối TT

 

- Nêu tên một số nghề hiện có ở địa phương em.

Lời giải:

- Tên nghề trong mỗi hình:

Hình 1: Trồng lúa.

Hình 2: Chăn nuôi gia súc.

Hình 3: Trồng cây ăn quả.

Hình 4: Thợ hàn.

Hình 5: Xây dựng.

Hình 6: May mặc.

Hình 7: Sản xuất muối.

Hình 8: Đan lát.

- Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.

Câu 2: Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương

Gợi ý:

- Tên nghề hiện có ở địa phương.

- Những công việc đặc trưng của nghề.

- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề.

- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề.

- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề.

Lời giải:

Làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nằm bên bờ sông Đuống êm đềm, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, và là dòng tranh được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam.

Quá trình sản xuất tranh có nhiều khâu, song có thể chia thành 3 công đoạn chính là: tạo mẫu, khắc ván, và in tranh.

Tạo mẫu tranh: là khâu quan trọng và được đúc kết qua nhiều thế hệ ở làng tranh Đông Hồ, tạo nên nét đặc trưng rất riêng. Trước tiên phải lựa chọn đề tài, ý nghĩa, bố cục, màu sắc. Sau đó, các nghệ nhân sử dụng bút lông và mực Nho vẽ tranh Đông Hồ lên giấy bản mỏng và phẳng để người thợ khắc, đục ván theo mẫu.

Khắc ván: tranh mẫu có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản khắc. Ván thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực, bởi có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc lại vừa dai, do đó khi khắc ván, nghệ nhân sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh xảo. Dụng cụ khắc là bộ ve gồm 30 - 40 mũi đục bằng thép cứng.

Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. 


Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc trưng của một số nghề hiện có ở địa phương

Câu 1: Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu các đặc trưng của nghề ở địa phương.

Gợi ý:

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương - Kết nối TT

Lời giải:

- Em thảo luận và đưa ra những cách thu thấp thông tin khi tìm hiểu đặc trưng nghề của địa phương:

+ Đọc trên mạng xã hội

+ Đến tận nơi quan sát

+ Thông qua phim ảnh, trải nghiệm công việc.

+ Phỏng vấn người lao động.

Câu 2: Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.

Gợi ý:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề.

- Mục tiêu thực hiện dự án.

- Nhóm thực hiện.

- Nội dung cụ thể:

+ Cách tiến hành: phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.

+ Phương tiện: Câu hỏi/phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.

+ Thời gian: một tuần (từ..đến).

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương - Kết nối TT

Lời giải:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Tên dự án tìm hiểu nghề: Nghề gốm - sáng tạo tinh hoa từ đôi bàn tay Việt.

Mục tiêu thực hiện dự án - Tìm hiểu về:

Đặc trưng của nghề gốm ở Bát Tràng.

Thông tin về trang thiết bị, dụng cụ của nghề.

Phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề.

Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề.

- Nhóm thực hiện: tổ 1 lớp 7B trường THCS Lê Quý Đôn

- Nội dung cụ thể:

Cách tiến hành:

Phỏng vấn trực tiếp nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng.

Tìm hiểu thông tin qua internet.

Quay phim, chụp ảnh, ghi âm.

Tham quan thực tế.

Phương tiện: máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm, máy tính kết nối internet, giấy bút,...

Thời gian: 1 tuần (từ 14/5 - 20/5/2022).

Nhiệm vụ Phân công Sản phẩm dự kiến
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công việc đặc trưng của làng nghề ở Bát Tràng

- Nguyễn Ngọc Ánh

- Phạm Văn Minh

- Bản ghi chép các thông tin thu thập được về công việc đặc trưng của nghề.

- Hình ảnh minh họa.

Tìm hiểu, thu thập thông tin về trang thiết bị, dụng cụ của nghề

- Đặng Thu Thuỷ

- Nguyễn Thu Hà

Bản ghi chép và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề.
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề

- Trần Minh Ngọc

- Hoàng Thị Mai

Bản ghi chép về những phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề.
Tìm hiểu, thu thập thông tin về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề

- Lê Minh Trường

- Vũ Thị Mai Anh

- Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề.

Hoạt động 4: Trải nghiệm nghề ở địa phương

Câu hỏi:

- Em hãy trải nghiệm nghề mình quan tâm để bổ sung hiểu biết thực tế về nghề ở địa phương. Có thể tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương và tham gia làm một số công việc đơn giản của nghề.

- Bổ sung các thông tin về nghề, nhất là thông tin về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người lao động của nghề mà em quan tâm.

Lời giải:

- Em trải nghiệm nghề thực tế ở địa phương, tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương để trải nghiệm quy trình làm, tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương và tham gia làm một số công việc đơn giản của nghề.

- Thu thập thêm thông tin: vật liệu, công đoạn…

- Những phẩm chất, năng lực cần thiết với người lao động.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Bài 1: Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 19/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022